Dân bao vây, đòi nhà máy thủy điện ngưng hoạt động
Dự án Thủy điện Hạ Sông Pha 1 do Công ty CP Thủy điện Hạ Sông Pha làm chủ đầu tư, được khởi công vào giữa tháng 5-2011 và đã đi vào hoạt động hồi giữa tháng 11-2013.
Khi dự án được khởi công, người dân các thôn Gòn, Lâm Hòa, Lâm Phú và Lâm Bình thuộc xã Lâm Sơn liên tục gửi đơn đến chính quyền địa phương, phản ảnh tình trạng nổ mìn ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của họ.
Theo Thanh tra huyện Ninh Sơn, có hơn 52 nhà của người dân bị hư hỏng do đơn vị thi công công trình thủy điện nổ mìn gây nên. Sau nhiều lần làm việc, chủ đầu tư hứa với dân và chính quyền sẽ đền bù thỏa đáng cho dân sau khi công trình hoàn thành.
Ngày 25-12-2013, UBND tỉnh Ninh Thuận có cuộc họp yêu cầu Công ty CP Thủy điện Hạ Sông Pha khảo sát thực tế thiệt hại gây ra cho dân khi thi công công trình để có phương án bồi thường thỏa đáng. Tuy nhiên, theo người dân, phương án của Công ty CP thủy điện Hạ Sông Pha đưa ra không hợp lý.
Theo ông Hara Bích, Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn, việc người dân yêu cầu nhà máy ngưng hoạt động là do Công ty CP Thủy điện Hạ Sông Pha không công bố mức giá đền bù của Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh trước đây.
Đến cuối chiều cùng ngày, người dân vẫn ở tại nhà máy để đòi quyền lợi.
Bạo động tại nhà máy của Samsung
Sự việc bắt đầu từ cuộc cãi cọ giữa một nhóm công nhân và bảo vệ. Bất đồng gia tăng dẫn đến đụng độ vời sự tham gia của ngày càng nhiều công nhân và cả người dân, mà con số lên tới hàng nghìn người.
Hàng trăm công an và bộ đội, nhất là cảnh sát cơ động đã được nhà cầm quyền địa phương điều động tới để ổn định tình hình.
Các công nhân dùng gạch đá chống lại cảnh sát cơ động, lao vào đập phá lán trại và đốt cháy rụi hai container cùng nhiều xe máy tại hiện trường.
Vụ bạo động xảy ra khiến 13 người bị thương phải đi bệnh viện, gồm 11 nhân viên bảo vệ và hai công an. Có tin cho rằng đã có người thiệt mạng trong vụ bạo động. Tuy nhiên ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, bác bỏ thông tin này.
Theo ông chủ tịch tỉnh, tình hình được kiểm soát sau khoảng ba tiếng đồng hồ và “hiện nội tình đang được điều tra làm rõ”. Ngoài ra ông Dương Ngọc Long nói ông đã trực tiếp nói chuyện với nhà đầu tư để trấn an họ về “cam kết bảo đảm an ninh” cho dự án.
Được biết Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã đầu tư 3,2 tỷ đôla vào khu tổ hợp công nghệ cao này, trong đó có một nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động. Đây được cho là nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới của Samsung, dự kiến sẽ sản xuất thử nghiệm vào tháng Hai này và vận hành thương mại vào một tháng sau đó.
Con số công nhân cả xây dựng và sản xuất tại nơi đây hiện lên tới khoảng một vạn người.
Dân oan Hà Nam đi bộ lên Hà Nội khiếu kiện cưỡng chế đất
Bà Lê thị Thu, một người trong đoàn cho biết, đoàn sẽ lên tới Hà Nội trong ngày 9.1, đến các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ nộp đơn, kiến nghị về việc thu hồi đất tại địa phương để giao cho các nhà đầu tư lập nhà máy sản xuất.
Cũng theo bà Thu, người dân phường Châu Sơn không đồng tình với phương án đền bù của chính quyền nên đã tập trung kiến nghị từ 3 ngày trước tại xã Châu Sơn. Do chính quyền không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của người dân nên mọi người quyết định sẽ đi bộ lên Hà Nội để kiến nghị với các cơ quan trung ương.
Đến khoảng 17h15 chiều cùng ngày, đoàn dân oan Hà Nam gồm khoảng 400 người đã đến Phú Xuyên, và dự kiến tiếp tục đi trong đêm, bất chấp giá lạnh gia tăng. Tuy nhiên công an Hà Nam đã điều 5 xe ô tô đến cưỡng bức bà con lên xe về lại Hà Nam, khiến giằng co xô xát đã xảy ra.
Tưởng cũng cần nhắc lại, trước đó vào ngày 6.1.2014, vụ cưỡng chế thu hồi đất tại thôn Hưng Đạo, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã bị người dân địa phương phản đối do không theo đúng qui định của pháp luật và nhà cầm quyền đã huy động cả ngàn công an toàn tỉnh và vệ sĩ về để đàn áp dân.
Leave a Comment