Quảng Cáo

Hà Tĩnh: Hàng ngàn lao động Trung Quốc làm việc “chui”

Quảng Cáo

Hà Tĩnh: Hàng ngàn lao động Trung Quốc làm việc “chui”

Theo một bản phúc trình của đồn biên phòng Đèo Ngang thuộc tỉnh Hà Tỉnh mới đây cho biết, có ít nhất 2.600 công nhân ngoại quốc hiện diện tại khu kinh tế Vũng Áng, trong đó công nhân Trung Quốc chiếm đến gần 59%.

Trong khi đó, theo Ban quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng, chỉ có khoảng 1.100 công nhân ngoại quốc được cấp giấy phép làm việc tại đây. Như vậy, người ta có thể tính được số thợ ngoại quốc đang làm việc “chui” tại đây khoảng 1.500 người.

Theo cán bộ Ðồn biên phòng Ðèo Ngang, phần lớn công nhân người Trung Quốc hiện diện tại đây để làm việc lao động chân tay, tức loại lao động phổ thông, không đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn. Tình trạng này xảy ra, theo cán bộ này, là hậu quả của việc một loạt công ty Trung Quốc trúng thầu xây dựng công trường Formosa tại Khu Kinh tế Vũng Áng. Người này nói rằng, sau khi trúng thầu, các công ty Trung Quốc lập tức đưa người của họ sang.

Còn theo ông Nguyễn Văn Ðàn, phó chỉ huy Ðồn biên phòng Ðèo Ngang, thợ Trung Quốc làm việc tại Vũng Áng liên tiếp dính líu đến nhiều vụ trộm cắp, chém giết, kể cả đình công tại địa phương thời gian qua. Mới đây, công an địa phương còn bắt được quả tang một nghi can Trung Quốc trộm sắt, thép tại công trường Formosa mà ông đang làm việc. Ngày 7 tháng 8. 2013, một vụ án mạng xảy ra tại huyện Kỳ Anh làm một người lao động Ðài Loan thiệt mạng chỉ vì thù oán cá nhân.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng nói rằng, lao động phổ thông người nước ngoài ở đây quá đông. Họ sang đây theo diện du lịch rồi trốn ở lại làm việc, nhưng đơn vị ông không có thẩm quyền kiểm soát, xử phạt và trục xuất lao động “chui” tại địa phương, vì chức trách thuộc công an và sở Lao động – Xã hội tỉnh.

 

Hiến pháp mới của VN vẫn sẽ là Hiến pháp phản dân chủ ?

Sáng ngày, 22/10/2013, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa 13, ông Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam đã trình bày Báo cáo giải trình việc gọi là tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo cáo giải trình này cho thấy là bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dự trù sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này, sẽ không có gì thay đổi căn bản đối với những điều vốn gây ra nhiều tranh cãi như:

Về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội chẳng những không thay đổi theo hướng dân chủ đa nguyên mà lại nới rộng thêm điều kiện cho Đảng cộng sản tuyên bố về quyền lãnh đạo đất nước, khi ghi nhận rằng Đảng này là “đội tiên phong” của không riêng gì “giai cấp công nhân” Việt Nam như trong Hiến pháp 1992, mà còn của cả “dân tộc Việt Nam”, mà theo ông Phan Trung Lý là vì “đa số ý kiến tán thành”.

Về vấn đề sở hữu đất đai thì vẫn là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý

Theo những gì trình bày của ông Phan Trung Lý thì dù vẫn có ý kiến về việc đổi tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Lý cho biết đa số ý kiến đại biểu và nhân dân đồng ý giữ tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì đã thân quen với nhân dân và được quốc tế công nhận.

Về đề nghị bổ sung quy định về Hội đồng Hiến pháp vào dự thảo, ông Phan Trung Lý cho rằng không cần thành lập Hội đồng Hiến pháp, bởi vì « đa số đồng ý với việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành » .

Về đề nghị quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp, ông Phan Trung Lý cũng cho rằng không cần thiết, mà « để luật quy định, tùy vào tình hình thực tiễn của mỗi giai đoạn phát triển đất nước ».

Trong phần giải trình, ông Phan Trung Lý thường viện dẫn hai chử đa số. Phải chăng cái gọi là đa số đó chỉ là những đảng viên có chức có quyền của đảng CSVN chứ không là đa số của 90 triệu người dân VN?

Cũng trong kỳ họp quốc hội lần này, ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ đã báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2013. Theo đó thì số vụ án tham nhũng gây thiệt hại trên 9.000 tỷ đồng và 51.000 lượng vàng, nhưng chỉ mới thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 900 tỷ đồng, đạt dưới 10% số tài sản phải thu hồi. Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đánh giá, những vụ việc tham nhũng được phát hiện chủ yếu là các vụ nhỏ, gây thiệt hại không lớn về tiền và tài sản của Nhà nước và các đối tượng chủ yếu là cán bộ cấp xã, thôn… số vụ tham nhũng lớn ít được phát hiện. Trong khi trên thực tế, tình hình tham nhũng trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, quản lý vốn và tài sản nhà nước vẫn chưa có dấu hiệu giảm, nhiều vụ gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời, hiện tượng bỏ lọt tội phạm, hay nhiều hành vi liên quan đến tham nhũng chỉ bị xử lý kỷ luật, hành chính vẫn tồn tại…

 

Người HMong kéo về Hà Nội đòi thả người.

Cho tới nay hàng trăm người dân Hmong vẫn còn trụ lại tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội để khiếu kiện đòi thả người.

Theo trình bày của người dân Hmong tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng thì tất cả dân tộc Hmong sống trong 4 tỉnh phía Bắc là Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang đều bị đàn áp tàn nhẫn, vì không nghe theo lệnh của cán bộ địa phương cấm không cho họ sống đời sống văn minh mà bắt trở về với các phong tục tập quán lạc hậu như xưa, đó là người chết phải treo trên tường 7 ngày 7 đêm và phải bón cơm, phải mổ trâu mổ bò ngồi ăn cùng với xác chết 7 ngày 7 đêm rồi vác xác chết đi chôn không quan tài, 13 ngày sau lại phải mổ trâu bò cúng ma.

Từ năm 1989 người Hmong thuộc 4 tỉnh phía bắc VN đã xây dựng cho mình một cuộc sống mới, từ bỏ phong tục cổ hủ, lạc hậu, họ đã thống nhất mỗi nơi làm một cái nhà nhỏ để đồ tang lễ để mỗi khi ai chết mang ra dùng. Người Hmong không chấp nhận cán bộ và công an mang dùi cui điện và còng số 8 đến đàn áp, phá nhà tang lễ và đánh đập người dân, nhiều người bị bắt mang đi. Một người bị bắt là anh Dương Văn Minh, trú quán thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Anh này bị xử 5 năm tù với tội danh cáo buộc „tổ chức tôn giáo trái pháp luật“.

Người H Mông rất biết ơn anh Dương Văn Minh, vì từ năm 1989 anh Minh là người đã giúp người H Mông cải đổi đời sống khỏe mạnh, trong môi trường trong lành , không còn ám ảnh bởi ma tà cúng tế, mổ trâu bò suốt 7 ngày 7 đêm nữa

Những người Hmong kéo về Hà Nội đòi nhà cầm quyền phải trả tự do cho anh này, cùng truy tố những cán bộ làm sai pháp luật, bồi thường thiệt hại, trả lại những đồ tang lễ, không được phá nhà bảo quản đồ tang lễ để họ trở về với cuộc sống bình an và văn minh.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux