Trung Tâm Văn Bút Độc Lập Trung quốc vinh danh nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Cả hai ông hiện đang bị những bản án tù nặng nề chỉ vì đã can đảm dùng ngòi bút đấu tranh cho nhân quyền, vận động dân chủ hóa ở hai nước, bất chấp tù tội hay nguy hiểm đến bản thân.
Giải thưởng của ICPC đã được trao tặng cho nhiều nhà văn nhà thơ can đảm chống bạo quyền độc tài hay đảng trị trên thế giới, kể cả Tây Tạng, Miến Điện và Trung quốc.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, 64 tuổi, đã có nhiều tác phẩm cả văn và thơ, tham gia vận động dân chủ hóa đất nước trong tổ chức quần chúng “Khối 8406 tại Việt Nam. Ông là thành viên của Hội nhà văn Hải Phòng và là sáng lập viên của tổ chức đối kháng 8406.
Tưởng cũng cần nhắc lại, trong một phiên tòa ngắn ngủi ở Hải Phòng ngày 9/10/2009, ông và một số bằng hữu dân chủ đã bị kết án tù vì đã treo biểu ngữ chống tham nhũng, kêu gọi yêu nước chống Trung quốc bá quyền bành trướng. Riêng ông đã bị kết án 6 năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước…” theo điều 88 của Luật Hình Sự CSVN.
Bản thông cáo báo chí của ICPC thuật lại khá chi tiết cả chuyện ông bị chuyển trại giam từ nhà tù Ba sao, Nam Hà, đến nhà tù số 6 ở huyện miền núi Thanh Chương, Nghệ An. Những chuyện ông tuyệt thực, bị biệt giam, bị hành hung trong tù chỉ vì nhắn tin tù nhân Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày) tuyệt thực đã 30 ngày để phản đối sự vi phạm luật pháp và quyền của tù nhân của nhà tù đó.
Hàng năm, tổ chức PEN quốc tế lấy ngày 15/11 làm “Ngày của những người cầm bút bị tù đày. Theo trang mạng của ICPC, ngoài bằng vinh danh, người được giải thưởng sẽ được trao tặng số hiện kim 2.000 USD.
41 người thiệt mạng vì mưa lũ
Ngoài ra, báo cáo cho biết, mưa lũ cũng làm 74 người bị thương, hơn 1,600 căn nhà bị sập, tốc mái, cuốn trôi, đồng thời, hàng ngàn hec-ta lúa, hoa màu bị ngập úng và hư hại. Đường đi lại ở nhiều thôn xã hay vùng núi vẫn bị bùn đất lấp hay sạt lở lớn, khiến việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
Trong thời gian qua, việc thủy điện xả lũ không báo trước gây thiệt hại lớn cho cả tài sản lẫn sinh mạng của người dân mà không ai bị xử lý… khiến nhiều đại biểu bức xúc.
Ngoài việc yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự, nhiều đại biểu QH hôm 19.11 còn yêu cầu làm rõ các trách nhiệm của Bộ Công thương và Bộ NN và PTNT. Một số đại biểu đã lên tiếng truy cứu trách nhiệm Bộ Công thương trước việc để các nhà máy thủy điện xả lũ gây hại cho người dân và cho rằng không thể chấp nhận thủy điện xả lũ không báo trước… đề nghị phải điều tra, xử lý hình sự
Đại biểu Nguyễn Văn Phúc (tỉnh Hà Tĩnh) trích dẫn con số thiệt hại do bão lũ gây ra mỗi năm lên tới 1,5% GDP và một trong những nguyên nhân khiến thiệt hại gia tăng là do thủy điện xả lũ không báo trước.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Sài Gòn) cho rằng việc thủy điện giữ nước kiếm vài tỷ đồng, trong khi lũ về thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, tại sao thủy điện không xả nước trước khi bão về? vì lợi ích nhỏ của thủy điện mà gây thiệt hại lớn cho người dân là không thể chấp nhận được.
Việt Nam tuyên án tử hình 2 cựu quan chức ngân hàng tham nhũng
Ông Vũ Quốc Hảo, 58 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II – ALC II, thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bị kết tội tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, và lợi dụng quyền hạn khi thi hành công vụ.
Ông Đặng Văn Hai, 56 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Xây dựng và thương mại Quang Vinh, bị cáo buộc đã tiếp tay cho ông Hảo cùng phạm 3 tội như ông Hảo và thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cáo trạng nói hai bị cáo lập nên các hợp đồng khống chiếm đoạt tài sản nhà nước với tổng giá trị thiệt hại gây ra trên 530 tỷ đồng. Báo nhà nước nói, thiệt hại trên thực tế còn lớn hơn nhiều.
Việt Nam bị đánh giá là một trong những quốc gia tham nhũng tệ hại nhất trên thế giới. Chính Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong lúc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình (Hà Nội) hôm 27.9.2013 cũng đã nói: “Bây giờ ra khỏi nhà, cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng có, như ngứa ghẻ, rất khó chịu.”
Phòng chống tham nhũng ở VN: chỉ bắt được chuột nhắt
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng để chống tham nhũng có hiệu quả, Việt Nam cần tiến hành ba việc là công khai hóa chi tiêu, kinh tài của các tổ chức đảng, chính phủ, quan chức, đảm bảo cho báo chí có một vai trò độc lập và hiệu quả trong phát hiện, tố cáo, giám sát tham nhũng và phải có một chính sách lương bổng thích hợp cho các quan chức và cán bộ trong bộ máy chính quyền.
Để có thể bảo đảm nữa, thì (nhà nước) phải có trách nhiệm giải trình và phải có sự giám sát quyền lực, tức là quyền lực không thể nào để cho thực hiện một cách không có giám sát và không có ai, không có cơ quan nào giám sát cả.
Ông nhấn mạnh: “Hiện nay ở Quốc hội đã có thảo luận, bài binh bố trận rất ghê, nhưng cuối cùng chỉ bắt được mấy con chuột nhắt và những vấn đề tham nhũng lớn của đất nước có lẽ chưa được phát hiện hết, và khó mà có thể cải thiện được.”
Leave a Comment