Quảng Cáo

Phản đối CS Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc

Quảng Cáo

Phản đối CS Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc

Ngày 6.11.2013, các đại biểu quốc hội Châu Âu, các dân biểu của Anh, Canada, Úc, Mỹ, tổ chức Theo dõi nhân quyền Liên hiệp quốc, cùng các tổ chức tranh đấu nhân quyền và dân chủ của các nước trong đó có đảng Việt Tân đồng ký tên vào thư phản đối nhà nước CS Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Kháng thư vừa gửi đến Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, Samantha Power, và Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại, Catherine Ashton, kêu gọi Mỹ và EU công khai phản đối việc Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Algeria, Jordan, Nga, Ả Rập Saudi  trở thành thành viên trong Hội đồng tại cuộc bỏ phiếu vào ngày 12.11 sắp tới.

Thư thúc giục đại diện của Mỹ và Liên hiệp Châu Âu có hành động ngăn chặn các nước ứng cử vừa kể vì thành tích nhân quyền của họ không xứng đáng với thanh danh của Hội đồng nói riêng và của Liên hiệp quốc nói chung.

Thư viết rằng theo nghị quyết của Đại Hội đồng, ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc phải là các quốc gia duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thăng tiến và bảo vệ nhân quyền. Trong khi đó các nước vừa kể bao gồm Việt Nam lại không đáp ứng các tiêu chuẩn căn bản nhất này, có thành tích rất tệ trong việc bảo vệ nhân quyền nội địa và phát huy nhân quyền tại Liên hiệp quốc.

Những người ký tên trong thư đề nghị thay vì để cho các chính phủ phi dân chủ này có tầm ảnh hưởng đối với các quyết định quan trọng về nhân quyền, thì cần có các Nghị quyết ở Liên hiệp quốc truy trách nhiệm và lên án các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng có hệ thống của các quốc gia đó.

Kháng thư kêu gọi Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc và Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại hãy lên tiếng vì hàng triệu nạn nhân trên thế giới đang cần một cơ quan nhân quyền quốc tế hiệu quả và khả tín.

 

Hà Nội: Dân bao vây nhà máy xả khí độc 

Mặc dù đã cam kết tạm ngưng xả khí thải trong vòng 1 tháng để xử lý hệ thống lọc khí trước khi thải ra bên ngoài, thế nhưng nhiều ngày qua, Công ty TNHH phát triển công nghệ, tin học và thương mại Hòa Bình chuyên sản xuất cao su xốp cách nhiệt lại tiếp tục xả ra khí độc hại gây ô nhiễm môi trường sống, khiến gần 100 người dân thôn Quảng Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội và công nhân Công ty may Sico nằm kế bên Công ty Hòa Bình đã tụ tập, bao vây, căng băng rôn trước cổng nhà máy để phản đối vào sáng ngày 6.11.2013.

Cuộc bao vây để phản đối tình trạng ô nhiễm trước nhà máy Công ty Hòa Bình bùng nổ từ ngày 14.10.2013. Theo người dân huyện Quốc Oai cho biết, họ không thể tiếp tục ngửi mùi hôi khí độc từ nhà máy thải ra. Người dân cho rằng, khí thải nhà máy được tuôn vào không gian từ các lò nung lớn chứa đầy mùi cao su nguyên chất và hóa chất làm ô nhiễm không khí trầm trọng.

Bà Phùng Thị Giang, công nhân nhà máy Sico ở cạnh công ty Hòa Bình xác nhận rằng, nhiều công nhân Sico đã nghỉ việc để tránh ô nhiễm. Bà Giang cho biết, không ai chịu nổi mùi hóa chất nồng nặc lan tỏa khắp khu vực. Một số cư dân thôn Quảng Yên cũng nói rằng rất nhiều người bị viêm đường hô hấp kể từ khi công ty Hòa Bình bắt đầu hoạt động nhà máy sản xuất xốp cao su cách nhiệt. Người dân còn tố thêm, nước thải ra sông từ nhà máy này làm cá chết hàng loạt.

Bà Nguyễn Thị Sót

Được biết trước đó vào ngày 12.10.2013, Công ty Hòa Bình đã bị UBND H.Quốc Oai xử phạt 15,5 triệu đồng vì không có cam kết bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất và được yêu cầu chấm dứt hoạt động xả khí mùi. Công ty Hòa Bình đã cam kết trong thời gian tới công ty tiếp tục nâng cấp hệ thống lọc khí thải, nâng chiều cao ống khí… hạn chế khí mùi ảnh hưởng tới môi trường và người dân xung quanh.

Bà Nguyễn Thị Sót (75 tuổi), một cư dân địa phương cho biết từ sau ngày 14.10, công ty Hòa Bình ngưng xả khí được khoảng 10 ngày, nhưng mấy ngày nay lại tiếp tục xả khí mùi hăng hắc, gây tức thở, vô cùng khó chịu, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Vì vậy ngày 6.11 người dân lại kéo đến bao vây nhà máy, đòi chính quyền phải can thiệp, ngăn chặn hoạt động của công ty Hòa Bình gây ô nhiễm môi sinh.
CA tra tấn, ép cung trẻ 16 tuổi

Phương Phương và mẹ

Vào ngày 5.11.2013, công an xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang chỉ vì nghi ngờ em Nguyễn Hoàng Phương Phương (16 tuổi) ăn cắp xe đạp nên đã ập vào trường của em Phương giữa giờ học, giải em đi về đồn tra tấn, buộc phải nhận tội ăn trộm.

Toàn bộ học sinh của trường PTTH Nguyễn Văn Linh, ấp Cầu Muống, xã Tân Thành ngày hôm đó đều sợ hãi và xôn xao vì biết Phương là một học sinh hiền lành, khó có thể là người đi ăn trộm, lại bị bắt giải đi giữa giờ học, trước toàn trường như vậy.

Phương là con trai út của cố nhạc sĩ Hoàng Phương. Làng xóm gần kề biết nhau, nên Phương luôn biết cách giữ danh dự cho gia đình, dù nhà nghèo, không có điều kiện như chúng bạn. Nhạc sĩ Hoàng Phương, là tác giả của nhiều bài hát lừng danh như Hoa Sứ Nhà Nàng, Mẹ Gò Công… Ông mất năm 2002.

Khi Phương bị công an viên tên Hoàng giải về đồn, dù bị đánh đập, Phương khóc và chịu đòn chứ nhất quyết không để bị gán tội vô lý như vậy. Công an viên tên Hoàng đã đánh và tát em Phương liên tục, sau đó lại sử dụng nghiệp vụ đánh không để lại thương tích, bằng cách lấy báo cuốn lại mà đánh đập em Phương, nhưng vẫn không sao ép được Phương nhận tội.

Điều ghê sợ là trong việc bắt giữ, tra tấn em Phương suốt chiều đến tối, công an cũng như nhà trường không hề thông báo cho gia đình em Phương. Mãi khi đến tối, bà Vân, mẹ của em Phương đi làm về mới hoảng kinh khi biết sự việc thì thân thể con mình đã bị bầm dập.

Theo nhạc sĩ Tuấn Khanh thì lâu nay những chuyện đau lòng như trên vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước, thậm chí đã có những em bị tổn thương tâm lý đến mức đã tìm đến cái chết. Chỉ cách Saigon có 2 giờ đồng hồ xe chạy mà nạn bạo hành của công an đã như vậy, ở những nơi xa hơn nữa thì mạng người có còn gì?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh tự hỏi trẻ em Việt Nam cứ bị công an, quan chức đối xử tệ mạt như vậy thì không biết tương lai của con người và đất nước VN sẽ đi về đâu ?

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux