Quảng Cáo

Sửa Hiến Pháp: mọi chuyện nên bắt đầu từ chính cái đầu

Quảng Cáo

Sửa Hiến Pháp: mọi chuyện nên bắt đầu từ chính cái đầu

Trong khi giới lãnh đạo Ðảng CSVN muốn Quốc Hội Việt Nam thông qua dự thảo Hiến Pháp, vốn chẳng có gì mới so với Hiến Pháp hiện hành ngay trong kỳ họp này, có vẻ một số đại biểu Quốc Hội đang muốn cưỡng lại chỉ đạo đó.

Ls. Trương Trọng Nghĩa

Trong buổi thảo luận về Dự thảo Hiến Pháp mới hôm 5 tháng 11, ông Trương Trọng Nghĩa, một luật sư, thành viên Ban Chủ Nhiệm Ðoàn Luật Sư Sài Gòn, đồng thời là thành viên bộ phận điều hành Liên Ðoàn Luật Sư Việt Nam và là đại biểu TP/ Sài Gòn đã cảnh báo đồng liêu rằng sửa Hiến Pháp là công việc trọng đại. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc Hội khóa 13 đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của dân tộc chứ không phải là cản trở tiến bộ.
Ông Nghĩa nhấn mạnh: “Nhân dân góp ý và chờ đợi sự thay đổi, trong đó có ba nội dung lớn cần được đổi mới, đó là đổi mới phương thức lãnh đạo trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, đổi mới thành phần kinh tế nhà nước và đổi mới về pháp luật đất đai.”

Ông Nguyễn Sĩ Dũng

Trao đổi với tờ Tuổi Trẻ, Ông Nguyễn Sĩ Dũng, phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Việt Nam, – người từng học luật tại Ðức cho biết:  Không có sự cầm tù nào thê thảm và tàn hại bằng sự cầm tù tư duy của con người. Ðổi mới tư duy phải là bước đầu tiên và cũng là bước tiếp theo cho mọi đổi mới.
Giống như một số đại biểu Quốc Hội, ông Dũng khẳng định việc xem xét, sửa đổi Hiến Pháp hiện hành là “cơ hội lịch sử để thiết kế nền quản trị quốc gia đáp ứng được yêu cầu của thời đại, tạo ra xung lực mới cho sự phát triển.” Ðồng thời khẳng định, “mọi chuyện nên bắt đầu từ chính cái đầu của chúng ta.”

Tuy Ðảng CSVN đã đề cập đến “đổi mới tư duy” từ lâu nhưng theo ông Dũng, vấn đề nằm ở chỗ thiếu những kiến thức mới, những khái niệm mới… và vì vậy “khó lòng đổi mới được tư duy.” Theo ông Dũng, không thể đổi mới tư duy bằng cách “xào nấu lại các giáo điều xưa cũ.”

Ông Dũng cảnh báo, chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, sẽ không có tương lai. Có nhiều vấn đề cơ bản mà nếu không được thiết kế trong Hiến Pháp thì rất khó mở đường cho việc đổi mới tiếp theo nền quản trị quốc gia.

 

TPP là cơ hội hay thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam?

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ đề xướng hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán, là một thỏa thuận tự do thương mại đa phương nhằm hội nhập các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Đã có 5 nước ký kết, và 5 nước đang thương lượng là Úc, Malaysia, Pérou, Hoa Kỳ và Việt Nam. Mục tiêu ban đầu của TPP là cắt giảm 90% các loại thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên và đến năm 2015 thì mức thuế sẽ bằng 0.

Đối với ngành dệt may, một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì đây là một cơ hội quan trọng để mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường rộng lớn của Mỹ đầy hấp dẫn. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ lớn thứ nhì, chỉ sau Trung Quốc.

Nếu thành công trong việc đàm phán, thì 95 chủng loại sản phẩm dệt may của Việt Nam đang xuất khẩu vào Mỹ sẽ được hưởng thuế suất 0%, trong khi thuế suất hiện nay lên đến 17,5%.

Tuy nhiên khiếm khuyết lớn của ngành dệt may Việt Nam là nguồn nguyên liệu bị lệ thuộc vào nước ngoài. Chẳng hạn bông phải nhập đến 99%, nguyên liệu xơ nhập 50% từ các nước, chưa kể các loại phụ liệu mà đa số đến từ Trung Quốc. Trong khi đó một trong những điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan là phải chứng minh nguyên, phụ liệu có xuất xứ từ Việt Nam hay các nước thành viên TPP.

ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan Thành phố Sài Gòn cho biết: Trong thời gian vừa qua khi nền kinh tế VN đang đối đầu với những khó khăn, nhiều ngành mà Nhà nước tập trung vốn rất lớn gặp khó khăn về đầu vào, về điều hành v.v…thì bản thân ngành dệt may vẫn tiếp tục phát triển, dù chỉ được chính phủ nuôi bằng chính sách. Điều này cho thấy bản thân ngành dệt may có được sức sống nhất định.

Do đó TPP là một cơ hội mở ra rất lớn cho ngành dệt may mà Việt Nam không có được nhiều lần như vậy, để vào được thị trường khổng lồ trên thế giới là thị trường Mỹ. Vì thị trường trên thế giới chỉ có hai khu vực lớn của ngành dệt may, một là của Mỹ và của EU. Mà EU hiện nay cũng ở chừng mực nhất định, do bản thân thị trường này cũng không thể tiếp nhận được nhiều nữa.

 

Hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Việt Nam sẽ vượt 30 tỷ đôla

Theo tin từ báo chí trong nước, Bộ Công thương CS Việt Nam cho hay, cho tới cuối năm nay hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ vượt hơn 30 tỷ đôla.

Hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng nhanh chóng trong những năm gần đây từ mức hơn 16 tỷ đôla năm 2009 lên hơn 28 tỷ đôla vào năm 2012.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng mạnh với ưu thế nghiêng về hàng hóa Trung Quốc và khoảng cách nhập siêu của Việt Nam cũng liên tục được nới rộng.

Theo Bộ này, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng 2013 từ thị trường châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, riêng Trung Quốc chiếm hơn 27% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Riêng hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc có tới 43 nhóm với kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 26 tỷ đôla, trong đó có 5 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ đô trở lên. Phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đều đạt kim ngạch từ vài chục đến vài trăm triệu đôla/nhóm hàng.

Trong khi đó, xuất khẩu 9 tháng năm 2013 của Việt Nam sang Trung Quốc tăng nhẹ ở mức 2,61%, nhưng không bù đắp nhập khẩu từ thị trường này, dẫn đến thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux