Kính thưa quý thính giả, nhân việc thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đến thăm nước Pháp vào tuần trước, Báo Le Mond, một trong những tờ báo lớn và lâu đời nhất của Pháp số ra ngày 24/9 đã đăng bài xã luận nhan đề “Đối tác Pháp – Việt Nam: Chúng ta không được quên các quyền tự do của các công dân Việt Nam”. Chúng tôi đã gửi đến quý vị phần một bài xã luận này trong mục bình luận kỳ vừa rồi. Qua đó đã tóm tắt về sự phá triển nhanh chóng của internet tại Việt Nam, nhưng đồng thời tự do ngôn luận cũng là lãnh vực bị đán áp khốc liệt nhất, mà nghị định 72 mới đây là một điển hình. Vì với intenernet người dân đã tìm được sự đồng tình trong những biểu lộ bất mãn mạnh mẽ đối với nhà cầm quyền CSVN về tội bán nước, tội làm tay sai cho kẻ thù ngàn năm của dân tộc, tội phá nát đất nước trên mọi lãnh vực. Nhiều nhà đấu tranh yêu nước đã bị bắt bớ giam cầm vì bày tỏ lòng yêu nước trên mạng. Sau đây, mời quý vị nghe phần hai bài xã luận trên báo Le Monde. Bài do giáo sư Phạm Toàn dịch và được đăng trên trang mạng Bô Xít VN.
“AN NINH QUỐC GIA”, MỘT KHÁI NIỆM ĐỂ NHÉT ĐỦ THỨ VÀO
Việt Nam đã áp đặt và kiểm soát chặt chẽ những người sử dụng Internet qua những chủ quán café-Internet cũng như lắp đặt các thiết bị gián điệp ngay trên các máy tính trong quán. Việt Nam đã lập ra ngạch Cảnh sát mạng để xua đi những “thông tin cấm”. Việt Nam đã áp đặt trách nhiệm hình sự cho các người dùng Internet không chỉ về những gì họ làm trên trang Web mà cả về những thông điệp họ nhận được nữa. Song song với chuyện đó, chế độ cai trị Việt Nam đã tiến hành dùng thiết bị gián điệp để mở các cuộc tiến công vào các trang mạng đối lập ở nước ngoài và làm gây nhiễm virus cho hàng nghìn máy. Họ lập ra những đối thủ cạnh tranh ở địa phương của Facebook hoặc Twitter để kiểm soát những người vào mạng, bắt họ phải khai báo vào đâu nhân thân thực của mình để có thể đăng nhập.
Còn về nghị định 72, văn bản này cấm la liệt vô số điều đến độ là không ai biết mình có quyền được làm gì nữa. Nghị định này bắt các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài phải cung cấp thông tin về người dùng tại Việt Nam. Nó cũng cấm những người vào mạng không được nói đến thời sự trên các trang blog, các trang mạng cá nhân hoặc các mạng xã hội. Nó chỉ cho phép dùng các thông tin “cá nhân” thôi. Chế độ cai trị ở Việt Nam giải thích một cách “dễ nghe” rằng đó là nhằm bảo vệ quyền tác giả…
Bên cạnh mọi biện pháp chuyên biệt đó, Việt Nam còn có một kho những văn bản chống lại việc tự do bộc lộ những quyền chung của con người. Trước hết, đó là những điều trong Luật hình sự đối với khái niệm “an ninh quốc gia” trong đó nhét đủ thứ tội vào, là điều Liên Hợp Quốc đã vạch trần từ lâu rồi nhưng không có hiệu quả.
NHỮNG NHÀ BÁO QUÁ TÒ MÒ BỊ BẮT GIAM
Những ai liên hệ với nước ngoài đều có thể bị truy tố vì tội “gián điệp” (điều 80 bộ Luật hình sự). Điều 88 về tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” với khung án từ 3 đến 20 năm tù cũng được dùng hết sức rộng rãi để đàn áp lại một điều phê phán dù chỉ bé tí xíu. Một trong những điều luật cực kỳ Kafka (đáng buồn, đáng tiếc) là điều 258 xử việc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để làm phương hại các quyền lợi của Nhà nước” có khung án tù tới 7 năm.
Tất cả các văn bản luật đó tạo ra một không khí khủng bố và dẫn con người đến chỗ tự kiểm duyệt, là hình thức kiểm duyệt khủng khiếp nhất. Các nhà báo phải bồi thường quyền lợi những nhân vật bị họ nêu trong các bài báo họ đăng. Các nhà báo quá tò mò đều bị bắt giữ, như Võ Thanh Tùng và các cộng sự vào tháng Tám năm ngoái, hoặc như Nguyễn Văn Khương, bị bắt hồi năm 2012. Tất cả họ đều viết về nạn hối lộ của cảnh sát và đều bị truy tố vì tội… nhận hối lộ.
Sự đàn áp chống lại tự do ngôn luận và tự do báo chí chỉ là cái mỏm nhìn thấy được của tảng băng chìm. Trên thực tế, toàn bộ xã hội Việt Nam đều bị đàn áp: có những người nông dân vô cớ bị đuổi ra khỏi đất đai của họ, có những người dân tộc thiểu số (miền núi, H’mong, Khmer krom, v.v.) và những tôn giáo “không được công nhận” (đạo Phật, đạo Ki tô, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo và những người theo đạo Tin lành) họ liên tục bị quấy rối, bị hành hung, bị bắt bớ và giam cầm vô cớ. Từ năm 2003, Thích Quảng Độ, người đã 86 tuổi đứng đầu Phật giáo Thống nhất của Việt Nam, bị bắt rồi giam tại một nhà chùa dùng làm nhà tù mà không rõ vì cớ gì. Nhưng về những chuyện đó, rất có thể sẽ không hề được nêu ra trong cuộc gặp sắp tới tại dinh Matignon (của Thủ tướng Pháp).
Le Monde.fr ngày 24.09.2013
Phạm Toàn dịch
Leave a Comment