Quảng Cáo

Truyền thông Nhật bình luận về việc sửa đổi hiến pháp của Việt Nam

Quảng Cáo

Truyền thông Nhật bình luận về việc sửa đổi hiến pháp của Việt Nam 

Ngày 28 tháng 11 vừa qua, hầu như các báo đài lớn ở Nhật đều đưa tin và bình luận về việc Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam bấm nút thông qua bản Hiến pháp mới sửa đổi. Nhật báo Sankei và đài truyền hình Fuji kênh số 8 đều bình luận rằng một số điều mới sửa đổi trong bản hiến pháp này viện dẫn lý do quốc phòng và trị an để giới hạn thêm về nhân quyền, một quyền mà nhà nước Cộng sản Việt Nam đã cam kết tôn trọng vào năm 1977 khi Việt Nam trở thành thành viên của Liên hiệp quốc và mới đây nhất là vào ngày 12 tháng 11 khi quốc gia này được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Với bản hiến pháp mới này đảng Cộng sản Việt Nam yên chí sẽ kéo dài thời gian cầm quyền vì đã buộc được quân đội trước hết phải trung thành với Đảng chứ không phải với tổ quốc. Liên quan đến vấn đề nhân quyền và quyền lợi căn bản của người dân, trước đây nằm ở chương 5, nay đem lên chương 2, cũng ca ngợi và cam kết tôn trọng nhân quyền, nhưng khi cần thì nhân quyền có thể bị giới hạn bởi luật pháp để bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc phòng và trị an trật tự xã hội.Tuyệt đối không chấp nhận loại nhân quyền xâm hại lợi ích quốc gia.

Với những lập luận như thế thì rỏ ràng là nhân quyền ở Việt Nam hiện nay do nhà nước quyết định chứ không phải là quyền tất yếu mà con người khi sinh ra đã có như trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ghi. Là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà không tuân thủ và hành động đúng theo bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thì nói gì đến những chuyện khác.

Chuyện sửa đổi Hiến pháp của chính quyền Cộng sản Việt Nam đương nhiên là chi phối trực tiếp đến đời sống của người dân Việt Nam, nhưng trong thời đại toàn cầu hóa của ngày hôm nay thì nó ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản. Một quốc gia mà giới hạn những quyền căn bản của người dân thì thử hỏi làm sao tôn trọng các các hiệp định trao đổi mậu dịch,khế ước làm ăn với nước ngoài. Khi đưa tin về việc sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam, truyền thông Nhật nhắc lại cái Nghị định số 72/2013/NĐ-CP do ông Nguyễn Tấn Dũng ký đã đưỡcáp dụng vào ngày01/09/2913. Theo Nghị định này thì những người người sử dụng Internet không được phép trích đăng các thông tin tổng hợp (tức là tin tức đã được báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước đăng) trên mạng xã hội. Cái Nghị định này đã bị tổ chức Phóng viên không biên giới, các tổ chức Nhân quyền thế giới lên án là đàn áp tự do ngôn luận, khống chế thông tin… Cũng vì cái Nghị định này mà Hoa Kỳ đã e dè, chưa muốn trở thành đối tác chiến lược với Việt Nam trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự. Hoa Kỳ đã yêu cầu Việt Nam phải giải quyết vấn đề Nhân quyền trước khi nói đến chuyện ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái bình dương (TPP). Cuối tháng 7/2013, Chủ tịch nhà nước Cộng sản Việt Nam là ông Trương Tấn Sang sang Washington để hội đàm với Tổng thống Obama, vấn đề tôn trọng Nhân quyền được phía Hoa Kỳ đưa ra nhưng Việt Nam đánh bài lờ nên chẳng giải quyết được gì.

