Luật sư đoàn Pháp kiến nghị trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân
Kiến nghị nhắc lại, luật sư kiêm blogger Lê Quốc Quân hôm 2/10/2013 đã bị tòa án Hà Nội kết án 30 tháng tù và phạt 59.000 đô la. Bị khai trừ vĩnh viễn khỏi luật sư đoàn, ông không còn có cơ hội hành nghề. Lê Quốc Quân được biết đến với các hoạt động bảo vệ nhân quyền, viết blog cũng như những lời kêu gọi đa nguyên, tự do tín ngưỡng, và thực hiện các quyền dân sự.
Luật sư đoàn Pháp tố cáo diễn tiến phiên xử không đảm bảo những điều kiện cơ bản cho một phiên tòa công minh, vì tranh luận không được công khai và việc luận tội chỉ kéo dài có vài phút, mà phán quyết thì đã được viết sẵn dài đến hai chục trang.
Theo Luật sư đoàn Pháp, thì « phiên tòa » này nhằm trừng phạt và khóa miệng một tiếng nói đối lập. Hồi tháng Ba, một liên minh các tổ chức bảo vệ nhân quyền cũng đã khiếu nại với nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về việc bắt giam tùy tiện, đề nghị can thiệp khẩn cấp với chính quyền Việt Nam trong vụ Lê Quốc Quân.
Luật sư đoàn Pháp nhắc lại, sự độc lập của các luật sư là một trong các đảm bảo chính yếu cho nền dân chủ và tính hiệu quả của Nhà nước pháp quyền. Từ đó yêu cầu chính quyền Việt Nam dùng mọi biện pháp trong khả năng của mình để đảm bảo cho các luật sư Việt Nam được tự do hành nghề, bảo vệ tự do ngôn luận.
Luật sư đoàn Pháp đòi hỏi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân, đồng thời bày tỏ tình liên đới với ông và luật sư của ông là Trần Thu Nam, cũng như với Luật sư đoàn Việt Nam và những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại đây.
Blogger Điếu Cày được trao giải Tự do báo chí quốc tế 2013
Ủy ban bảo vệ nhà báo có mục tiêu thúc đẩy tự do báo chí trên toàn thế giới và bảo vệ quyền lợi của các nhà báo đưa tin tức mà không sợ bị trả thù, công nhận những hoạt động can đảm của các phóng viên phải đối mặt, hoặc đã có kinh nghiệm, bị bỏ tù hay bị ngược đãi trong các quốc gia họ làm việc.
Tham dự lễ trao giải có bà Hinostroza và ông Sener là hai khôi nguyên. Đặc biệt có mặt Uzra Zeya, Quyền trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động cùng Roberta Jacobson, Trợ lý Ngoại trưởng Tây bán cầu và Mark Toner, Phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Á-Âu và châu Âu về các vấn đề về thách thức sự tự do báo chí trong nước.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nhắc lại rằng Điếu Cày là một trong những blogger nổi tiếng ở Việt Nam, đã thành lập một phương tiện thông tin độc lập, tại một quốc gia mà toàn bộ báo chí đều do chính phủ kiểm soát. Ông hiện đang thọ án 12 năm tù chiếu theo một điều luật rất mơ hồ về tội « tuyên truyền chống Nhà nước ».
Ngày 12/11/2013 vừa qua, tổ chức CPJ đã phổ biến một kiến nghị kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho blogger Điếu Cày.
Theo tổ chức CPJ, với ít nhất 14 phóng viên bị cầm tù tính đến cuối năm 2012, Việt Nam là nhà tù giam giữ nhà báo nhiều thứ hai ở Châu Á, chỉ sau Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ tham dự đã bày tỏ lo ngại về số phận của các nhà báo trên toàn thế giới và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với tự do ngôn luận, xem tự do báo chí như một quyền con người phổ quát và là một thành phần quan trọng của bất kỳ xã hội dân chủ nào.
50% gia đình nông dân phải vay nặng lãi
Tuy Hà Nội đặt định nhiều chính sách và nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế nhằm giúp nông dân Việt Nam thoát khỏi đói nghèo nhưng kết quả cuộc nghiên cứu về gia đình ở nông thôn năm 2012 do CIEM thực hiện, cho thấy, đại đa số gia đình nông dân vẫn “tự lực vượt khó” bằng các “cơ chế phi chính thức” (vay mượn bên ngoài hệ thống ngân hàng và chịu lãi cao). CIEM cho biết, có tới 42% nông dân không cảm thấy hạnh phúc vì thu nhập quá thấp, không tương xứng với sức lực mà họ bỏ ra. Thu nhập thấp cũng là lý do tạo ra nhiều rủi ro. CIEM ước tính, thiệt hại trung bình đối với đủ loại rủi ro (thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…) đố lên đầu mỗi gia đình nông dân ở mức khoảng 8 triệu đồng một năm. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nông dân vẫn là bộ phận gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất Việt Nam. Ngoài chuyện không nhận được những hỗ trợ cần thiết từ phía chính quyền, nông dân còn thiếu thông tin, thiếu khả năng sơ chế, thiếu kho bãi bảo quản sản phẩm, trả chi phí vận chuyển cao… Trong mười năm qua, CIEM đã thực hiện năm cuộc khảo sát về nông dân và nông thôn (2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012) để hỗ trợ hoạch định chính sách phát triển kinh tế cho nông thôn. Tuy nhiên các cuộc khảo sát luôn cho thấy, thực trạng năm sau tồi tệ hơn hai năm trước.
Ngoài ra cũng theo kết quả của cuộc nghiên cứu mang tên “phát triển và hạnh phúc” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phối hợp với trường Ðại Học Copenhagen, Ðan Mạch tổ chức được công bố hôm 21/11 vừa qua tại Hà Nội cho thấy, có đến 93% gia đình hoặc cá nhân nông dân Hà Nội không “hài lòng với cuộc sống hiện tại.”
Đông Á đồng loạt phản đối Bắc Kinh áp đặt «vùng phòng không»
Thứ Bảy tuần trước 21/11/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo mọi phi cơ bay vào vùng mà họ đặt tên là « khu vực thức biệt và phòng không » phải báo cáo danh tính, duy trì liên lạc vô tuyến. Nếu không tuân thủ, quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp. Bản đồ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan báo cho thấy « vùng phòng không » này bao trùm phần lớn biển Hoa Đông từ Hàn Quốc ở phía bắc đến Đài Loan ở phía nam và quần đảo Senkaku ở phía đông mà Trung Quốc tranh giành chủ quyền với Nhật Bản với tên gọi Điếu ngư.
Tokyo, qua tuyên bố của Ngoại trưởng Fumio Kishida lên án hành động đơn phương của Bắc Kinh và khẳng định « vùng phòng không » của Trung Quốc không có giá trị.
Thủ tướng Shinzo Abe đã chỉ trích mạnh mẽ hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, và cảnh báo nguy cơ « xảy ra đụng độ khó tiên liệu ».
Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry tố cáo sự kiện mà ông gọi là « quyết định đơn phương của Trung Quốc » và cảnh báo « nguy cơ xảy ra va chạm ngoài ý muốn ». Tiếp theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel lên tiếng khẳng định quần đảo Senkaku nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu Senkaku bị tấn công.
Vấn đề là động thái này của Trung Quốc cũng tác động đến quyền tự do lưu thông và chủ quyền của nhiều nước khác không riêng gì Nhật Bản.
Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng của Mỹ, đã tỏ thái độ bất bình vì « không phận » của Trung Quốc lấn sâu vào không phận của Hàn Quốc kể cả vùng trời bên trên bãi đá ngầm Ieodo mà Trung Quốc cũng tranh giành.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhận định là Trung Quốc đã có thái độ « đáng tiếc » và khẳng định « Hàn Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền truyền thống trên đảo Ieodo ». Một cuộc thảo luận giữa cấp Thứ trưởng quốc phòng hai nước được dự trù vào thứ Năm tới tại Seoul.
Về phần Đài Loan, tuy chính phủ Quốc Dân đảng hiện nay thân Bắc Kinh, nhưng Đài Bắc cũng vội vã ra thông cáo nói rõ « không liên hệ » gì với quyết định của Hoa lục.
Leave a Comment