Phản ứng của người dân Hoa lục qua vụ xử ông Bạc Hy Lai

- Quảng Cáo -

bachylaiPhản ứng của người dân Hoa lục qua vụ xử ông Bạc Hy Lai

Mặc dù trong các phiên xử diễn ra từ ngày 22 đến 26 tháng 8 vừa qua, ông Bạc Hy Lai (64 tuổi), cựu Ủy viên bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung quốc kiêm Bí thư thành ủy Trùng Khánh, đã phủ nhận toàn bộ mọi cáo buộc của công tố viên buộc tội. Vì là một công thần của đảng Cộng sản Trung quốc và hiện đang có nhiều vây cánh trong thượng tầng lãnh đạo nên các bình luận gia dự đoán ông Bạc sẽ không bị phạt nặng, các bản án tử hình hay chung thân thường chỉ dành cho cấp dưới. Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng đây không phải là một phiên tòa theo đúng nghĩa của nó mà là một võ đài đấu đá nhau giữa các thế lực đang nắm quyền ở Trung quốc vì tội tham nhũng, hối lộ và lạm quyền mà ông Bạc Hy Lai vi phạm thì có lãnh đạo mà không dính vào, ông Bạc bị án nặng hay nhẹ tùy thuộc vào phe cánh của ông ta còn mạnh hay đang bị suy yếu dần chứ không cần dựa vào chứng cứ.

Sau mấy ngày nghĩ lễ Trung Thu xong, chủ nhật, ngày 22/09/2013, tòa án trung cấp thị xã Tế Nam mở phiên xử tuyên bố ông Bạc có tội phải ở tù chung thân và tịch thu Ông Bạc không chấp nhận bản án quá nặng như thế nên đã làm đơn kháng cáo lên tòa tối cao. Vì chính quyền ông Tập Cận Bình muốn quảng cáo việc quyết tâm chống tham nhũng nên những phiên xử ông Bạc được truyền qua Internet cho mọi người xem. Ông Bạc Lai Hy, người cao 1 mét 86, nên sở công an tỉnh Sơn Đông phải chọn hai cảnh sát từng là tuyển thủ bóng rổ, mỗi người cao gần 2 mét đứng kèm hai bên để cho thấy con người của ông Bạc nhỏ đi.

Theo các nhà hoạt động xã hội ở Trung quốc thì ngoài việc bị án tù chung thân thì ông Bạc Lai Hy còn bị tịch thu 25 triệu 450 ngàn đồng nhân dân tệ (tương đương với 380 triệu mỹ kim) gọi là tiền tham nhũng hối lộ trong khi tài sản của gia đình ông ta lên đến mười mấy tỷ mỹ kim thì thử hỏi bài trừ tham nhũng chổ nào. Ở những xứ cộng sản như Trung quốc thì làm gì có cái chuyện xử phạt nghiêm minh được, nhất là xử mấy ông bự, mỗi khi lãnh đạo muốn làm theo ý mình thì chỉ cần bảo đó là ý đảng là xong chuyện, ai chống đối là có tội trong khi cái tội này không hề ghi trong hiến pháp và luật pháp. Cũng vì chính sách Đảng trị mà xã hội Trung quốc ngày nay băng hoại về mọi mặt, trong đó nguy nhất là đạo đức suy đồi. Muốn đất nước và dân tộc Trung quốc đi lên thì phải bắt đầu lại từ con số không, nhưng trước nhất là phải chấm dứt chế độ tòa trị của đảng Cộng sản. Chẳng một ai, một đảng phái nào bảo rằng mình có công để độc quyền cai trị đất nước.

- Quảng Cáo -

Thưa quý thính giả, nghe đến đây khiến chúng ta không khỏi nhớ lại người nữ sinh viên trẻ Phương Uyên đã dõng dạc tuyên bố trước phiên xử ở phúc thẩm ở Long An vào ngày 16 tháng 8 là : Tôi không cần giảm án, tôi chỉ cần tòa xử đúng người đúng tội, tôi cho rằng chống đảng Cộng sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng.

Trở lại với đề tài thì việc nhà cầm quyền Bắc Kinh quyết định đưa vụ xử ông Bạc Hy Lai lên mạng Internet cho nhiều người xem đã không hoàn toàn thuận lợi theo như mong muốn của bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung quốc. Đó là nhận xét chung của nhiều quan sát viên nổi tiếng ở Hồng Kông có mặt ở Hoa lục ngay từ đầu vụ xử ông Bạc Lai Hy. Theo sự quan sát của các chuyên gia này thì tại các tụ điểm, nhất là ở công viên gần tòa án trung cấp thị xã Tế Nam, những người đến nghe xử ông Bạc Lai Hy rất bất mãn vì khi những lời buộc tội của các công tố viên thì nghe rất rõ đến khi ông Bạc phản biện lại thì bị đứt khoảng hay bị rè nghe không rõ khiến những người ủng hộ ông Bạc Lai Hy nổi cơn thịnh nộ, bất chấp mọi cấm đoán của công an ở hiện trường đã hô to khẩu hiệu đá đảo phiên tòa gian lận, hãy trả ông Bạc về cho nhân dân Trung quốc. Về phía những người không ủng hộ ông Bạc Hy Lai thì cho rằng trong bản cáo trạng nói rõ ông ta phạm vào tội tham nhũng, hối lộ và lạm dụng chức quyền làm chuyện sai trái, nhưng khi xử thì không hề đề cập đến chuyện ông Bạc lạm dụng quyền lực đàn áp người dân mà ai cũng biết.

Theo các nhà đấu tranh dân chủ ở Hoa lục thì vụ xử này chỉ với mục đích loại trừ ông Bạc Hy Lai chứ việc khống chế tư tưởng, đàn áp người dân thì làm sao xử được vì trước đây cũng như hiện nay những người lãnh đạo đảng Cộng sản vẫn cai trị đất nước theo kiểu này chứ đâu phải riêng gì ông Bạc Hy Lai. Chuyện các nhà đấu tranh dân chủ có ý kiến như trên là điều đương nhiên và dễ hiểu, ngay đến một số cán bộ, đảng viên cao cấp trong bộ Ngoại giao Trung quốc còn nói rằng : Ông Lưu Hiễu Ba, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình thì đang bị bắt giam, cánh trái, cánh phải trong thượng tầng lãnh đạo thì đang đấu đá nhau chưa biết lúc nào nổ tung. Hai vấn đề này đã khiến cho chính quyền ông Tập Cận Bình lúng túng đối phó, ở ngoài thì bị thế giới lên án, chỉ trích, trong nước thì bị người dân chống đối bây giờ còn thêm chuyện kinh tế bị tuột dốc, ngày mai của Trung quốc ra sao chẳng ai dự đoán nổi.

 

thutuongnhatBài diễn văn của Thủ tướng Nhật tại phiên họp thường niên Liên hiệp quốc 

Hàng năm cứ vào khoảng giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 là Đại hội đồng Liên hiệp quốc tổ chức phiên họp thường niên, đây là dịp để cho các nguyên thủ quốc gia đến để lên trình bày quan điểm, lập trường cũng như hướng đi của quốc gia mình cho cả thế giới biết. Phát biểu tại hội nghị thường niên này như thế nào là quyền của người lên diễn đàn chứ không bị ràng buộc hay giới hạn vào một lãnh vực nào kể cả việc chỉ trích Liên hiệp quốc như trường hợp nhà độc tài Gaddfi của Libya vào năm 2009. Nhật Bản là một quốc gia đóng góp tài chánh nhiều nhất cho Liên hiệp quốc, chỉ sau Hoa Kỳ, thế nhưng ít khi Thủ tướng Nhật đến tham dự hội nghị này vì trong khoảng thời gian đó thường phải chuẩn bị cải cách nội các. Từ trước đến nay những bài phát biểu của Thủ tướng hay Đại diện Nhật Bản tại phiên họp thường niên của đại hội đồng Liên hiệp quốc chỉ nói chung chung ít khi đụng đến vấn đề nhân quyền, nếu có thì cũng phớt qua nên hay bị cho là anh ‘’Ba Phải’’ chỉ muốn làm ăn buôn bán chứ chẳng lên án bất kỳ chế độ nào vi phạm nhân quyền, ngoại trừ một lần vào năm 1989 chỉ trích Trung quốc về biến cố Thiên An Môn.

Tình hình chính trường của Nhật năm nay tương đối được ổn định, chưa cần phải cải tổ nội các ngay nên Thủ tướng Abe quyết định lên đường sang New York tham dự phiên họp thường niên của đại hội đồng Liên hiệp quốc. Trước khi lên đường, Thủ tướng Abe họp báo cho biết sẽ dành hơn phân nửa bài phát biểu của mình trong phiên họp để đề cập về vấn đề nhân quyền và nữ giới, đây là chuyện chưa một Thủ tướng Nhật nào làm.

Theo các bình luận gia Nhật Bản sở dĩ Thủ tướng Abe quyết định như thế vì hai quốc gia láng giềng là Hàn quốc và Trung quốc đều gay gắt chỉ trích ông Abe là người hữu khuynh, muốn đưa nước Nhật trở lại thời độc tài Phát- xít. Bắc Kinh thì chủ trương quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) là lãnh đảo của mình bị Phát-xít Nhật cướp đoạt, còn Seoul thì tố cáo quân đội xâm lăng Nhật bắt nhiều phụ nữ Trièu Tiên làm nữ hộ lý mà đến nay không có một lời tạ tội về vấn đề này.

Đối với chủ trương của Bắc Kinh thì Tokyo không cần cải tay đôi mà viện dẫn tài liệu lịch sử và pháp lý căn cứ theo luật quốc tế để tuyên bố quần đảo Senkaku (Điếu ngư) là lãnh thổ bất khả xâm của Nhật, còn việc Seoul tố cáo thì Nhật Bản bảo là đã xin lỗi và bồi thường rồi và thời đại này không một chính quyền nào của Nhật dám khinh thường người phụ nữ.

Thưa quý thính giả, vào đầu năm nay, trước khi lên đương sang công du Việt Nam, Thủ tướng Abe đã họp báo tuyên bố rằng Nhật Bản chỉ muốn đẩy mạnh bang giao, hợp tác với các quốc gia nào tôn trọng tự do, dân chủ và nhân quyền. Khi đi Hà Nội về ông Abe bị các ký giả chất vấn rằng Việt Nam là một nước Cộng sản độc tài, vi phạm nhân quyền trầm trọng tại sao Thủ tướng lại hứa sẽ cho Việt Nam vay 500 triệu mỹ kim theo vốn ưu đãi để phát triển hạ tầng cơ sở nhằm phát triển kinh tế. Điều này có trái ngược với những gì mà ông đã tuyên bố trước khi đi Việt Nam hay không?. Các tổ chức Nhân quyền ở Nhật thì nói rõ hơn về chuyện chính quyền Hà Nội bắt người tùy tiện rồi kết án họ ra71t nặng chỉ vì những người đó không đồng quan điểm với chính quyền, điển hình là nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ…Trước những chỉ trích đó, Thủ tướng Abe giải thích rằng hứa cho vay là một chuyện mà giải ngân hay không còn tùy thuộc vào việc cãi thiện tình trạng nhân quyền của chính quyền Việt Nam.

Khi Thủ tướng của một quốc gia tự do, dân chủ, tiên tiến đã tuyên bố một câu gì rồi thì khó mà làm ngược lại nên chính quyền CSVN không dễ dàng được viện trợ nếu vẫn tiếp tục chính sách độc tài, đảng trị. Nay Thủ tướng Nhật đăng đàn ở hội nghị thường niên của đại Hội đồng Liên hiệp quốc nói về chuyện phải tôn trọng Nhân quyền. Tuy không nói ra, nhưng ai cũng biết ông Abe muốn sử dụng đòn Nhân quyền để chỉ trích nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhưng Hà Nội phải chịu chung số phận, nghĩa là nếu cai trị bằng bạo lực, đàn áp thì khó mà nhận được viện trợ của Nhật. Sẽ có truyền thông, các tổ chức bảo vệ Nhân quyền và những dân biểu, nghị sĩ Quốc hội Nhật thuốc các đảng đối lập kiểm soát lời nói và việc làm của Thủ tướng Abe, chắc chắn Cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản ở Nhật sẽ cung cấp đầy đủ các dữ kiện về vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo của chính quyền CSVN cho các giới hữu trách Nhật để có những biện pháp thích ứng.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here