Quảng Cáo

Hơn 10 ngàn người ký thỉnh nguyện thư gửi Liên Hiệp Quốc vì Hoàng Sa

Quảng Cáo

Hơn 10 ngàn người ký thỉnh nguyện thư gửi Liên Hiệp Quốc vì Hoàng Sa

 Theo tin từ các trang mạng thì đến ngay đã có 10,000 người cả trong lẫn ngoài Việt Nam cùng ký thỉnh nguyện thư gửi Liên Hiệp Quốc, lên án Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa và đề nghị đưa Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế.

Thỉnh nguyện thư này do Quỹ Nghiên Cứu Biển Ðông soạn thảo, trong vài ngày qua được nhiều facebooker, blogger, chuyển đi trên Internet, mời gọi mọi người cùng ký tên.

Theo dự kiến, thỉnh nguyện thư sẽ được gửi cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hiệp Quốc, Ủy Ban Giải Trừ Quân Bị và An Ninh Quốc Tế, Tòa Án Công Lý Quốc Tế vào đúng ngày 19 tháng 1 – thời điểm tròn 40 năm Trung Quốc cưỡng đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của người Việt. Thư viết, đúng 40 năm trước, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trong bối cảnh căng thẳng và phức tạp ở biển Ðông và ở biển Hoa Ðông, đặc biệt sau khi Trung Quốc đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Ðông, những người ký thỉnh nguyện thư muốn nhắc Liên Hiệp Quốc về sự kiện xảy ra tròn 40 năm trước với hy vọng, sự kiện lịch sử bi thương đó sẽ giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về hiện tại và từ đó dự báo về một tương lai tốt hơn, nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Những người ký thỉnh nguyện thư còn muốn nhắc Liên Hiệp Quốc về tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế – nền tảng của hòa bình và phát triển thịnh vượng. Theo họ, thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế là sứ mệnh trọng tâm của Liên Hiệp Quốc.

Thỉnh nguyện thư dẫn nhiều bằng chứng lịch sử từ giai đoạn trước 1884 – thời kỳ người Pháp đặt chân tới Việt Nam, người Việt đã xác lập chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa mà không có bất kỳ sự phản đối nào từ bất kỳ quốc gia nào trong suốt hai thế kỷ.

Những người ký thỉnh nguyện thư gửi Liên Hiệp Quốc nhắc lại rằng, cộng đồng quốc tế không thiếu các biện pháp có thể đưa đến một giải pháp hòa bình cho tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, mà một trong những biện pháp hòa bình đó là đưa tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, song Trung Quốc đã làm ngơ trước những đề xuất theo hướng này.

Họ nêu thắc mắc, tại sao Trung Quốc không ngừng khẳng định họ có bằng chứng rất mạnh về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa nhưng lại không đồng ý đưa tranh chấp chủ quyền ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế – tổ chức quốc tế thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia ?

Những người ký thỉnh nguyện thư gửi Liên Hiệp Quốc nhắc lại, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, từ chối đàm phán hoặc phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc tế, rõ ràng không phải là những hành vi và cách hành sử có lợi cho một thế giới hòa bình và ổn định. Cũng vì vậy, họ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế.

 

Cán bộ lấy gạo cứu đói cho dân đi bán

Tình trạng bớt xén gạo cứu đói giáp hạt và giúp người nghèo ăn tết vẫn tiếp tục diễn ra như những năm trước. Theo một số báo tại Việt Nam, thì một số quan chức đảng tại khu phố Phú Hòa ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, đã “đồng tình để lại 400kg gạo cứu đói bán lấy tiền, tu sửa nhà văn hóa khu phố, cấp phát gạo cứu trợ và cứu đói không đúng đối tượng”.

Nói khác, không những các quan ở đã xen bớt gạo cứu đói mà những người nghèo khổ nhất tại địa phương lại không được giúp gì. Không những vậy “Chi ủy khu phố Phú Hòa đã thu tiền của dân để chi phí cho việc cấp phát gạo và làm quỹ khu phố, hợp thức hóa các danh sách nhận gạo cho phù hợp với chế độ quyết toán cấp trên”.

