Hôm 16/10, 57 thành viên quốc hội Na Uy, những người thuộc Nhóm ủng hộ Amnesty International với đủ mọi đảng phái, đã viết bức thư gửi tới ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thả Luật sư Lê Quốc Quân và những nguời tù nhân lương tâm, bởi họ không có tội khi đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Lá thư nói nhà cầm quyền VN phải tôn trọng Công ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị và Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ Người Hoạt Động Nhân Quyền, cũng như luật sư Quân có quyền gặp gia đình, luật sư của mình, và nhận được những chăm sóc y tế cần thiết.
Ông Lê Quốc Quân đã đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam trong nhiều năm nay, cùng với nhiều nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do ngôn luận khác, đã bị tù đầy và tước đoạt quyền tự do cá nhân của mình. 57 thành viên mong rằng Việt Nam cần phải cho phép để cho người dân của mình được hưởng các quyền con người và quyền công dân, bao gồm quyền tự do ngôn luận qua hệ thống báo chí, truyền thông xã hội và blog, và chấp nhận những tiếng nói không phải lúc nào cũng đứng về phía chính quyền.
Nhóm ủng hộ Amnesty International trong Quốc Hội Nauy bao gồm các thành viên quốc hội thuộc mọi đảng phái, những người chia sẻ một niềm tin rằng nếu không có các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận, thì một xã hội cởi mở sẽ không thể phát triển và thịnh vượng. Chúng tôi không thể ngồi im lặng khi sự bức hại đang diễn ra cho những người chỉ đơn giản là cất tiếng nói đòi quyền tự do cho đồng bào mình. Đó là lý do tại sao nhóm này yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Lê Quốc Quân cùng với những tù nhân lương tâm khác, những người có nhiệm vụ cung cấp thông tin và truyền bá kiến thức cho người khác về tình trạng quyền con người ở Việt Nam.
Ngày 15/10 đã kết thúc chuyến viếng thăm 3 ngày tại Việt Nam của Thủ tướng Trung cộng Lý Khắc Cường. Trong buổi họp báo cuối cùng, hai bên đã cho phổ biến bản Tuyên bố chung về hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung, khẳng định tiếp tục phát triển quan hệ song phương, đặc biệt trong các hợp tác về kinh tế, kiểm soát các tranh chấp trên biển, duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Trong chuyến công du này, một số thỏa thuận về thương mại, nghiên cứu về môi trường giữa hai bên đã được ký kết, trong đó có Hiệp định về việc mở Cơ quan xúc tiến Thương mại giữa hai nước, cũng như một thỏa thuận về văn hóa thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội.
Thống kê cho biết thương mại song phương giữa hai nước đạt 41.2 tỷ đô-la năm 2012, nhưng cán cân nghiêng hẳn về phía Trung cộng vì hàng hóa ở Việt Nam xuất cảng sang Trung cộng không có bao nhiêu, theo số liệu được chính Việt Nam công bố cách đây hai ngày. Mục tiêu của hai nước đặt ra trong bản Tuyên bố chung kể trên là nâng mức kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 60 tỷ đô-la vào năm 2015. Hiện tại, kinh tế Việt Nam tiếp tục ở trong tình trạng phụ thuộc vào Trung Cộng, với tình trạng nhập siêu ngày càng tăng, 16.3 tỷ đô-la trong năm ngoái, so với 12.7 tỷ đô-la năm 2010.
Theo hãng tin Bloomberg, Hà Nội tăng cường sự tin cậy về chính trị với Bắc Kinh qua chuyến công du của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, trong bối cảnh Việt Nam và Trung Cộng tập trung phát triển kinh tế và giảm nhẹ các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Liên quan đến Biển Đông, lãnh hải Việt-Trung, một điểm mới là hai bên đồng ý thành lập một nhóm công tác để bàn bạc về khả năng hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cao cấp về biên giới lãnh thổ Việt Trung trước đây, mà ai cũng biết Bắc Kinh đã ép Việt Nam phải cắt đất dâng cho quan thày kể cả ải Nam Quan và thác Bản Giốc. Đồng thời, hai nước thỏa thuận đẩy nhanh các dự án hợp tác tại một số khu vực được coi là ít nhạy cảm như Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ, hay Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang. Hôm qua 14/10, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh tuyên bố việc thành lập một nhóm công tác phối hợp hợp tác trên biển kể trên là một tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên những nhà quan sát lại cho rằng điều này cho thấy Hà Nội đang thần phục Trung cộng hơn, dù quan hệ Việt – Trung nhìn chung xấu đi trong ba năm gần đây, đặc biệt do các căng thẳng gia tăng tại Biển Đông. Vào tháng 3 vừa rồi, tàu Trung Cộng đã bắn vào một tàu cá Việt Nam, gây nhiều phẫn nộ tại Việt Nam, tiếp theo đó là lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương mà Trung Cộng áp đặt hàng năm từ tháng 5 đến đầu tháng 8 bị Việt Nam phản đối, cùng với việc tàu thuyền Trung Cộng ngăn cản Phi Luật Tân và Việt Nam tìm kiếm các nguồn dầu khí. Trong thời gian qua, Bắc Kinh chỉ muốn đàm phán song phương với những nước láng giềng trong các tranh chấp chủ quyền, mà ai cũng biết là để dễ bề bắt nạt những nước đàn em như Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Trong buổi tòa đàm về “Vấn đề độc lập-tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” do Quỹ Hòa Bình và Phát Triển Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn sáng ngày 15 tháng 10, cựu Phó Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Thị Bình tuyên bố rằng xác nhận rằng, kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc nước ngoài, nhiều nguy cơ đáng sợ mà Việt Nam đang phải đối mặt là hàng loạt nhà máy phá sản; người Việt Nam bỏ mặc thị trường cho hàng nhập cảng các loại; hàng vạn công nhân thất nghiệp…
Ðáng nói là kim ngạch xuất cảng của Việt Nam, nếu có, cũng là công của các công ty ngoại quốc đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Còn theo ông Trần Ðình Thiên, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Trung Ương, Việt Nam khó tránh cảnh “lệ thuộc bên ngoài ngày càng nặng.” Các công ty Việt Nam từ lĩnh vực tư nhân cho nên nhà nước đều “yếu” thấy rõ. Vì vậy, họ bị “thua” ngay trong lĩnh vực xuất cảng những sản phẩm lâu nay chiếm ưu thế như gạo, cà phê,.., một chiến lược kinh tế không thúc đẩy sự hình thành “nội lực” quốc gia thì không thể nào bảo đảm được một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Theo cuộc xếp hạng của Diễn Ðàn Kinh Tế Thế Giới trong hai năm 2011 và 2012, Việt Nam tuột 16 bậc, được xếp thứ 75, mức thấp nhất kể từ khi được đưa vào danh sách xếp hạng.
Mặt khác, theo VNExpress, chỉ sau hai năm gia nhập tổ chức quốc tế WTO, Việt Nam nhập siêu kỷ lục. Tám tháng đầu năm 2013, trị giá hàng hóa của Việt Nam nhập cảng lên đến 11.8 tỉ đôla, tăng 5.2% so với tháng trước và cao hơn cùng kỳ năm 2012 đến 13.5%.
Một nhóm sinh viên Hong Kong cho biết họ sẽ ủng hộ một phong trào bất tuân dân sự rộng khắp chiếm trung tâm thương mại vào năm sau, trừ phi chính phủ công bố kế hoạch tham khảo ý kiến công chúng về việc mở rộng quyền bỏ phiếu.
Hơn 700 sinh viên từ 7 trường đại học và cao đẳng của Hong Kong đã hội họp vào cuối tuần qua để thảo luận về vấn đề này và về sự sẵn sàng tổ chức biểu tình.
Kể từ khi Hong Kong được Anh trao trả chủ quyền về cho Trung Quốc vào năm 1997, nhiều người dân và các nhóm ủng hộ dân chủ đã thúc đẩy quyền phổ thông đầu phiếu để bầu ra trưởng đặc khu hành chính Hong Kong và cơ quan lập pháp. Nhưng cả hai vẫn còn được lựa chọn bởi một ủy ban mà gần đây đã mở rộng lên tới 1200 người.
Trưởng đặc khu Hồng Kông hiện tại, ông Lương Chấn Anh, mới đây đã bác bỏ lời kêu gọi lấy ý kiến công chúng về cải cách bầu cử.
Sau cuộc họp ngày 13/10 các sinh viên sẽ còn nhiều cuộc họp khác trong những tháng tới. Phong trào biểu tình đã lên kế hoạch cho 15 cuộc họp lấy ý kiến trước tháng 7 năm sau để huy động mọi thành phần xã hội ủng hộ phổ thông đầu phiếu.
Leave a Comment