Cái giá mà Kim Chính Ân phải trả khi ra lệnh xử tử ông Trương Thành Trạch
Liên tục trong nhiều ngày đài truyền hình Trung ương Bình Nhưỡng cho đọc đi đọc lại bản buộc tội ông Trương Thành Trạch nào là phản động, bán nước, muốn lật đổ chính quyền…và cho biết ông ta đã nhận tội. Sự thật thế nào thì chỉ có những người trong cuộc biết mà thôi chứ không ai nghe chính miệng ông Trạch nhận tội.
Nhiều câu hỏi đặt ra là ai muốn giết ông Trạch ? Kim Chính Ân, Các tướng chông ông Trạch, Bắc Kinh hay vợ bà Kim Kính Nương (vợ ông Trạch). Ân muốn giết vì cảm thấy quyền lực mình bị ông Trạch lấn lướt; các tướng muốn hạ ông Trạch để mình lên thay; còn Bắc Kinh muốn giết ông Trạch vì nếu có ông ta bên cạnh Kim Chính Ân sẽ khó xỏ mũi Ân được; bà Nương muốn giết chồng vì ghen tuông. Dù ai đi chăng nữa thì người quyết định sau cùng cũng là Kim Chính Ân.
Theo các quan sát viên tình hình bán đảo Triều Tiên thì ở Bắc Triều Tiên cũng như tại các nước Cộng sản khác, khi lãnh tụ muốn thanh trừng môt lãnh đạo nào thì tổ chức một hội nghị gì đó rồi cho tay chân đấu tố. Sau khi hội nghị kết thúc, nhân cật lãnh đạo bị đem ra đấu tố đó sẽ bị công an đến nhà bắt rồi đem ra xử với mức án đã được lãnh tụ định trước. Dưới thời ông Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật đều làm như thế, nhưng lần này Kim Chính Ân thì không theo tuần tự ấy mà cho công an vào phòng họp bắt ông Trạch mặt mọi người để thứ nhất làm nhục ông chú dượng và thứ hai để răng đe tất cả lãnh đạo các cấp nếu tạo phản sẽ bị bắt và bị xử bắn, ngay đến người nhà cũng chẳng hề nương tay, huống chi là người ngoài.
Cũng theo các quan sát viên thì mặc dù ở Bắc Triều Tiên cấm ngặt tín ngưỡng, nhưng tinh thần Nho giáo vẫn đang còn ăn sâu vào đầu người dân nên khó có ai chấp nhận việc đâm cha giết chú, trái với đạo lý làm ngưòi. Ngoài mặt thì vậy thôi, chứ chuyện Kim Chính Ân ra lịnh giết người chú dượng và bộ mặt của bà Kim Kính Nương rất lạnh lùng, không hề có chút gì xúc động gì cả sau khi chồng mình bị giết đang gây phản cảm trong lòng người dân, riêng đối với hàng ngũ lãnh đạo thì không ai còn nghĩ rằng Kim Chính Ân sẽ tin dùng mình, nếu có chỉ là giai đoạn mà thôi, ngay đến người chú dượng khi muốn giết là vẫn giết.
Đành rằng việc giết ông Trương Thành Trạch là chuyện nội bộ của Bắc Triều Tiên, nhưng nó có ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực và việc trao đổi mậu dịch với các quốc gia, ít ra là hai nước Trung quốc và Hàn quốc. Một người được coi như quan Nhiếp chính cho ‘’Vua’’ thế mà khi muốn giết là giết thì thử hỏi còn ai tin tưởng nữa để bàn chuyện giao thương. Đó là ý kiến của nhiều bình luận gia về chính trị và kinh tế.
Bằng chứng là chính quyền Seoul đã hủy bỏ các cuộc đàm phán để mở lại khu công nghiệp Khai Thành theo lời yêu cầu của ông Trương Thành Trạch cách đây vài tháng. Về mặt an ninh, quốc phòng thì cả Hàn quốc lẫn Nhật Bản phải lo phòng thủ vì sợ người lên thay ông Trạch bốc đồng cho bắn một vài quả tên lửa để thị uy thì phiền. Chuyện tân lãnh tụ Kim Chính Ân sử dụng đòn khủng bố chính trị để chứng tỏ ta đây là người có uy quyền tuyệt đối ở Bắc Triều Tiên cũng chẳng sao đối với các nước trong khu vực, nhưng người ta lo nhất là cái ấu trỉ của Kim Chính Ân sẽ gây ra một cuộc chiến như chơi và khi có vũ khí nguyên tử trong tay thì tai họ vô cùng cho nhân loại.
Người dân Trung Quốc vẫn không quên biến cố Thiên An Môn
Nhờ Hồng Kông giữ lửa, năm nào cũng tổ chức lễ truy điệu biến cố Thiên An Môn nên người dân Hoa lục theo gót. Năm ngoái 2012, giới blogger ở Hoa lục đã kêu gọi mọi người xuống đường ‘’Đi dạo’’ vào ngày 4 tháng 6. Hình ảnh hàng ngàn người đi dạo tại Trùng Khánh, và 10 ngàn người tại Bắc Kinh đã được đưa lên mạng xã hội. Sở công an tại hai nơi này đã từ chối trả lời câu hỏi kiểm chứng của những hãng thông tấn nước ngoài.
Thêm một chuyện khác nữa là không hiểu vì lý do gì mà đoàn xiệc Cirque Du Soleil của Canada trong buổi lưu diễn đầu tiên ở Bắc Kinh vào ngày 9 tháng 12 vừa rồi lại chiếu trên màn ảnh bức hình một người Trung quốc đứng chận đoàn xe tăng tiến vào quảng trường Thiên An Môn để đàn áp người dân đang biểu tình ở đó. Khi hình được chiếu lên thì cả rạp ồ lên một tiếng, nhiều khán giả còn vỗ tay. Công an đã đến bắt ngưng chiếu ngay. Có lẽ vì đoàn xiệc này đã được giấy phép trình diễn do bộ Thông tin Trung quốc cấp nên khi nhập cảnh nên hải quan phi trường quốc tế Bắc Kinh chỉ khám qua loa hành lý, không bao giờ ngờ trong đó có những phim hình ảnh biến cố đẩm máu Thiên An Môn. Chắc chắm là đoàn xiệc này về sau chẳng bao giờ được cấp phép cho lưu diễn ở Hoa lục nữa. Chắc chắn là những người trách nhiệm đoàn xiệc phải biết đây là những hình ảnh tối kỵ nhất của chế độ Cộng sản Trung quốc vậy mà vẫn đem theo và còn chiếu cho khán giả xem.
Thưa quý thính giả, đã gần 25 năm chính quyền Cộng sản Trung quốc luôn tìm cách bưng bít, nghiêm cấm không cho bất cứ ai nói về biến cố đẩm máu này với hy vọng lâu ngày người dân sẽ quên, nhưng họ đã lầm vì chỉ cần vài giây, vài phút đồng hồ nhìn lại cảnh người dân bị đàn áp tàn bạo trong đêm 6 tháng 4 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn là lửa căm hờn sùng sục sôi trong lòng người dân Hoa lục. Câu nói biến cố Thiên An Môn sẽ theo xuống đến tận mồ chôn đảng Cộng sản Trung quốc quá đúng, chẳng ngoa chút nào cả.
Leave a Comment