Quảng Cáo

Trung Quốc dùng “chiêu” khảo cổ để khẳng định chủ quyền lãnh hải

Quảng Cáo

Trung Quốc dùng “chiêu” khảo cổ để khẳng định chủ quyền lãnh hải

Trung Quốc đang áp dụng một “chiêu” mới trong việc khẳng định chủ quyền lãnh hải bằng cách tuyên bố sở hữu những xác tàu đắm dưới đáy Biển Ðông.

Trung Quốc đã chỉ thị cho lực lượng bảo vệ bờ biển ngăn chặn điều họ gọi là hoạt động khảo cổ bất hợp pháp trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Các nhà khảo cổ của Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện những địa điểm tàu đắm dưới đáy Biển Ðông, bao gồm những khu vực đang tranh chấp.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã đào tạo hàng trăm nhà khảo cổ đại dương, xây dựng 3 viện bảo tàng dưới nước và đầu tư hàng triệu đô la vào nghiên cứu.

Các chuyên gia quốc tế nói họ hoan nghênh việc Trung Quốc đầu tư và hoạt động khảo cổ dưới nước. Tuy nhiên một số người tỏ ra quan ngại về ý đồ chính trị của Trung Quốc trong việc lựa chọn địa điểm khảo cổ, không cho các nhà khảo cổ nước ngoài tham gia, và không mấy minh bạch về hoạt động nghiên cứu của mình.

Từ tháng 3 năm 2012, Bắc Kinh bắt đầu tiến hành trấn áp hoạt động trục vớt và khảo cổ mà Bắc Kinh xem là “bất hợp pháp.” Một tháng sau đó, Trung Quốc xua đuổi một nhóm nhà khảo cổ của Pháp và Phililippines đang hợp tác khảo sát xác tàu đắm ở Bãi cạn Scarborough.

 Lý do chính yếu mà Bắc Kinh không cho các nước khác dính vào không phải các con tàu đắm với các cổ vật gốm sứ có giá trị cao, hoặc là quyền kiểm soát các khu vực có tàu đắm, mà vì Bắc Kinh muốn dùng những chiếc tàu đắm để làm bằng chứng lịch sử hầu tuyên bố chủ quyền lãnh hải.

Hiện nay Bắc Kinh đang bảo trợ nhiều dự án khảo cổ quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa đã cướp của Việt Nam từ năm 1974, để giải thích ngang ngược rằng các chiếc tàu đắm là bằng chứng triều đình nhà Tống (960-1279 sau tây lịch) từng làm chủ quần đảo này. Bắc kinh cũng đưa ra các bằng chứng khảo cổ để nói vùng quần đảo Trường Sa cũng là của họ.

 

Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động Blogger Việt Nam

Hôm 2.12.2013, mười hai tổ chức Nhân quyền Phi chính phủ đã phổ biến một Thông cáo báo chí nói về việc  Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra phán quyết về trường hợp Ls. Lê Quốc Quân bị nhà cầm quyền CSVN giam giử vì những hoạt động nhân quyền và viết blog của ông. Ủy Ban kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức, hoặc bản ản phải được xem xét lại bởi một tòa án độc lập. Ủy Ban còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân vì việc bắt giữ tùy tiện này.

Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, do Cao Ủy Nhân Quyền LHQ thành lập, cho rằng, tuy ông Lê Quốc Quân đi tù vì bị cho là trốn thuế, Ủy Ban nhận thấy rằng việc giam giữ ông có thể là “hệ quả của việc ông thực thi các quyền tự do được luật pháp nhân quyền quốc tế bảo đảm” và “có liên hệ đến các bài viết blog về quyền chính trị và dân sự”. Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện nói thêm là “với quá trình hoạt động về nhân quyền và viết blog, mục tiêu thực sự của việc giam giữ và truy tố ông cuối cùng chỉ là trừng phạt về việc thực thi quyền hạn [tự do ngôn luận] của ông và răn đe những người khác không được làm vậy.”

Phán quyết của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện là để trả lời cho kiến nghị đệ đơn từ các tổ chức Media Legal Defence Initiative, Media Defence-Southeast Asia, Lawyers for Lawyers, Avocats Sans Frontières, Front Line Defenders, Access Now, English PEN, Reporters Without Borders, the Electronic Frontier Foundation, ARTICLE 19, Index on Censorship and Lawyers’ Rights Watch Canada.

Các tổ chức này kêu gọi chính quyền Việt Nam tuân theo quyết định của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện và trả tự do cho ông Lê Quốc Quân ngay lập tức. Họ lập lại nhận định là việc kết án và giam giữ ông Lê Quốc Quân là tùy tiện và vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, quyền xét xử công bằng và những quyền hạn của một nhà hoạt động nhân quyền.

 

Khi nào Bắc Kinh lập ‘vùng phòng không’ trên Biển Đông ?

Đại sứ Trung quốc Mã Khắc Thanh

Trong cuộc họp báo ở Manila hôm Thứ Hai, 02.12.2013, khi được báo chí hỏi Trung Quốc có dự tính thành lập thêm vùng phòng không trên Biển Đông hay không, bà Mã Khắc Thanh,đại sứ Trung Quốc ở Philippines cho biết bà không thể nói vào lúc này là khi nào thì Trung Quốc sẽ làm như thế, và rằng điều đó “hoàn toàn nằm trong thẩm quyền quyết định của chính phủ Trung Quốc, ở đâu và khi nào thì lập khu vực xác định không phận (air identification zone) mới”.

Theo bà Mã Khắc Thanh thì mục đích của Trung Quốc không phải kích động cuộc tranh chấp nhưng để ngăn chặn trước bất cứ sự căng thẳng nào dấy lên ở những khu vực đó. Điều này không cản trở các chuyến bay trong khu vực không phận nếu họ thông báo cho chính quyền Trung Quốc.

Ngược lại, đại sứ Mỹ ở Manila, Philip Golberg, mô tả hành động của Bắc Kinh là nguy hiểm và không tin rằng hành động của Bắc Kinh là nhằm xây dựng niềm tin hay nhìn ở cách khác, nó giúp cải thiện tình thế.

Theo ông, vùng xác định không phận mới của Trung quốc sẽ tạo thêm căng thẳng và cả khả năng tính toán sai lầm mà như thế thì chẳng có gì tốt, đặc biệt ở khu vực như  vùng trời trên quần đảo Senkakus hay Biển Đông.

Trung Quốc có nhiều đòn phép giúp củng cố cho lời tuyên bố chủ quyền trên biển. Trên trời thì lập vùng phòng không, trên biển thì dùng các chuyến khảo cổ, trục vớt tàu đắm để làm bằng chứng.

Càng ngày càng lộ rõ ra cho thấy chúng được thi hành để củng cố cho lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ biển đảo, chống lại những lời tuyên bố tương tự của các nước láng giềng. Nói khác, chúng hậu thuẫn cho các lời tuyên bố rằng những vùng biển đó, từ trên không xuống tới lòng biển là thuộc Trung Quốc.

 Rồi đây các nước tranh chấp Biển Đông với Trung quốc sẽ phải chuẩn bị đối phó với những biến chuyển sắp tới, không biết sẽ xảy ra lúc nào.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux