Ngành truyền thông ở Trung quốc coi như đã chết

- Quảng Cáo -

Ngành truyền thông ở Trung quốc coi như đã chết

truyenthongTQNgày 8 tháng 11 vừa qua (tức là 1 ngày trước khi hội nghị Trung ương 3 kỳ thứ 18 của đảng Cộng sản Trung quốc nhóm họp), Ủy ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc đã gởi một Thông tri đến tất cả các cơ quan truyền thông ở Hoa lục với nội dung cấm không được có những bài viết phê bình đường lối của Đảng, không được phủnhận thành quả cải cách kinh tế và chính trị mà Đảng đã thực hiện trong nhiều thập niên qua, ngoài ra không được viết hay bình luận về những mặt tiêu cực của xã hội. Thông tri cũng nói rõ là nếu có xảy ra những cuộc biểu tình lớn hay vụ nổ bom như ở tỉnh Sơn Tây vào ngày 6 tháng 11vừa rồi thì phải chờ lịnh cơ quan cấp trên (tức là hãng thông tấn Tân Hoa Xã) chứ không được tranh nhau mà đi tin hay bình luận. Cơ quan truyền thông nào vi phạm Thông tri này sẽ bị nghiêm phạt.

Theo các quan sát viên tình hình chính trịxã hội Trung quốc thì trong khi các cơ quan truyền thông chủ lực ở Trung quốc như Tân Hoa xã, tờ Nhân Dân, Hoàn Cầu thời báo hay đài truyền hình Trung ương rầm rộ quảng cáo về hội nghị Trung ương 3 kỳ thứ 18 thì những báo đài khác, cũng là cơ quan ngôn luận của Đảng và nhà nước lại được lệnh án binh bất động nếu không muốn nói là bị ‘‘treo bút’’. Điều này nói lên hai chuyện , một là Phù thủy không còn tin Âm binh nữa, hai là Âm binh đang tìm cách lật Phù thủy. Chuyện nào cũng sẽ đưa đến hậu quả xấu cho chính quyền ông Tập Cận Bình.

Cũng theo các quan sát viên này thì trong thời gian tổ chức hội nghị, ngoài lực lượng an ninh dày nghẹt, canh gác nghiêm mật ở quảng trường Thiên An Môn, chính quyền còn huy động thêm tất cả học sinh trung học cấp 3 ở Bắc Kinh vào việc canh gác, theo dõi những người đi lại trên đường phố để nếu có chuyện gì tình nghi là báo ngay cho công an biết hầu giải quyết ngay. Rất nhiều người đi đường sợ đám học sinh này hơn cả công an vì tất cả đều tay mơ, đụng một chút là huýt còi gọi công an lại lục soát người và hành lý phiền phức lắm, nhiều khi còn bị bắt về để điều tra, mất hết ngày giờ. Nhiều người sau khi được thả ra từ đồn công an đã mỉa mai rằng chế độ ông Tập Cận Bình đang thực tập màn Cách Mạng Văn Hóa thời Mao Trạch Đông.

- Quảng Cáo -

Không được viết hay bình luận về hội nghị Trung ương 3 kỳ thứ 18 thì một số báo đem vụ ông Tổng biên tập tờ báo Tân Khoái mới bị cắt chức ra để viết nên nhiều chi tiết về chuyện tờ báo Tân Khoái phản đối sở Công an tỉnh Hồ Nam như thế nào về vụ bắt ký giả Trần Cửu Châu của tờ báo này một cách trái phép được khui ra. Đưọc biết sở Công an thành phố Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam đã nhờ sở Công an thành phố Quảng Châu gởi giấy mời ký giả Trần Cửu Châu đến làm việc, khi đến thì đã có một chiếc xe của sở công an thành phố Trường Sa chờ sẵn để bắt đi về tội bịa đặt tin tức nói xấu tập đoàn công nghiệp Zoomlion. Ngay sau khi được tin này, tổng biên tập tờ Tân Khoái đã điện thoại thẳng đến sở công an thành phố Trường Sa yêu cầu phải thả ký giả ra với lập luận rằng nếu bài ký giả Trần Cửu Châu viết về tập đoàn Zoomlion có chỗ nào sai sự thật thì phải chỉ ra để chúng tôi đính chính và xin lỗi, nếu không đồng ý thì cứ đưa ra tòa đi, chứ tại sao công an chỉ mới nghe tập đoàn Zoomlion tố ký giả Trần Cửu Châu là đưa xe đến bắt. Bắt như vậy là trái phép, yêu cầu phải thả ra ngay.

Vì công an bỏ ngoài tai những yêu cầu đó nên Tổng biên tập tờ Tân Khoái mới quyết định đăng lời yêu cầu phải thả ký giả Trần Cửu Châu ngay trên trang nhất của tờ báo liên tục trong hai ngày liên tiếp. Đây là lần đầu tiên một tờ báo ở Hoa lục dám nói rõ công an bắt người tùy tiện và cũng chính vì việc này mà Tổng biên tập viên của tờ báo này mới bị cắt chức. Khi bàn chuyện này, báo chí ở Hoa lục còn nói rõ là người đứng đầu tập đoàn công nghiệp Zoomlion cũng là người nằm trong nhóm ‘’Thái Tử Đảng’’ có liên hệ mật thiếp với ông Tập Cận Bình bởi vậy mới bảo công an bắt ký giả Trần Cửu Châu là công an phải bắt chứ chẳng dám cải lệnh.

Theo các nhà hoạt động xã hội ở Trung quốc thì ký giả Trần Cửu Châu chuyên về kinh tế, một lãnh vực tương đối còn được nới lõng kiểm soát hơn chính trị, nhưng vì đụng ngay đến quyền lợi của ông Tập Cận Bình nên mới bị bắt. Mới đây, hãng thống tấn Bloomberg của Hoa Kỳ cho đi một phiên phóng sự điều tra về tài sản kếch sù của gia đình ông Tập Cận Bình gởi ở các ngân hàng nước ngoài, lập tức trang mạng của hãng thông tấn này coi được ở Hoa lục bị tường lửa chận ngay và nhiều ký giả của hãng thông tấn Bloomberg không được cấp visa vàoTrung quốc. Quyền tự do phát biểu, tự do báo chí ở Trung quốc dưới chế độ Cộng sản vốn dĩ đã hạn hẹp vậy mà ngày còn thắt chặt hơn nữa thì có thể nói rằng Truyền thông Trung quốc đã chết mà không sợ lộng ngôn.

 

Chính phủ Nhật trích ngân sách quốc gia để giải quyết tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima

FukhshimaCuối tháng 10 vừa qua, Phong trào chống điện hạt nhân ở Nhật lại bộc phát mạnh để ngăn chận việc chính quyền ông Abe có thể cho phép các nhà máy điện hạt nhân tái hoạt động theo đơn xin của các tổng công ty điện lực của nước này. Ngoài việc nêu rõ hiểm hại của điện hạt nhân, những cuộc mít-ting, biểu tình của người phản đối đều nói rõ chuyện tẩy trừ phóng xạ ở quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima chưa đi đến đâu cả, cư dân ở đó vẫn còn đi lánh nạn và chuyện bồi thường thiệt hại chưa thỏa đáng thì tốt nhất là bắt đóng cửa luôn.

Trong những hoạt động phản đối điện hạt nhân, người ta chú ý nhiều nhất là những buổi đi nói chuyện của ông Koizumi, cựu Thủ tướng Nhật. Tuy đã rời khỏi chính trường, nhưng tiếng nói của ông Koizumi vẫn còn nhiều ảnh hưởng đối với người dân Nhật, đặc biệt là chính giới trong đảng cầm quyền. Đề tài ‘’Điện hạt nhân Zero’’ là một trong những đề tài chính mà cựu Thủ tướng Koizumi đem ra trình bày trong tất cả các cuộc nói chuyện của ông trước công chúng, đến nổi có tin đồn là ông Koizumi dự định thành lập một đảng mới có tên là đảng Chống Điện Hạt Nhân, quy tụ nhiều dân biểu, nghị sĩ của tất cả các đảng có chung ý hướng, để đối đầu lại với đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ của Thủ tướng Abe. Trong thời gian qua, tin đồn này thường được truyền thông Nhật đề cập tới nên cựu Thủ tướng Koizumi đã phải lên tiếng bác bỏ làkhông có chuyện lập đảng mới đảng cũ gì hết. Trong cuộc họp báo hôm 12 tháng 11 vừa qua tại Hiệp hội Ký giả Nhật, ông Koizumi nói rằng lập trường của tôi là chống điện hạt nhân vì nó quá nguy hiểm, nhưng không phải vì thế mà lập đảng mới. Theo tôi thì không cần có điện hạt nhân, Nhật Bản cũng có thể phát triển kinh tế được nếu chúng ta nỗ lực khai thác các nguồn năng lượng thiên nhiên khác và tiết kiệm điện. Chưa nói đến chuyện tai nạn xảy ra mà ngay đến các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng vẫn chưa tìm được cách phế thải thỏa đáng, chỉ có cho chúng vào thùng, hàn kín lại rồi đem chôn dưới lòng đất hay đáy biển đến cả trăm năm sau chưa chắc đã hết phóng xạ. Nếu các nhà máy điện hạt nhân tiếp tục hoạt động thì số lượng thanh nhiên liệu hạt nhân mỗi ngày mỗi nhiều thêm lên thì giải quyết ra sao đây với những của nợ này.Liên quan đến điện hạt nhân nếu Thủ tướng Abe hỏi ý kiến tôi thì tôi sẽ yêu cầu bỏ nó ngay, đây là một quyết định chính trị mà một Thủ tướng có thể làm được. Nếu chính phủ đưa ra đường lối điện hạt nhân Zero thì sẽ có nhiều chuyên gia, khoa học gia tài giỏi đưa ra đề án tốt, khả thi, chứ hiện nay chưa có ai nghĩ ra được cách giải quyết hoàn hảo các thanh nguyên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Sau cuộc họp báo của cựu Thủ tướng Koizumi, số người phản đối điện hạt nhân ở Nhật tăng vọt đáng kể, ngay cả những người ủng hộ Thủ tướng Abe cũng trở thành người phản đối điện hạt nhân. Chuyện bài trừ phóng xạ và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân ở Fukushima chưa được Tổng công ty Điện lực Tokyo giải quyết đến nơi đến chốn vì thiếu tiền nên trong phiên họp Quốc hội Nhật vào ngày 11 tháng 11 vừa qua các dân biểu đã hỏi chính phủ có hỗ trợ gì không ?. Thủ tướng Abe trả lời rằng kể từ nay chính phủ sẽ không đặt tiền đề chừng nào thì trở về lại nhà trong việc trợ giúp cho tất cả những người phải lánh nạn phóng xạ, còn việc tẩy trừ phóng xạ coi như một kế hoạch trường kỳ,một phần của các chi phí này sẽ được trích từ ngân sách quốc gia, nhưng bao nhiêu thì chưa thể quyết định ngay mà phải chờ phản ứng của người dân. Khi được hỏi Thủ tướng nghĩ gì về những phát biểu của ông Koizumi thì ông Abe đáp rằng cựu Thủ tướng Koizumi là một ân sư trong sự nghiệp chính trị của tôi, hơn nữa ai cũng có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng tình hình thực tế cho thấy không thể ngưng điện hạt nhân ngay mà phải từ từ.

Thưa quý thính giả, Nhật Bản có một đội ngũ chuyên gia lỗi lạc về nguyên tử lực đông đảo trên cả trăm người, đó là chưa kể rất nhiều kỹ sư, nhân viên ngành điện hạt nhân tận tâm và dày dặn kinh nghiệm trên 40 năm thế mà khi sự cố Fukushima xảy ra tất cả đều chới với tưởng chừng như bó tay. Nếu Việt Nam có nhà máy điện hạt nhân mà xảy ra tai nạn thì người đâu ra mà cứu dân đây, có chết thì dân chết chứ lãnh đạo đảng CSVN và gia đình của họ có ở Ninh Thuận đâu mà sợ và chắc chắn lúc đó đã chuồn ra nước ngoài rồi, thưa có đúng không.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here