Xin nhắc lại,  hồi đầu năm 2012, tại tỉnh Nghệ An, theo danh sách phân bổ số lượng gạo cứu đói ngày Tết của UBND Xã Diễn Bích, xóm Chiến Thắng (Diễn Châu – Nghệ An) nhận được tổng số gạo là 3.300kg. Khi cấp phát gạo cho các gia đình thiếu đói, ban cấp phát gạo của xóm đã không cấp phát theo đúng như hướng dẫn của UBND xã là 15kg/nhân khẩu, dẫn đến việc thừa ra số gạo trên. Tuy nhiên ban cán sự xóm Chiến Thắng đã tự ý chỉnh sửa, điều chỉnh số liệu báo lên ban chính sách xã Diễn Bích để phù hợp với số lượng gạo mà xã đã cấp, hành động này nhằm che đậy số lượng gạo dư thừa của xóm. Số gạo còn thừa là 3 bao (150kg) đã được các thành viên trong ban cấp phát gạo của xóm chia nhau mỗi người 30kg.

Tình trạng ăn cắp, xén bớt gạo cứu đói đã xảy ra tại nhiều nơi trên cả nước chứ không chỉ tại một hai tỉnh. Lấy gạo giúp người nghèo đói chia cho người giầu có, thân thuộc của quan chức địa phương từng thấy tố cáo trên mặt báo.

Năm nay, ít nhất đã có 11 tỉnh đã xin chính quyền trung ương cấp gạo cứu đói cho dân nghèo. Trong đó có những tỉnh báo cáo tình hình sản xuất kinh tế của địa phương phát triển rất tốt với các con số tăng trưởng ấn tượng, kể cả sản xuất nông nghiệp. Dù vậy, lại vẫn xin cấp gạo cứu đói. Thí dụ như Phú Yên, Khánh Hòa.

 

Công An Bình Dương Đánh Dân Thô Bạo

Bà Thu và 2 người bạn dân oan khác

Tin từ Dòng Chúa Cứu Thế thì vào chiều ngày 16/01/2014 bà Nguyễn Thị Kim Thu ở xã Minh Thạnh – Huyện Dầu Tiếng – Tỉnh Bình Dương đến văn phòng Công Lý Hòa Bình cho biết, vào ngày 15 tháng 01 năm 2014 bà Thu cùng với 2 người bạn (cùng là dân oan) đến UBND Tỉnh Bình Dương để xin vào gặp ông phó chủ tịch tỉnh là ông Trần Văn Nam để yêu cầu giải quyết vụ án oan sai mà bà đã kêu cứu suốt 12 năm nay nhưng nhóm công an hơn 40 người không cho bà vào trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh và đã ra tay đàn áp khống chế, kẹp cổ, bấm huyệt rồi bắt tống lên xe tải chở đi.

Bà Thu cho biết chi tiết: Khi công an không cho vào ủy ban, vì quá bức xúc nên bà đả kêu “Yêu cầu ông Trần Văn Nam phó chủ tịch hảy trả lời vể việc đối thoại của tôi tháng 2 năm 2012, tôi đã chờ đợi ông nay hai năm rồi, tại sao ông không ra quyết định giải quyết cho tôi, tôi yêu cầu ông hảy trả lời bằng văn bản” thì ngay lập tức có hơn 40 công an vào xô xát, kẹp cổ rồi bấm huyệt khiến cho cánh tay phải bị liệt và bầm tím, hành động của công an là dùng quyền lực để đàn áp dân chứ không phải do dân vì dân, công an bảo vệ tham nhũng chứ không phải bảo vệ dân oan.

Sau khi khống chế được bà Thu thì công an cho lên xe rồi chở về phòng tiếp dân và lập biên bản cho rằng bà Thu đi không đúng nơi đúng chỗ, khi ấy bà Thu yêu cầu công an xin giấy hưởng dẩn để đến cơ quan nào cho đúng chổ mà có thể giải quyết được vụ án oan sai cho bà và bà có trình ra chứng từ mà ông Trần Văn Nam đã từng làm việc với bà hồi tháng 3 năm 2012, xét thấy công an lập biên bản không đúng sự việc nên bà Thu đã không ký nhận.

Bà Thu cho biết thêm, trong nhóm công an đàn áp ấy không có ai đeo bảng tên hết và bà chỉ biết có hai viên công an là anh Thông là phó phòng tiếp dân và anh Long, khi bị đàn áp bà Thu đã kêu cứu nhưng tất cả đều làm ngơ.

Về vụ án oan sai của bà Thu, bà cho biết chính quyền và công an đã cấu kết với nhau làm hồ sơ vu khống rồi đến bắt con trai của bà đi, và bà đã kêu oan từ đó đến nay là 12 năm rồi mà không được giải quyết. Vì nhà nghèo, vì danh dự và vì công lý nên bà đã phải bán nhà đất của mình để làm lệ phí đi kêu oan cho con trai mình. Bà Thu mong muốn chính quyền tỉnh Bình Dương phải giải quyết vụ việc, còn nếu không thì phải trả lời bằng biên bản là không giải quyết.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux