Ban chỉ đạo chống tham nhũng đóng cửa và thông tin chống tham nhũng sẽ được đóng dấu “tối mật”
Đồng thời, các báo cáo, đề xuất của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và Ban Nội chính Trung ương với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, định hướng xử lý vụ án cũng nằm trong danh mục trên. Các kiến nghị của Ban Nội chính Trung ương với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương chính sách về an ninh quốc gia và phòng, chống tham nhũng, về tổ chức hoạt động của các cơ quan nội chính chưa công bố hoặc không công bố hay các giải pháp đối với công tác phòng, chống tham nhũng chưa công bố cũng nằm trong danh mục “Tối mật”.
Trong danh mục “Tối mật” còn có tin, tài liệu của Ban Nội chính Trung ương liên quan đến việc tham mưu, đề xuất giải quyết các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp được xã hội đặc biệt quan tâm (trừ tin, tài liệu thuộc độ Tuyệt mật).
Đồng thời, tin, tài liệu, ý kiến nhận xét đánh giá cán bộ của Ban Nội chính Trung ương về bổ nhiệm, khen thưởng kỷ luật cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý cũng được “đóng dấu Tối mật”.
Ngoài ra, một quyết định mới nhất của nhà cầm quyền Hà Nội vừa được ban hành, yêu cầu người đứng đầu Ban chỉ đạo chống tham nhũng Hà Nội giao nộp tất cả tài liệu, trang thiết bị, và con dấu. Số cán bộ đang làm việc tại Ban chỉ đạo này được lệnh đến trình diện để tiếp tục làm việc tại một số đơn vị trực thuộc nhà cầm quyền thành phố Hà Nội.
Các biến chuyển trên cho thấy cuộc chạy đua trước Hội Nghị TUĐ thứ 12 đã chính thức bắt đầu. Đặc biệt các biện pháp của ông Nguyễn Tấn Dũng để bảo vệ phe nhóm và bẻ bớt tay chân của đối phương đang được liên tiếp tung ra. Nếu đà thắng thế này của phe ông Dũng tiếp tục thì ngay cả chiếc ghế TBT của ông Nguyễn Phú Trọng cũng có xác suất cao sẽ đổi chủ trong năm nay.
UBND TP Hà Nội Lươn Lẹo Chiếm Đất Ở Của Dân
Ngày 30/1/2002, UBND thành phố HN ban hành quyết định số 899/QĐ-UB “tạm giao” 17340 m2 đất tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ cho Nhà khách UBND thành phố để lập phương án bồi thường GPMB và chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư. Trong đó, 14979,5 m2 đất do Công ty xây dựng Hồng Hà quản lý và 2360,5 m2 do Công ty đầu tư khai thác Hồ Tây thuê của Nhà nước. Gần 3 năm sau, ngày 28/12/2004, UBND TP Hà Nội mới hợp lý hóa bằng quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà khách.
Việc UBND thành phố ban hành quyết định tạm giao 17340 m2 đất tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ cho Nhà khách UBND thành phố là chưa đúng với Luật Đất đai 1993, và thay vì hủy bỏ quyết định trái pháp luật trên, ngày 2/3/2006, UBND TP Hà Nội lại tiếp tục ra Quyết định số 1091/QĐ-UB thu hồi 24137 m2 đất tại phường Nhật Tân giao Ban quản lý dự án Văn phòng UBND thành phố để đầu tư xây dựng Nhà khách UBND thành phố Hà Nội. Lần này, QĐ thu hồi đất đã “nở” thêm 6797 m2 và ăn gọn đất ở của 37 hộ dân tại cụm 2 và 3 phường Nhật Tân.
Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội đã có tới 3 nhà khách rất lớn tại phố Nguyễn Đình Chiểu, Phan Đình Phùng và Lương Ngọc Quyến. Việc sử dụng những nhà khách này đang hết sức lãng phí và trái với quy định của pháp luật.
Cụ thể, nhà khách 11-13 Lương Ngọc Quyến mặc dù là tài sản nhà nước nhưng đã bị UBND TP Hà Nội cho tư nhân thuê lại làm kinh doanh du lịch và mát-xa. Nhà khách 23 Nguyễn Đình Chiểu thì bị cho thuê để bán bia hơi và làm quán nhậu. Nhà khách Phan Đình Phùng thì rơi vào tình trạng sử dụng với công suất cực thấp và nghe nói sắp cho thuê.
Trung Quốc trấn áp tàu cá Việt Nam và khoe thành tích trên truyền hình
Ông Phạm Quang Thạnh cho biết, lúc ấy tàu đang đánh cá cách đảo Phú Lâm khoảng 18 hải lý. Lực lượng Trung Quốc đã uy hiếp các ngư dân và đập phá đồ đạc, đồ dùng trang thiết bị như máy móc hay là những dụng cụ để khai thác cá thì đều bị họ lấy vứt đi hay bằm ra phá hoại hết như vứt xuống biển rồi họ bắt thuyền viên trên tàu hốt cá dưới hầm đưa sang bên tàu. Sau khi lấy cá và phá hoại đồ đạc trên tàu thì lực lượng Trung Quốc đuổi tàu của ông Thạnh về Việt Nam.
Trong lần bị trấn lột này tàu của anh Phạm Quang Thạnh đã mất đi số tài sản gần 300 triệu. Đây là lần thứ hai anh Phạm Quang Thạnh bị tàu Trung Quốc trấn áp. Vụ bắn ngư dân này đã bị quốc tế lên án nhất là Hoa Kỳ vì cho rằng đã vi phạm nghiêm trọng công ước về luật biển của quốc tế.
Bên cạnh đó, vào ngày 4/01 vừa qua, kênh CCTV 4 thuộc Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã cho phát hành một phim tài liệu kể lại chi tiết một sự cố nghiêm trọng giữa tàu Hải giám Trung Quốc đâm thẳng vào tàu Việt Nam gần khu vực Hoàng Sa vào cuối tháng 06/2007. Đây không phải là lần đầu tiên mà truyền hình Trung Quốc tiết lộ các đoạn phim mà hải quân nước này quay được vào lúc diễn ra sự kiện, với mục tiêu phô trương thành tích của lực lượng hải giám và quảng bá cho chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
Leave a Comment