Quảng Cáo

Bắc Kinh vẫn cứng rắn đối với những đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông

Quảng Cáo

Bắc Kinh vẫn cứng rắn đối với những đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông

Lý Khắc Cường

Tại cuộc họp thượng đỉnh giữa Trung Quốc với các nước ASEAN ở thủ đô Brunei hôm thứ Tư 9/10/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói “Chúng ta cần hợp tác với nhau để làm cho Biển Đông là một biển của hòa bình, huynh đệ và hợp tác”.

Nhưng tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh trước khi đến Brunei, Lý Khắc Cường nói rằng Trung Quốc sẽ đề nghị với lãnh đạo 10 nước ASEAN “ký một hiệp định về láng giềng hữu hảo, huynh đệ và hợp tác để củng cố nền tảng chính trị cho lòng tin cậy chiến lược giữa các bên”, „nhưng không mảy may thay đổi ý chí giữ vững chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ.”

Lý Khắc Cường một mặt kêu gọi hòa bình nhưng mặt kia vẫn chứng tỏ cứng rắn đối với những đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông

Trung Quốc tranh chấp quần đảo Trường Sa với một số nước ASEAN nhưng riêng quần đảo Hoàng Sa thì chỉ có giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thái độ đó giải thích tại sao Bắc Kinh từ chối thảo luận với Hà Nội về quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển chung quanh khi họ đã nuốt trọn.

Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố đến 80% Biển Đông nằm trong phạm vi 9 vạch mà họ vẽ trên bản đồ hình “Lưỡi Bò” là của Trung quốc, bất chấp Công ước quốc tế về luật biển. Nhiều khu vực của cái „Lưỡi Bò” này lấn sâu vào các khu vực đặc quyền kinh tế của các nước khác, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

Trong khi Lý Khắc Cường trấn an các nước Đông Nam Á thì ngày 9.10 có tin Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Cộng CNOOC loan báo đấu thầu mời các công ty nước ngoài hợp tác thăm dò khai thác tại 25 lô dầu khí trong đó có 17 lô ở Biển Đông.

 

Việt Nam đứng gần cuối bảng nhóm các quốc gia “quản trị tài nguyên khoáng sản yếu kém.”

Mõ than Quảng Ninh

Bản phúc trình của Viện Giám Sát Nguồn Thu, viết tắt là RMI, một tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại Hoa Kỳ nói Việt Nam đứng gần cuối bảng nhóm các quốc gia “quản trị tài nguyên khoáng sản yếu kém.” được công bố tại cuộc hội thảo diễn ra ở Hà Nội hôm 8 tháng 10, bao gồm đại diện của tổ chức RMI và Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Bộ Công Thương, Phòng Thương Mại-Công Nghiệp Việt Nam, Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ của Quốc Hội CSVN,…

Phúc trình này còn nói rằng, việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam quá kém cỏi dẫn đến nhiều nguy cơ: hiệu quả kinh tế thấp; tỉ lệ thất thoát tài nguyên cao; tác động xấu trầm trọng đến môi trường, xã hội…

Cũng tại cuộc hội thảo này, phó viện trưởng Viện Tư Vấn và Phát Triển Việt Nam, ông Phạm Quang Tú, xác nhận rằng Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản với hơn 5.000 quặng mỏ của trên 60 loại khoáng sản. Riêng ngành kỹ nghệ khai thác khoáng sản cũng đã mang lại mỗi năm nguồn lợi tức chiếm đến 11% tổng thu nhập quốc gia, trên 25% ngân quỹ nhà nước, qui tụ trên 431.000 công nhân.

Báo Tiền Phong dẫn lời ông bộ trưởng Bộ Dầu Mỏ và nguồn khoáng sản Ðông Timor khuyến cáo Việt Nam nên “khẩn cấp học hỏi kinh nghiệm của thế giới để quản trị hữu hiệu tài nguyên khoáng sản.”

Một phúc trình khác của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường trước đó cho biết, đã cấp 79 giấy phép thăm dò, 503 giấy phép khai thác khoáng sản, tính đến tháng 5. 2013. Ðó là chưa kể ít nhất 4.200 giấy phép của chính quyền các địa phương cấp cho các công ty khai thác khoáng sản lớn, nhỏ khắp ở Việt Nam.

Tại một cuộc hội thảo khác về việc quản trị tài nguyên, ông Lại Hồng Thanh, cục trưởng Cục Kiểm Soát hoạt động khoáng sản của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam thú nhận rằng, chỉ có 40% đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này nộp phúc trình định kỳ hàng năm. Ông này nhìn nhận rằng “không thể tin nổi các con số báo cáo của 40% đơn vị” nói trên, và coi như “mù tịt” về hoạt động của khoảng 60% đơn vị khai thác khoáng sản còn lại. Ông Lại Hồng Thanh xác nhận “không nắm được thực trạng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam hiện nay.”

Trong khi đó, theo ông Mai Xuân Hùng, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, cuộc khảo sát tại các vùng khai thác khoáng sản dẫn đến nhận định rằng, “ở đâu có khai thác khoáng sản thì nơi đó chỉ thấy môi trường bị tàn phá, cơ sở hạ tầng yếu kém dần và người dân càng thêm đói nghèo.”

Cũng theo ông Hùng, trừ hoạt động khai thác than đá và dầu khí mang lại chút ít lợi tức quốc gia, còn lại chỉ là sự tàn phá nặng nề trong mọi hoạt động được gọi là “khai thác khoáng sản.”

Báo Tiền Phong còn dẫn lời ông Phạm Gia Túc, phó chủ tịch phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam cho biết, một công ty nọ chỉ nộp được 5 tỉ đồng, tương đương 250,000 đô lợi tức khai thác mỏ cho tỉnh Tuyên Quang. Trong khi đó, chính quyền tỉnh này đã phải chi 30 tỉ đồng, tương đương 1.5 triệu đôla, để sửa chữa con đường bị hư hại nặng nề vì xe vận tải khai thác mỏ qua lại mỗi ngày.

Cuối cùng, theo hầu hết các chuyên viên ngành khoáng sản, Việt Nam đã buông lỏng việc kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản suốt 40 năm qua.

 

Hội nghị Trung Ương 8 CSVN vẫn nhất quyết vai trò lãnh đạo tuyệt đối

Nhất quyết giử vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng và kinh tế quốc doanh vẫn là chủ đạo.

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI vừa bế mạc vào thứ Tư 9/10, sau 10 ngày làm việc.

Trong diễn văn bế mạc, Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vẫn nhấn mạnh nhu cầu ổn định an ninh chính trị. Theo Nguyễn Phú Trọng thì trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định, bảo vệ chủ quyền quốc gia đứng trước nhiều thách thức.

Trong số các biện pháp đối phó, Nguyễn Phú Trọng đề nghị phòng chống nguy cơ chiến tranh, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố.

Hội nghị Trung ương lần này đặc biệt nhấn mạnh vai trò vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản về mọi mặt, không để cho hình thành tổ chức chính trị đối lập; mà như gần đây tại Việt Nam đã có đề nghị thành lập đảng Dân chủ Xã hội đối lập, chấm dứt độc quyền của đảng Cộng sản. Đề nghị này đã gây ra nhiều tranh luận sôi nổi.

Về mặt kinh tế, bài phát biểu khẳng định vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nguyễn Phú Trọng cho biết hội nghị cho rằng cơ bản đã được hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn kỹ thuật văn bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu (của đảng) đề ra, nên sẽ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay. Trong khi đó đã có nhiều tiếng nói kêu gọi hoãn thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vì còn rất nhiều vấn đề quan trọng như Luật biểu tình, Luật đất đai vẫn chưa được xem xét thấu đáo.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux