Hoa Kỳ chỉ cải thiện bang giao khi Việt Nam cải thiện nhân quyền
Ông khẳng định rằng nhân quyền luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ và được coi là một điều kiện để gây áp lực nhằm thúc đẩy sự cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Nhân sĩ trí thức Việt Nam kiến nghị lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền
Kiến nghị nhận định, việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền đã được hệ thống truyền thông nhà nước cho là một thành tựu to lớn, có viên chức cho là «đòn đánh mạnh vào các đối tượng lâu nay bôi nhọ, vu cáo». Tuy nhiên trên thực tế, dân chúng ít được biết đến các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết như Công ước về các quyền dân sự và chính trị, Công ước chống tra tấn.
Các nhân sĩ trí thức Saigon bày tỏ hy vọng từ nay các quyền cơ bản của công dân sẽ được thực thi, với những văn bản pháp quy đảm bảo, có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước và nhân dân.
Cụ thể, nhân Ngày Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng 10/12/2013, đề nghị cho tổ chức mít-tinh, xuống đường chào mừng sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh đó là việc công bố thành lập «Hội đồng Nhân quyền của Nhà nước», «Hội đồng Nhân quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp», cùng với các «Nhóm tổ chức xúc tiến nhân quyền của nhân dân».
Các tổ chức này sẽ phổ biến rộng rãi các văn bản về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, phát hiện các quy phạm pháp luật của Việt Nam khác với các Điều ước quốc tế cùng một vấn đề. Ngoài ra còn phối hợp để trao đổi thông tin, vận động trợ giúp những trường hợp người dân bị vi phạm nhân quyền.
Bản kiến nghị do 40 nhân sĩ trí thức đang sinh sống tại Sài Gòn ký tên. Trong đó giáo sư Tương Lai, phó giáo sư Đào Công Tiến và những khuôn mặt sinh viên học sinh đấu tranh trước 1975 như các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, các cựu tù chính trị Cao Lập, Hạ Đình Nguyên, nhà báo Tống Văn Công, Huy Đức…
Sau mưa lũ, miền Trung lại bị nạn sạt lở núi liên tục
Trong khi đó, người miền ngược ở sườn đông dãy Trường Sơn lại bắt đầu chịu thảm họa sạt núi liên tục xảy ra tại các huyện miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Thương vong về người, thiệt hại về tài sản lên hàng trăm tỉ đồng. Tại huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên, một vụ lở núi xảy ra khiến 4 người bị đất đá vùi lấp. Trước đó 4 thanh niên địa phương này đi bẫy rừng bị mất tích. Người dân xã Sơn Thành Tây đã huy động người vào núi tìm kiếm thì phát hiện một đoạn núi bị sạt lở, sau nhiều giờ đào bới đã tìm thấy 3 thi thể. Trong khi đó, tại huyện miền núi Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi cũng xảy ra vụ sạt lở núi nghiêm trọng, đe dọa tính mạng nhiều người dân. Vụ sạt núi xảy ra với khối lượng đất đá hơn 20,000 thước khối. 3 Trạm Khuyến Nông, trạm Thú y và Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sơn Tây đã bị vùi lấp nặng, rất may không xảy ra thiệt hại về người. Tại huyện Bắc và Nam Trà My tỉnh Quảng Nam vẫn đang xảy ra tình trạng cô lập vì sạt núi, nghẽn đường. Tại đèo An Khê, quốc lộ 19 đi qua thị xã An Khê tỉnh Gia Lai và huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định cũng đang trong tình trạng sạt lở, sụt lún suốt 8 cây số.
Mưa lớn khiến nước từ trên núi đổ xuống, cây rừng bị chặt không còn hàng rào thiên nhiên khiến cho đất đá gây sạt lở, ai cũng biết đây là do nạn khai thác rừng bừa bãi, nhưng nhà cầm quyền vẫn không làm gì để ngăn chặn tình trạng này mà chỉ kêu gọi người dân phải biết sống chung với sạt lở.
Rau củ Trung Quốc giết dần nông dân Việt Nam
Trong khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống tại các vùng quê và sống dựa vào mảnh vườn, thửa ruộng nhưng với sự nhập khẩu nông sản Trung Quốc tăng vọt, hàng trong nước lép vế, cho thấy sự điều hành kinh tế, sản xuất, thương mại của nhà cầm quyền Việt Nam có vấn đề nghiêm trọng nhưng lại không được đối phó, bảo vệ nông dân sản xuất. Trong vài năm qua và đặc biệt là vài tháng gần đây, các chuyên gia kinh tế và một số viên chức Việt Nam liên tục lên tiếng cảnh báo nguy cơ lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế, tại các hội thảo, hội nghị, thậm chí là tại diễn đàn Quốc Hội. Cũng từng có nhiều lời báo động và tin tức cho biết nông sản Trung Quốc được chăm bón và bảo quản với các loại hóa chất độc hại dẫn đến ung thư và các bệnh khác nên người bán hàng đã tìm cách đánh lừa người tiêu thụ trong nước. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nông dân Việt Nam ngày càng bỏ hoang ruộng vườn, chạy tới các thành phố kiếm việc làm tạm bợ sống qua ngày chỉ vì mảnh đất sinh sống truyền thống của họ bây giờ không nuôi nổi họ.
Dịch lở mồm long móng lan truyền ở miền Trung sau lũ lụt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho hay dịch lở mồm long móng đang “diễn biến hết sức phức tạp” tại 5 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, với sự xuất hiện trở lại của virus typ A.
Cơ quan này chỉ đạo các địa phương tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch. Cục Thú y Việt Nam cho biết hiện trên cả nước có hơn 1.300 con gia súc nhiễm bệnh lở mồm long móng, nhiều nhất là tại Hà Tĩnh.
Báo chí trong nước trích lời các giới chức tỉnh Hà Tỉnh nói rằng dịch bệnh bùng phát và lan rộng là do gia súc, gia cầm chết vì lũ lụt, xác bị phân hủy, mang theo mầm bệnh phát tán khắp nơi, trong khi đó, công tác phòng, chống dịch tại một số địa phương còn chậm, thái độ lơ là chủ quan của cả chính quyền và người dân cũng là nguyên nhân khiến dịch có cơ hội bùng phát.
Leave a Comment