Bùn đỏ titan tràn lênh láng như lũ
Nhiều nhân chứng cho biết lúc này có một nhóm người đi qua con đường này. Bùn đỏ như nước lũ đã cuốn trôi 3 xe máy và làm trượt chân một người. Rất may người này đã chạy thoát kịp thời. Ngoài ra gần 100 ô tô và xe máy phải đứng chờ hai bên đường vì dòng bùn chảy xiết.
Nước bùn đỏ chảy từ phía trong công ty cuốn theo nhiều vật dụng khai thác bằng kim loại nằm ngổn ngang trên đường. Một trụ điện phía trong công ty bị ngã đổ. Lượng bùn đóng trên mặt đường ngập đến đầu gối.
Do lượng bùn đỏ đổ ra quá lớn, tràn sang các khu rừng thông và đi vào nhiều resort đang được xây dựng tại khu vực giáp ranh giữa huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết. Nước bùn đỏ còn tràn sang một số nhà dân lân cận. Còn lượng nước chảy từ công ty đa phần băng qua đường nhựa và đổ thẳng ra phía biển.
Đến khoảng 9g40, công ty trên cho máy xúc dọn dẹp mặt đường và ô tô đã có thể qua lại, nhiều người đi xe máy không dám qua vì sợ trượt ngã.
Miền Trung chìm trong lũ, phẫn nộ dâng cao
Các đợt mưa lũ xối xả xuống miền Trung Việt Nam các ngày từ 13 đến 17/11/2013 mang đến từ áp thấp nhiệt đới kéo dài vào thời điểm thủy triều đang lên khiến miền Trung ngập nặng. Tuy nhiên lý do chính khiến ngập lụt trở thành nghiêm trọng và gây nhiều thiệt hại về người, tài sản gồm nhà cửa và vườn ruộng vô cùng lớn ngoài dự đoán, vì các công trình thủy điện ở Tây Nguyên và khu vực miền Trung đồng loạt xả nước để các hồ chứa nước không bị vỡ. Sự phẫn nộ của dân chúng tăng cao và chỉ trích chính quyền đang lan rộng.
Theo Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung – Tây nguyên, ngay vào khi nước dâng do mưa lớn, cả 15 công trình thủy điện trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã đồng loạt mở cừa xả, bất chấp việc xả nước sẽ trở thành thảm họa cho dân chúng ở khu vực hạ lưu.
Tính đến ngày 17 tháng 11 đã có ít nhất 46 người chết và mất tích do lũ lớn và nước dâng cao đột ngột. Hiện có hàng trăm ngàn căn nhà từ Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quang Ngãi, đến Bình Định, Phú Yên chìm sâu trong nước. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại khu vực Tây Nguyên, ảnh hưởng tới cư dân của các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.
Hệ thống đường sá ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên hư hỏng trầm trọng và gần như bất khả dụng vì bị ngập sâu hay cầu bị nước cuốn trôi. Do độ cao và độ dốc lớn, quốc lộ 19 – con đường nối khu vực đồng bằng duyên hải miền Trung với Tây Nguyên – chưa bao giờ bị ảnh hưởng do lũ lụt gây ra nay cũng đã bị cắt thành ba, bốn khúc. Giao thông đường bộ, đường sắt xuyên Việt đã bị đình trệ và hàng ngàn khu dân cư đang bị cô lập giữa biển nước. Giao thông đường bộ Bắc-Nam cũng gián đoạn vì nhiều khúc quốc lộ 1A ngập nước và cầu bị sập ở Bình Định.
Tuy chưa có thống kê về thiệt hại nhưng thông tin ban đầu do các tỉnh bị ảnh hưởng bởi trận lũ được xem là “chưa từng thấy” này loan báo, cho phép ước tính, số người bị tác động bởi trận lũ vừa kể lên tới hàng triệu. Trong đó có hàng trăm ngàn người hiện hoàn toàn trắng tay, một phần vì lũ quá đột ngột, chỉ kịp “bỏ của chạy lấy người”, một phần vì toàn bộ ruộng vườn, gia súc, gia cầm đã bị hủy hoại.
Dân chúng xem việc đồng loạt xả nước của các công trình thủy điện trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên là vô trách nhiệm, là giết người, là không thể tha thứ. Có facebooker nhận định đó là “tội ác chống loài người” bởi việc xả nước mang tính hủy diệt. Sự bất bình, phẫn nộ không chỉ lan rộng trong dân chúng mà còn thể hiện nơi các viên chức chính quyền địa phương. Ông Huỳnh Vạn Thắng, phó giám đốc của Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, khẳng định với báo giới, các nhà máy thủy điện hoàn toàn không có tác dụng cắt lũ như chính quyền vẫn biện minh khi cho phép xây dựng ồ ạt công trình thủy điện. Tình trạng các công trình thủy điện mọc lên khắp nơi và trở thành thảm họa mới cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên là lỗi của nhà cầm quyền trung ương khuyến khích xây dựng các đập thủy điện. Chỉ riêng hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn ở Quảng Nam chỉ dài khoảng 20km nhưng phải gánh tới hơn 100 dự án thủy điện.
Theo giới chuyên gia về năng lượng và kinh tế, các dự án thủy điện nhỏ không mang mục đích sản xuất điện mà chỉ nhằm kiếm giấy phép phá rừng, khai thác gỗ, quan chức lớn nhỏ chia nhau đút túi.
Đáng lưu ý là không có bất kỳ viên chức nào nhận trách nhiệm hay bị truy cứu trách nhiệm. không biết hậu quả thảm khốc từ trận lũ “chưa từng thấy”, đang diễn ra tại miền Trung và Tây Nguyên có đủ sức lôi viên chức nào trong hệ thống cầm quyền ở trung ương ra tòa.
Trước thực trạng trên kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đề nghị thành lập một ủy ban để tiến hành kiện các chủ nhà máy thủy điện ra tòa.
Lại dùng copy kết quả xét nghiệm của bệnh nhân này để cấp cho bệnh nhân khác
Sai phạm này, theo người đứng đầu bệnh viện y học cổ truyền thành phố Cần Thơ, xảy ra khoảng cuối năm 2012. Theo phúc trình của đoàn kiểm tra của công ty bảo hiểm xã hội thành phố Cần Thơ, khoảng 60 hồ sơ bệnh án tại bệnh viện có dấu hiệu bị bôi sửa, tẩy xóa. Một số bệnh án của trẻ mắc bệnh bại liệt lại mang kết quả xét nghiệm nước tiểu hoặc máu của người bình thường, không mắc bệnh.
Thêm vào đó, chỉ số kết quả xét nghiệm nước tiểu của nhiều bệnh nhân lại giống hệt nhau.
Phúc trình kiểm tra của bảo hiểm xã hội Cần Thơ nói rằng, cán bộ khoa xét nghiệm bệnh viện này thú nhận đã lấy nước tiểu của người này để cấp cho người kia vì… máy hư. Ðôi khi, theo họ, vì không lấy được nước tiểu của bệnh nhân, cuối cùng họ ghi đại chỉ số kết quả của người khác vào giấy chứng nhận xét nghiệm nước tiểu cho người này.
Ông Ðoàn Anh Luân, giám đốc bệnh viện y học cổ truyền thành phố Cần Thơ còn nói rằng, các y bác sĩ của bệnh viện đã buộc phải làm như vậy, trong một số trường hợp không lấy được máu của các bệnh nhân nhỏ tuổi, vì trẻ la khóc om sòm khiến nhân viên y tế không làm việc được, cuối cùng chọn cách “nhân bản” kết quả xét nghiệm cho xong.
Ông Ðoàn Anh Luân còn chống chế khi cho rằng, việc làm nói trên của thuộc cấp ông nhằm mục đích “hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định,” chứ không nhằm mục đích vòi tiền của bảo hiểm xã hội. .
Ðây là vụ copy kết quả xét nghiệm thứ hai xảy ra tại Việt Nam. Vụ đầu tiên xảy ra tại bệnh viện Hoài Ðức, Hà Nội đã gây rúng động mạnh trong dư luận. Từ tháng 7, 2012 đến tháng 5, 2013, tức trong vòng 10 tháng, khoa xét nghiệm bệnh viện này đã phát ra trên 1,000 bản xét nghiệm copy từ kết quả của người khác. Vụ này bị vỡ lở vì có đơn tố cáo của 3 y bác sĩ làm việc tại bệnh viện.
Báo Mỹ tố con gái Ôn Gia Bảo nhận hối lộ
Trong khoản thời gian này, tập đoàn đã trả thù lao cho con gái Thủ tướng Trung Quốc 1,8 triệu đô la để đổi lấy nhiều hợp đồng quan trọng. Tờ báo Mỹ cho biết thêm, bà Ôn Như Thuần đã mở văn phòng tư vấn dưới bí danh là Trương Bành Hợp (Lily Chang). Bê bối giữa ngân hàng Mỹ JP Morgan Chase với thân nhân các lãnh đạo Trung Quốc liên quan đến Tổng công ty Đường Sắt không chỉ dùng lại ở con gái cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, mà còn liên hệ đến nhiều nhân vật khác, như con gái một quan chức cũng trong ngành Đường sắt Trung Quốc mà nay đã bị thất sủng.
Vào cuối tháng 10/2012, báo New York Times từng hé lộ về tài sản khổng lồ của gia đình ông Ôn Gia Bảo sau hai nhiệm kỳ ông làm Thủ tuớng. Theo đó, tài sản tích lũy được của mẹ, vợ, con trai và em trai ông lên tới 2,7 tỷ đô la.
Leave a Comment