Quảng Cáo

Nhóm No-U Hà Nội kêu gọi tham gia lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

Quảng Cáo

Nhóm No-U Hà Nội kêu gọi tham gia lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

Nhóm No-U tại Việt Nam vừa đưa ra một thông báo kêu gọi mọi người tham gia buổi lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung quốc xâm chiếm Hòang Sa vào ngày 19.1.2014 sắp tới tại Hà Nội, với nội dung như sau:

Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam toàn thế giới.

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

Với thực tế không thể chối cãi là Trung Quốc đã xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974!

Thời gian: Từ 8h30 – ngày 19/01/2014

Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội

Hãy đến với chúng tôi để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam, để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và để khẳng định chúng ta không sợ hãi trước bất kỳ sự đe doạ nào khi bày tỏ lòng yêu nước của mình!

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao trong khu vực quanh Hồ Gươm và không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia buổi tưởng niệm này.

17-19/01/1974 – Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên!

 

Anh em No-U Hà Nội

Trân trọng kính báo!

 

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế khuyến cáo Việt Nam về điện hạt nhân

Tổng giám đốc IAEA Yokiya Amano

Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ông Yukiya Amano vừa qua đã đến thăm Việt Nam và đã gặp gỡ cả các viên chức cao cấp nhất của chế độ Hà Nội như thủ tướng, phó thủ tướng, nhiều bộ trưởng lẫn chính quyền tỉnh Ninh Thuận và Ban Quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tổng Giám đốc IAEA cũng đã đến thị sát vị trí dự tính sẽ xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận).

Nhân chuyến thăm Việt Nam lần này, ông Amano đã  khuyến cáo chính phủ CSVN, rằng trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải thông tin đầy đủ cho dân chúng. Đồng thời phải nêu giải pháp đối phó, xem đó là một thứ cam kết để dân chúng yên tâm. Nếu không thì dự án khổng lồ nhà máy điện hạt nhân trở thành không thể hoàn hảo và sẽ có vấn đề nào đó.

Báo chí ở Việt Nam tường thuật, Tổng Giám đốc IAEA một mặt hứa sẽ yểm trợ Việt Nam khởi động chương trình điện hạt nhân “một cách an toàn và bền vững”. Mặt khác cảnh báo Việt Nam rằng, đối với nhà máy điện hạt nhân, an toàn là tiêu chí hàng đầu. Do vậy, Việt Nam cần phải thành lập cơ quan chuyên trách về an toàn hạt nhân. Cơ quan này phải hoạt động độc lập. Ngoài ra phải chuẩn bị thật tốt cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân chứ không thể vội vàng.

Tưởng cũng cần nhắc lại, kể từ khi chinh phủ CSVN loan báo dự định đầu tư, phát triển các nhà máy điện hạt nhân vào giữa thập niên 2000, đã có rất nhiều chuyên gia cả trong lẫn ngoài nước cùng lên tiếng để ngăn cản vì quá tốn kém, nhiều rủi ro, thiếu nhân lực. Tuy nhiên, bất chấp những phân tích về tác hại nhiều mặt của điện hạt nhân, chính quyền CS Việt Nam vẫn cả quyết, từ năm 2014 đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng 14 lò phản ứng hạt nhân ở miền Trung, tại các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Hà Tĩnh. Và Quốc hội CSVN khóa 12 cũng đã từng bỏ phiếu thông qua quyết định khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014.

 

Người Việt gởi thư cho LHQ khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa

CGNA – United Nations Group of Experts on Geographical Names (UNGEGN)

Vào ngày 11.1.2014, nhân kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hàng ngàn người Việt trong và ngoài nước ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và tố cáo Trung Quốc đánh chiếm quần đảo này trái phép.
Thư được gửi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hiệp Quốc, Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế và Toà án Công lý Quốc tế.

Bức thư  phổ biến trên trang Quỹ Nghiên cứu Biển Đông http://qncbd.wordpress.com/2014/01/11/thu-goi-lien-hop-quoc-nhan-40-nam-trung-quoc-xam-chiem-hoang-sa/  trình bày cụ thể các dẫn chứng lịch sử, kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật quốc tế bằng cách đưa tranh chấp ra Toà án Quốc tế phân định.

Thư nêu rõ nếu Trung Quốc có đủ bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa như những lời tuyên bố của Bắc Kinh lâu nay thì không có lý do gì khiến Trung Quốc luôn phản đối hoặc cản trở đưa vụ việc ra giải quyết minh bạch, công bằng tại một toà án quốc tế.
Thư lên án ‘hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hoà bình.
Thư nói ngày 19.1 năm nay cũng là cơ hội để thế giới nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 4 thập niên và là dịp để Trung Quốc ‘có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khư’.

Thời hạn chót thu thập chữ ký là đến 19.1.2014, ngày kỷ niệm đúng 4 thập niên trận hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà với hải quân Trung Quốc dẫn tới việc Bắc Kinh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Quý thính giả có thể vào trang nhà Quỹ nghiên cứu biển Đông có ghi bên trên để ký tên.

 

Tìm thấy hóa chất độc hại trong quần áo trẻ em sản xuất tại Trung quốc

Hôm14/01/2014 tại Bắc Kinh, tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace đã khẳng định phát hiện nhiều hóa chất nguy hiểm trong quần áo trẻ em mà các công ty Trung Quốc gia công cho các nhãn hiệu lớn như Disney, Burberry hoặc Adidas.

Trong một thông cáo ra cùng ngày, tổ chức này cho biết đã cho phân tích 82 mẫu của 12 nhãn hiệu và kết quả là đều tìm thấy trên các sản phẩm này nhiều chất độc hại cho sức khỏe con người.

Trong số các nhãn hiệu rơi vào tầm ngắm của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace có Nike, American Apperel, C&A và Gap. Các sản phẩm được xét nghiệm nêu trên được gia công ở 12 khu vực khác nhau trong đó có 1/3 là tại Trung Quốc.

Tổ chức này kêu gọi Trung Quốc, nhà gia công đồ dệt may hàng đầu và cũng là nhà tiêu thụ hóa chất lớn nhất thế giới, hãy chấm dứt sử dụng các loại chất độc hại cho sức khỏe con người trong công nghiệp dệt may.

Đây không phải là lần đầu tiên Greenpeace đưa ra lời cảnh báo đối với các nhà sản xuẩt quần áo lớn trên thế giới. Trong hai năm qua, tổ chức này đã công bố nhiều nghiên cứu khoa học chỉ cho thấy trên quần áo của nhiều hiệu thời trang như Zara, Calvin Klein, Levi’s và Li Ning có nhiều hóa chất có khả năng gây ung thư hoặc rối loạn hoóc môn.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux