Quảng Cáo

“Fin de siècle”

Quảng Cáo

Kính thưa quý thính giả, trong mục bình luận hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý vị một bài viết có nhan đề tiếng Pháp là  “Fin de siècle” của một học giả người Mỹ là Jonathan London, nhận định về những sự kiện lớn ở Việt Nam trong tháng 10 này. Từ đó đề nghị phương hướng cần thiết mà Việt nam phải hướng tới.  Giáo sư tiến sĩ Jonathan London là nhà nghiên cứu cốt cán của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á – Southeast Asia Research Center (SEARC) của Viện Đại Học Hông Kông, là cộng tác viên của báo  tiếng Anh South China Morning Post và là tác giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về Việt Nam. Ông đọc, nói và viết tiếng Việt như người Việt Nam. Còn tựa đề bài viết  “Fin de siècle” được gửi đến quý vị  ngày hôm nay nghĩa là gì ? Mời quý vị nghe sau đây bài viết sẽ rõ.

 

Trong đầu tháng 10 năm 2013 toàn dân Việt Nam đã có một cơ hội để cùng một lúc suy ngẫm về vai trò quyết định của một nhân vật có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử hiện đại của đất nước. Và trong hai tuần còn lại, toàn dân sẽ có một cơ hội nữa để cùng một lúc suy ngẫm về định hướng tương lai đất nước.

Dù nghĩ gì về Đại tướng Giáp, thì tôi cũng nhìn thấy nhiều tác động khá tích cực sau sự khuất núi của ông. Chính sự ra đi của Ông đã khuyến khích một cuộc thảo luận khá công khai trong xã hội. Dư luận bàn không chỉ là về ý nghĩa và vai trò lịch sử của Ông mà còn là những câu hỏi sâu nữa…

 Cơ bản nhất là sự nhận xét của nhiều người là sự ra đi của Tướng Giáp là sự kết thúc của một thời đại và, vì thế cũng là sự mở đầu của một thời đại mới; cái mà người Pháp quen gọi là ‘Fin de siècle‘.

Câu hỏi đạt ra là sẽ là một Fin de siècle như thế nào?! Hoặc Việt Nam sẽ bước vào một thời đại mới một cách ngày càng cởi mở và tự tin; hoặc Việt Nam sẽ vấp phải vào thời đại mới một cách vụng về. Không ai biết trước được câu trả lời. Tuy nhiên, sau cùng, sẽ phụ thuộc vào khả năng của cả người dân lẫn chính quyền để nắm bắt và xử lý những hạn chế trong nền chính trị của đất nước hiện nay.

Vấn đề là làm sao bước vào tương lai chung đó khi nền văn hóa chính trị của Việt Nam (kể cả nhiều người đang sống ở ngoài nước) vẫn tiến triển quá chậm vì những hạn chế về mặt thể chế và những “bệnh lý dư luận”.

Trong tuần vừa rồi, ta có nghe thấy quá ít phát biểu hay và chân thật. Thay vì nói một cách thẳng thắn về những đóng góp của Đại tướng trong cả cuộc đời của Ông, chúng ta đã nghe quá nhiều phát biểu bảo thủ, nhàm chán, với nội dung nghèo nàn, mang tính tuyên giáo và tôn giáo.

Đối với một “sinh viên” ngành lịch sử xã hội và chính trị, những lễ nghi chính trị xoay quanh Quốc Tang của Đại tướng Giáp là hết sức lôi cuốn. Nhưng, sau khi tôi quan sát những lễ nghi này tôi tự suy nghĩ bao giờ Việt Nam sẽ chuyển từ “những tôn giáo chính trị” của hôm nay?

Và dù đã có nhiều thảo luận sâu sắc trên mạng, cũng đã có quá nhiều trận “ném đá” giữa những “tù nhân của lịch sử”, những người đặt niềm tin trên lý trí.

Nhưng, trước khi buồn các bạn cũng cần phải đồng ý với tôi rằng dư luận mạng đã có rất nhiều bài hay và sâu sắc từ mọi phía. Những bài đó là một hiên tượng tích cực, hàm ý nhiều người Việt cả trong lẫn ngoài bộ máy càng nhìn rõ hơn những hạn chế của thể chế, những bệnh lý mà Việt Nam phải khắc phục nếu muốn có một nền chính trị hiệu quả hơn.

Rõ rằng những người khẳng định mọi thứ ở Việt Nam đều tốt đẹp và đúng đắn ắt có một tầm nhìn hạn chế, chính họ phải suy nghĩ lại về những giả định của mình, cũng như những người chỉ muốn nói xấu đến chính quyền một cách bừa bãi.

Nếu nói về giới lãnh đạo thì sự khằng định cho rằng Việt Nam đã đến một Fin de siècle là đúng. Nhưng việc đó sẽ chẳng có ý nghĩ gì thực tiễn cả nếu không có những thay đổi cơ bản từ trong những thể chế xã hội chính trị của đất nước.

Nói tháng 10 này là một tháng có ý nghĩa lớn là đúng. Đầu tháng đã có một cơ hội hiếm có để suy ngẫm về quá khứ. Và cuối tháng sẽ có những quyết định to lớn ở Quốc hội. Ở Việt Nam, hai vấn đề lấn cấn nhất là mất tự do và mất đất. Riêng tôi hy vọng cuối tháng 10 này Việt Nam sẽ không mất một cơ hội nữa để có một Hiến Pháp mà toàn dân Việt Nam đều có thể ủng hộ được và trong đó đồng thời đề cập đến vấn đề đất. Kể cả tôi, là một người không hâm mộ tư bản nhận rõ những quyền sở hữu phải rõ ràng nếu muốn Việt Nam phát triển một cách bền vững, minh bạch, và văn minh.

Chúng ta (là người Việt và là những bạn của đất nước) phải chấp nhận, muốn bước vào một thời đại mới, một thời đại được kỳ vọng hơn phải xóa bỏ những hạn chế về cả thể chế lẫn bệnh lý. Muốn nó, nhiều dân Việt Nam cả ở trong lẫn ngoài bộ máy, phải nỗ lực hơn nữa để tiến lên một nền văn hóa thực sự cởi mở, tự do.

Sáng nay tôi đã thảo luận với một người bạn lâu năm về những vấn đề của đất nước. Chị ấy có nhận xét rằng nhiều người ngoài bộ máy đang đòi cải cách không có đủ kinh nghiệm và vị trí để làm, trong khi đó những người trong bộ máy vẫn hạn chế hay sợ để làm những gì cần làm. Tinh trạng này thật khó xử.

Thế thì làm gì? Cách tốt nhất để ban vinh dự cho những người đã hy sinh cho nền độc lập của Việt Nam là chấm dứt những hành vì bảo thủ và đi thẳng vào giải quyết những vấn đề của đất nước. Rõ ràng, nói dễ hơn là làm.

 

JL
Vỉa hè Trần Hưng Đạo, Hà Nội


Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux