Tình hình chính trị tại Thái Lan
Trên hình thức, luật ân xá này nhằm xóa tội cho tất cả những ai phạm lỗi từ năm 2004 đến năm 2013. Trong thực tế có nghĩa là sẽ ân xá cho ông Thaksin, là người đã từng bị tòa án tối cao tuyên án vắng mặt hai năm tù giam vì tội xung đột lợi ích trong khi giữ chức thủ tướng vào năm 2008. Nếu luật này thực thi, ông Thaksin có thể về nước, lấy lại số tài sản bị phong tỏa trị giá 46 tỉ baht (1,47 tỉ USD), tái hoạt động chính trị. Đồng thời cũng sẽ xí xóa luôn các cáo buộc tội “giết người” đối với hai thủ lĩnh Đảng Dân chủ là ông Abhisit Vejjajiva (nguyên thủ tướng) và Suthep Thaugsuban (nguyên phó thủ tướng dưới quyền ông Abhisit) vì đã ra lệnh dùng súng đàn áp người biểu tình phe “áo đỏ” năm 2008.
Phe đối lập cho rằng nữ thủ tướng Yinluck cho thông qua dự luật ân xá nói trên nhằm mở đường phục hồi tư thế chính trị của người anh trai của bà là Thaksin đang sống lưu vong tại Dubai trở về nước, việc này đe dọa khả năng chấp chánh của phe đối lập, tức đảng dân chủ không được lòng người dân nông thôn như ông Thaksin. Chính vì thế mà phe đối lập hiện nay cương quyết vận động biểu tình để lật đổ chinh quyền của bà Yinluck. Tại sao tình hình Thái Lan lại trở nên bi đát như vậy? Liệu quân đội Thái Lan có ra tay đảo chánh như những cuộc khủng hoảng chính trị trưóc đây hay không? Để tìm hiểu vấn đề này xin mời quý vi theo dõi phân nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình phát thanh hôm nay.
Leave a Comment