Liên Hiệp Quốc không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực
Tuy chỉ mới đưa lên mạng vào tối thứ Bảy 11/1, đến nay đã thu thập được hơn ba ngàn chữ ký, với các nhân vật tên tuổi như giáo sư Ngô Bảo Châu, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, Vũ Thư Hiên…
Lá thư nhắc lại sự kiện lịch sử bi thương ngày 19 và 20/01/1974, quân Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế, tố cáo hành động xâm lược của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Thư kêu gọi : “Hãy cùng chúng tôi làm tất cả cho một thế giới hòa bình, ổn định, công bằng, và chúng ta chỉ có thể xây dựng một thế giới như vậy khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Trong thông cáo báo chí, nhóm khởi xướng thiết tha: “Từ 40 năm, Việt Nam bị cướp một phần lãnh thổ, Việt Nam đổ một phần máu thịt. Tuy nhiên theo luật quốc tế, chủ quyền Hoàng Sa vẫn thuộc Việt Nam. Hiến chương Liên Hiệp Quốc không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực. Với điều kiện người Việt Nam phải luôn nhắc với thế giới hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế”. Đồng thời nhấn mạnh: “Một tiếng nói có thể nhỏ, nhưng một triệu âm thanh sẽ làm thay đổi thế giới”.
Người dân lo ngại nhà cầm quyền giảm chi có thể giảm cả chất lượng
Chẳng hạn tiết giảm 2.789 tỉ trong dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành sau khi giảm chiều rộng làn xe, làn dừng khẩn cấp và điều chỉnh vận tốc thiết kế từ 120 km/giờ xuống còn 80-100 km/giờ… Hoặc tiết giảm 1,123 tỉ trong dự án xây dựng cầu Việt Trì (nối 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) sau khi điều chỉnh kết cấu của cây cầu này…
Tuy nhiên “thành tích” vừa được Bộ Giao thông Vận tải “khoe” chỉ khiến công chúng thêm nhiều thắc mắc. Dạng thắc mắc đầu tiên là chuyện “cắt giảm” để “tiết giảm chi tiêu” có thật sự chính xác, các quyết định “cắt giảm” có ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ của 21 công trình giao thông đó hay không (?).
Dạng thắc mắc thứ hai là nếu các quyết định “cắt giảm” chính xác thì rõ ràng việc thẩm định, phê duyệt dự án trước đây có nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho nhiều bên có liên quan “đục khoét công qũy”, tại sao không xem xét truy cứu trách nhiệm.
Tại Việt Nam, năm nào chi tiêu cho đầu tư công cũng tăng so với dự tính, có năm tăng đến 30% nhưng hiệu quả thì chẳng ra gì. Đó là căn bệnh trầm kha trong quản trị, điều hành của CSVN.
Tình trạng cảng biển, phi trường quốc tế, khu kinh tế, khu công nghiệp mọc lên như nấm, ngốn hết ngàn tỉ này tới ngàn tỉ khác nhưng không sinh lợi đã trở thành bình thường. Lãng phí được xác định là “kinh khủng” nhưng không có ai chịu trách nhiệm.
Ngoài chuyện chi vô tội vạ cho các dự án đầu tư không nằm trong kế hoạch đã được duyệt, ông Vũ Đình Ánh, một chuyên gia tài chính, còn cảnh báo về tình trạng “chi vượt dự toán” (chi quá mức đã được phê duyệt) của các dự án đầu tư.
Đó cũng là lý do Việt Nam đối diện với nguy cơ vỡ nợ. Hồi tháng 5, tuy chế độ Hà Nội khẳng định, tổng số nợ công của Việt Nam chỉ chừng 55.4% GDP nhưng Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam khẳng định, nợ công của Việt Nam đã lên tới 95% GDP.
Vay mượn nhiều, thay vì dùng vốn đã vay để thực hiện các kế hoạch phát triển thì lại dồn vốn vào những dự án vô bổ, tạo ra lạm phát rồi quyết định “thắt chặt chi tiêu”,… đã khiến các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, đẩy kinh tế Việt Nam đến chỗ lụn bại và ngân sách chẳng còn bao nhiêu nguồn để thu vào.
Mặt khác, tuy con số bội chi rất lớn nhưng chi tiêu của nhà cầm quyền CSVN cho giáo dục, y tế lại rất ít. Vào lúc này, trên khắp Việt Nam, nhiều dự án xây dựng, sửa chữa trường học, bệnh viện đang bị bỏ dở hoặc không thực hiện vì không có ngân sách.
11 tỉnh Việt Nam xin cấp gạo cứu đói vào dịp Tết
Trong đó, người ta thấy tỉnh Quảng Bình xin gạo nhiều nhất với 5,200 tấn, kế đến là Quảng Trị gần 4,300 tấn, và tỉnh Nghệ An gần 4,200 tấn.
Điều đáng nói là hầu hết các tỉnh đó, hồi năm ngoái, đưa các bản tin loan báo tình hình phát triển kinh tế ở địa phương đều rất tốt, tỉ lệ tăng trưởng tốt. Thậm chí có tỉnh còn tự ca ngợi “kinh tế tăng trưởng mạnh” nhờ vậy “thu ngân sách vượt trội” mà vẫn ngửa tay xin cứu đói. Người ta không rõ các bản báo cáo kinh tế của các địa phương đều là các bản báo cáo láo thực hiện đúng theo tinh thần truyền thống “làm láo báo cáo hay,” hoặc là chính quyền địa phương đùn việc giúp người nghèo cho trung ương.
Đáng kể nhất tỉnh Quảng Ngãi, trong bản phúc trình ngày 3/12/2013 đăng trên báo điện tử của tỉnh khoe rất xôm tụ với các con số ấn tượng để khoe thành tích “kinh tế tăng trưởng mạnh.” Họ nói GDP của tỉnh này năm 2013 “ước đạt 11,126.183 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 11.3% so với năm 2012 và vượt so với chỉ tiêu đề ra, trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng ước đạt 5,834 tỷ đồng, tăng 13.9% so với năm 2012 và cao hơn 7.6% so với kế hoạch năm.”
Từ kết quả kinh tế sản xuất khả quan như thế, Quảng Ngãi khoe “thu ngân sách vượt trội” và “văn hóa xã hội khởi sắc” nhưng vẫn không có sức nuôi dân mà vẫn xin trung ương cứu đói.
Năm ngoái, không thiếu những bản tin cấp gạo cứu đói tại nhiều tỉnh đã bị các quan chức địa phương lấy gạo của người nghèo cấp cho nhà giầu hay bà con thân thuộc của mình.
Theo báo Dân Việt, hiện vẫn còn một số tỉnh “đang tổng hợp” nên chưa có đơn chính thức. Rất có thể còn thêm số tỉnh xin cấp gạo cứu đói giáp hạt và cứu đói dịp Tết trong những ngày sắp tới.
Leave a Comment