Vào đầu tháng 1 năm 2013, các hãng Nhật đang đầu tư ở Việt Nam lẫn những công ty dự định vào Việt Nam làm ăn sau khi rút khỏi Trung quốc đã quan tâm nhiều về chuyện Việt Nam sẽ sửa đổi hiếp pháp, tất cả đều mong bản hiến pháp mới của Việt Nam sẽ đáp ứng theo nhu cầu và xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay để phát triển đất nước về mọi phương diện mà việc đẩy mạnh chuyện hợp tác làm ăn với các nước không thể thiếu. Hợp tác làm ăn ở đây phải hiểu rằng có luật lệ đầu tư rõ ràng, đâu ra đó chứ không phải như bản hiến pháp cũ có ghi nhưng áp dụng theo ý riêng của người nắm quyền. Vì muốn biết Hiến pháp Việt Nam sẽ sửa đổi theo chiều hướng như thế nào nên nhiều công ty, nhiều tổ chức NGO Nhật đã mời các chuyên gia am hiểu về tình hình chính trị Việt Nam đến nói chuyện. Tất cả đều bật ngữa khi nghe các chuyên gia này đoan chắc là chẳng có gì thay đổi nếu không muốn nói là siết mạnh hơn trước. Một chuyên gia ví von rằng nếu đảng Tự Do Dân Chủ đang cầm quyền ở Nhật, sửa đổi hiến pháp bắt buộc Tự vệ đội phải trung thành với đảng này thì người dân Nhật chúng ta có chịu không?, người dân Việt Nam chắc chắn cũng không chịu nhưng chính quyền của họ vẫn làm. Có lẽ vì vậy mà phần đông những hãng Nhật sau khi rút khỏi Trung quốc tìm đến Thái Lan, Indonesia hay Miến Điện thay vì Việt Nam.

Chuyện người Nhật thấy bản Hiến pháp mới sửa của chính quyền Hà Nội không hợp với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay thì họ rút hay không sốt sắng đầu tư vào Việt Nam chỉ có vậy thôi là xong, còn người dân Việt chúng ta thì coi như bị cái Vòng Kim Cô tròng vào đầu, không ai gở cái vòng này ra dùm ngoại trừ chính người dân Việt Nam.

 

Hậu quả của việc Bắc Kinh tự vẽ vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông 

Ngày 30 tháng 11 vừa qua là đúng 1 tuần sau khi Trung quốc tự ý công bố vùng nhận dạng phònh không (tiếng chuyen môn gọi là vùng ADIZ) của mình trên vùng biển Hoa Đông và sẽ thiết lập tiếp vùng “Lưỡi Bò” trên không ở biển Đông, buộc tất cả phi cơ tất cả các nước khi bay ngang vùng ADIZ đó phải thông báo cho Bắc Kinh biết, nếu không sẽ bị lực lượng không quân Trung quốc buộc phải hạ cánh. Điều mà chính quyền Bắc Kinh dự đoán được là Tokyo sẽ gay gắt lên tiếng chỉ trích, nhưng không ngờ bị hầu hết các quốc gia trong vùng phản đối mạnh mẽ của tất cả quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước trong vùng, chỉ có chính quyền Bình Nhưõng và Hà Nội là chưa thấy lên tiếng gì cả. Ngày đầu tiên, các chuyến bay của những hãng hàng không dân dụng Nhật đều phải thông báo cho cơ quan phòng không của Trung quốc biết về ngày giờ khi bay ngang vùng ADIZ đó, nhưng qua ngày hôm sau trong một phiên chất vấn ở Quốc hội Nhật, Thủ tướng Abe đã lên tiếng bảo rằng tuyên bố của Trung quốc về vùng ADIZ trên vùng biển Hoa Đông là hết sức nguy hiểm, có thể gây ra những hậu quả xấu ngoài ý muốn. Thủ tướng Abe còn nói rằng tất cả máy bay của Nhật không cần phải thông báo khi bay ngang qua vùng ADIZ mà trung quốc tự ý thiết lập. Thế là các hãng hàng không dân dụng của Nhật đều nghe theo.

Chính quyền Seoul cũng lập tức chỉ thị cho các hãng máy bay dân sự Đại Hàn không việc gì mà phải thông báo cho Trung quốc biết về hành trình khi bay qua vùng ADIZ mà Trung quốc mới vừa tự ý thiết lập một cách bất hợp pháp.

Ngoại trưởng Mỹ là ông John Kerry thì phát biểu rằng việc Trung quốc tự ý thiết lập vùng ADIZ làm tăng sự bất ổn trong vùng, hành động đơn phương muốn làm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông là rất nguy hiểm. Song song với lời phát biểu này Hoa Kỳ còn cho hai máy bay quân sự B-52 bay ngang qua vùng nhận dạng phòng không đó mà chẳng hề thông báo cho Bắc Kinh biết trước, sau khi phi vụ chấm dứt mới công bố cho biết, coi như một hành động phủ nhận vùng ADIZ mới do Bắc Kinh thiết lập ở vùng biển Hoa Đông.

Để khỏi mất mặt, Bắc Kinh cho hay họ đã theo dõi kỹ hai máy bay B-52 của Mỹ khi bay vào vùng ADIZ đó, nhưng không cảnh cáo vì chẳng có dấu hiệu cho thấy sẽ xâm phạm không phận của Trung quốc.

Báo chí phát hành ở Hồng Kông đều cho rằng Bắc Kinh đã tính sai nước cờ khi tự ý thiết lập vùng ADIZ ở biển Hoa Đông, tưởng rằng lập ra chỉ để kiềm chế Nhật Bản, nhưng bị phản ứng ngưọc và giúp cho Hoa Kỳ nhận thấy cần phải đẩy mạnh chién lược xoay trục sang Á châu. Tự ý thiết lập một vùng ADIZ rộng lớn trên biển Hoa Đông mà không có khả năng kiểm soát thì rất dễ xảy ra chiến tranh, chẳng hạn như máy bay quân sự của Nhật, của Mỹ bay ngang qua vùng ADIZ đó rồi bay ra chứ không đi tiếp vào không phận của Trung quốc mà chiến đấu cơ Trung quốc bay lên nghinh kích thì sẽ xảy ra chuyện gì ?. Chưa nói đến Hoa Kỳ, chỉ riêng Nhật Bản thôi đã có 28 căn cứ giám sát bằng radar rất chính xác với cường độ mạnh, trong đó có 4 căn cứ nằm ở quần đảo Ryukyu tức là Okinawa được hỗ trợ của các căn cứ không quân và hàng loạt tên lửa dọc bờ biển. Bây giờ Trung quốc coi như đã ngồi trên lưng cọp rồi, chỉ mong làm sao leo xuống được an toàn.

Về phần các học giả Trung quốc theo phái cãi cách thì chính quyền ông Tập Cận Bình thừa biết khả năng quân sự của Trung quốc không thể kiểm soát thêm vùng ADIZ mới thành lập, nhưng vẫn tiến hành vì đây là cách của ông Tập Cận Bình đối phó lại với những chính sách ở trong nước không giải quyết được. Hội nghị Trung ương 3 kỳ thú 18 vừa rồi không có thành quả, người dân ngày thêm bất mãn nvề chính sách đối nội của chính quyền Cộng sản nên ông Tập muốn hướng tất cả những sự bất mãn đó về phía Nhật Bản bằng cách lập thêm vùng ADIZ ở trên biển Hoa Đông.

Đối với thế giới mà Bắc Kinh còn ngang ngược như vậy thì làm sao họ tôn trọng và đối xử bình đẳng với Việt Nam được khi hội đàm song phương về vấn đè biển đảo và biên giới. Những người lãnh đạo đảng CSVN dư biết chuyện này nhưng vẫn im lặng vì tất cả đều coi quyền lợi cá nhân và bè phái lên trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc. Thưa có đúng không quý thính giả ?

 

 

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux