Việt Nam vẫn gia tăng kiểm duyệt tự do thông tin của người dân
Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết là đã căn cứ vào những phương pháp được chính quyền Việt Nam sử dụng để kiểm duyệt báo chí, đàn áp các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet, và sau khi đã « nghiên cứu một cách toàn diện về những biện pháp kiểm duyệt đó, RSF đưa ra kết luận là chính sách bóp nghẹt thông tin của Việt Nam không chỉ giới hạn ở khoảng 40 nhà ly khai đang trong tầm ngắm của chính quyền. Chính sách kiểm duyệt của Việt Nam được chính quyền áp dụng đối với tất cả mọi công dân Việt Nam ».
Vấn đề lại càng nổi cộm lên mỗi lần có một tiếng nói tố cáo hoặc đưa ra ánh sáng những bất công trong xã hội hay những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Phóng viên Không Biên giới RSF tuyên bố muốn nhân chuyến viếng thăm nước Pháp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để trình bày với thủ tướng Việt Nam về tình trạng thảm hại của tự do thông tin tại quốc gia này, đề cập đến hoàn cảnh của 35 blogger Việt Nam đang bị giam cầm.
Phóng viên Không Biên giới nhắc lại là bản kiến nghị đòi tự do cho các nhà viết blog của Việt Nam do tổ chức này đề xướng đã nhận được 25 000 chữ ký ủng hộ.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi chính phủ Pháp không nên tránh né vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận, tự do thông tin khi tiếp lãnh đạo Việt Nam.
Trong bản xếp hạng của RSF về tự do báo chí năm 2012, Việt Nam đứng hạng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia. Theo Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các blogger và cư dân mạng.
Các giáo phận, linh mục và Đức cha Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam hiệp thông cùng giáo xứ Mỹ Yên
Ngài đến thăm hỏi giáo dân Mỹ Yên và cầu nguyện tại Linh địa Trại Gáo. Cùng đi với Đức cha Cosma có Đức cha Phaolô, cha quản lý TGM Antôn Trần Văn Công, cha chánh Văn phòng TGM Phêrô Nguyễn Văn Hiểu, cha Phó chánh Văn phòng Phêrô Nguyễn Đoài. Đây là cử chỉ biểu tỏ tình hiệp thông liên đới của Hội đồng Giám mục Việt Nam đối với Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa trong Giáo phận Vinh, đặc biệt là hiệp thông cầu nguyện cho bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn thử thách.
Ngoài ra, trước sự việc đau thương xảy ra gần đây tại Giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh, trong tình hiệp thông của Giáo tỉnh Hà Nội, ngày 18/09/2013 Đức Tổng Giám Mục Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng Giám Mục Hà Nội – đã gửi thư an ủi và hiệp thông với Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và toàn thể Giáo phận Vinh
Bên cạnh đó, đại diện cho hơn 526.000 giáo dân giáo phận Vinh đang sống và làm việc tại ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, hơn 200 Giám mục và Linh Mục Đoàn giáo phận Vinh hôm 16-9 đã đồng tuyên bố“vụ đàn áp tại Mỹ Yên là do chính quyền tổ chức và trực tiếp chỉ đạo, nên chính quyền phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Các Giám mục, Linh mục, bà con Giáo dân và Nhân dân trong vùng chỉ là nạn nhân của vụ đàn áp nên cần được bảo vệ”.
Theo các giáo sĩ Giáo phận Vinh, việc “Nhà cầm quyền dùng báo đài và Công văn 139/UBND-NC ngày 08/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An để lấp liếm sự thật, vu cáo Giám mục, nói xấu hàng Linh mục, đánh lừa dư luận là đổ thêm dầu vào lửa và gây rất nhiều khó khăn cho việc đối thoại vốn được xây dựng công phu giữa giáo phận Vinh và nhà cầm quyền Nghệ An…”
Qua bản tuyên bố ký mới được phổ biến, hơn 200 giáo sĩ Giáo phận Vinh bày tỏ hiệp thông sâu xa với Giám mục giáo phận Vinh để bảo vệ sự thật, lên án bạo quyền và bảo vệ dân lành, đồng thời“không ngừng yêu cầu nhà cầm quyền làm rõ trách nhiệm của các cán bộ và cơ quan liên quan đến vụ việc, đồng thời trả tự do cho ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải.”
Công ty Nicotex Thanh Thái phi tang chất độc trong đất vượt chuẩn 10000 lần
Số hóa chất này được chôn lấp dưới ít nhất 10 hố đào sâu xuống đất, rải rác trong khuôn viên nhà máy, cạnh khu dân cư. Trước đó, ngày 18 tháng 9, phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho hay, đã xử phạt “hành chính” công ty Nicotex Thanh Thái 421 triệu đồng, tương đương 21,000 đô vì vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, đã tạm đình chỉ hoạt động của công ty Nicotex Thanh Thái, chờ khắc phục hậu quả. Theo dư luận, việc xử phạt hành chính công ty Nicotex là quá nhẹ so với tổn thất nặng nề mà người dân trong vùng gánh chịu.
Trong khi đó, theo chánh văn phòng công an tỉnh Thanh Hóa, khó mà khởi tố vụ án Nicotex Thanh Thái chôn hóa chất xuống đất gây ô nhiễm môi sinh. Tôm cá chết dần, hàng đàn ong mật cũng tan biến trong vài năm trở lại đây vì môi trường bị ô nhiễm. Ðời sống người dân xã Yên Lâm thê thảm thấy rõ chỉ sau ba tháng kể từ ngày Nicotex Thanh Thái đi vào hoạt động. Ðây là xã có tới 60% dân số sống về nghề nuôi ong đàn để lấy mật. Sau ngày Nicotex Thanh Thái ra đời không lâu, số lượng mật ong thu được của người dân giảm xuống gấp 10 lần.Tuy nhiên, sau khi sự thật được bóc trần, các cấp chính quyền huyện, tỉnh, cũng như nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn chẳng thèm quan tâm.
Ngày 30/9 xử ông Đoàn Văn Vươn kiện ủy ban huyệ Tiên Lãng
Trong phiên xử phúc thẩm ngày 30/07/2013 tại Hải Phòng, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tuyên y án 5 năm tù về tội danh « giết người » đối với các ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý, còn hai bị cáo Đoàn Văn Sinh và Đoàn Văn Vệ được giảm từ 5 đến 9 tháng tù, mặc dù luật sư đã yêu cầu trả tự do cho các bị cáo ngay tại tòa.
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã ra tòa trong phiên xử sơ thẩm ngày 05/04/2013 với các tội danh « Giết người và chống người thi hành công vụ », do đã chống trả lực lượng cưỡng chế thu hồi đất tại khu đầm nuôi thủy sản của gia đình ông ngày 05/01/2012.
Nhiều người đã lên tiếng ủng hộ ông Đoàn Văn Vươn, xem ông là một anh hùng nông dân dám phản kháng chống lại vụ cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật.
Leave a Comment