Quảng Cáo

Vần thơ sầu mộng của Lưu Trọng Lư

Quảng Cáo

Vần thơ sầu mộng của Lưu Trọng Lư

Lưu Trọng Lư là tên thật, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912 tại Cao La Hạ, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.
Học trường Quốc Học Huế đến năm thứ ba thì bỏ ra Hà Nội học tư, rồi bỏ đi làm thơ, làm báo, viết văn.

Chủ trương Ngân Sơn Tùng Thư tại Huế năm 1933-1934. Sau 1954, ông làm vụ trưởng Vụ Sân Khấu Bộ Văn Hóa, và là Tổng thư ký Hội Nghệ Sĩ Sân Khấu Việt Nam.
Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Tiếng Thu (1939), Người Con Gái Sông Gianh (1966), Từ Đất Này (1971), Hồng Gấm. Tuổi Hai Mươi (kịch thơ, 1973).

Mặc dù Lưu là một trong những người cổ động cho Thơ Mới ồn ào nhất, đọc thơ ông, người ta vẫn có cảm tưởng nó chẳng mới bao nhiêu. Thơ Lưu Trọng Lư vẫn là một khúc đàn xưa, giàu tình cảm lẫn nhạc điệu với những rung động chân tình, dễ gây ấn tượng trong người đọc.

Thơ Lưu Trọng Lư đánh dấu của một thời điểm nhọc nhằn như hạt lúa trong lòng đất, để hẹn đến những chùm lúa vàng chĩu hạt ngả nghiêng trong gió.

Thơ Lưu Trọng Lư nồng nàn tình ái không thua kém Xuân Diệu, có nhiều bài Lưu Trọng Lư đã thực sự tạo cho ông một thế giới độc đáo riêng rẽ. Thế giới của những chiếc lá vàng rơi khẽ báo mùa thu đã tới với thế gian. Ở xa ngoài nghìn dặm quê hương vẫn thấy được màu vàng chuyển lá trên hàng cây phong trong công viên hay trên những lối đưa em vào thư viện. Thật mộng mơ và tình tứ.

Những giòng thơ trữ tình của Lưu Trọng Lư cho đến nay chúng ta vẫn cảm thấy chất men say thấm vào tâm hồn ngây ngất như một vừng trăng tỏa sáng ở đầu núi quê hương. Và ở đâu đó, bóng dáng những con nai vàng đang xuống núi, ngơ ngác đạp trên lá vàng khô…

 

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux