Quảng Cáo

Chính quyền Văn Giang phá đất canh tác của dân

Quảng Cáo

Chính quyền Văn Giang phá đất canh tác của dân

Vào sáng ngày 17/09/2013, một lực lượng 18 xe ủi, máy xúc, với sự có mặt của các đại diện chính quyền, đã được đưa đến một khu vực đất trồng lúa và cây ăn quả thuộc xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) và phá đi nhiều cây ăn quả, cùng một diện tích lúa đang sắp thu hoạch. Sự kiện quá bất ngờ và tàn nhẫn,những người nông dân chân nấm tay bùn còn đang bàng hoàng, chưa biết khắc phục và đối phó bằng cách gì…

Những người nông dân tay trắng, nước mắt lưng tròng đứng nhìn những thành quả được đổi bằng thật nhiều nước mắt mồ hôi và…máu ! Bộ mặt vô lương bất nhân của nhà cầm quyền đã lộ rõ dã tâm ăn cướp bằng mọi giá.

Theo mô tả của người dân tại chỗ, chính quyền xã mượn cớ đào mương ngòi, đã để xe ủi, máy xúc vào khu vực này phá hoại cây trồng, hàng chục côn đồ cũng có mặt để đe dọa gây hấn.

Cánh đồng xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, hiện do 210 hộ quản lý chung (cùng với hai xã Phụng Công và Cửu Cao), là nơi đã từng xẩy ra vụ « cưỡng chế đất », cho dự án của công ty Ecopark, ngày 24/04/2012, với sự tham gia của hàng nghìn nhân viên an ninh, do chính quyền địa phương huy động. Hành động này đã bị dân chúng địa phương phản ứng quyết liệt. Ngày 01/05/2012, hàng trăm nhân sĩ, trí thức người Việt đã ký “Tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn Giang bằng vũ lực“, phản đối hành động của chính quyền Văn Giang và tỉnh Hưng Yên.

Trong một thông cáo đề ngày 24/04/2013, một năm sau vụ « cưỡng chế » nông dân Văn Giang một lần nữa kêu gọi các lãnh đạo Việt Nam giải quyết vụ này, đồng thời kêu gọi dư luận trong và ngoài nước ủng hộ.

Được biết, chủ đầu tư dự án Ecopark đưa cả trăm dân xã hội đen bảo vệ máy xúc vào phá cây trồng của bà con xã Xuân Quan – Văn Giang. Hàng trăm người dân đã kéo nhau ra bảo vệ tài sản. Công an huyện VG làm hàng rào chắn ngăn dân để cho máy thi công phá tài sản của dân. Sau buổi sáng được sự yểm trợ của các loại công an,những chiếc xe san ủi đã phá nát vườn chuối và vườn cây cảnh của bà con nông dân.

 

Con buôn Trung Quốc ồ ạt vét tôm Việt

Hiệp hội Chế biến và xuất cảng thủy sản Việt Nam, viết tắt là VASEP vừa lên tiếng báo động về nạn thu mua tôm ồ ạt của con buôn Trung Quốc những ngày qua.

Thông báo này ước tính số lượng tôm được thu mua, đưa về Trung Quốc mỗi ngày lên tới 100 tấn tại một tỉnh. Ngoài ra, thương lái Trung Quốc còn đẩy giá thu mua lên cao, bất chấp cả tôm chứa dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép.

Phúc trình của VASEP nói rằng, tỉnh Phú Yên hiện nay được coi là “điểm nóng,” xuất hiện hàng chục thương lái Trung Quốc phối hợp với dân buôn người Việt Nam mở một “chiến dịch” mua tôm ồ ạt. Giá mua của họ cao hơn giá mua của các công ty nội địa ít nhất 10,000 đồng mỗi kí, tương đương 50 cent. Tôm được đóng thùng, chuyển lên xe đông lạnh chờ sẵn, trực chỉ Lạng Sơn, hướng về Trung Quốc hầu như mỗi ngày.

Bà Huỳnh Thị Năm, giám đốc công ty Năm Rùm cho hay, đã cắt bớt số lượng tôm bán cho công ty Việt Nam, để gom phần lớn tôm bán cho thương lái Trung Quốc. Bà Năm nói rằng người Trung Quốc đã đẩy giá tôm từ 120,000 đồng, tương đương 6 đô lên 150,000 đồng, tương đương 7.5 đô mỗi kí. “Chiêu bài” tăng giá của họ đã khiến các công ty thu mua quay sang bán cầm chừng cho công ty Việt Nam để gọi là “giữ mối.”  Bà Năm còn tiết lộ rằng, các thương lái lạ mặt mới xuất hiện đã đến trú ngụ tại thành phố Tuy Hòa. Họ chỉ đến gặp bà trong giây lát, trả tiền rồi nhận tôm, chuyển lên xe. Bà cũng xác nhận rằng, số người lạ nọ chỉ lắc đầu khi được hỏi giấy phép kinh doanh.

Tình trạng trên đã khiến các công ty chế biến, xuất cảng tôm Việt Nam sốt vó. Ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Công ty Bá Hải của tỉnh Phú Yên lo thiếu tôm nguyên liệu cho nhà máy. Ông Hồng than “không kiếm đủ tôm nguyên liệu để chế biến, giao cho các công ty ngoại quốc đã ký hợp đồng.”

Một nguồn tin khác cũng cho hay, nguồn cung cấp tôm lớn nhất của Trung Quốc là Thái Lan đang bị “teo” vì mất mùa. Vì vậy, họ ồ ạt đổ sang Việt Nam tìm nguồn thay thế. Các công ty chế biến, xuất cảng tôm Việt Nam vốn bị sưu cao, thuế nặng, lại thiếu sự trợ giúp của chính quyền nay đứng trước một nguy cơ trở thành nhà máy gia công cho thương lái Trung Quốc.

Theo bà Nguyễn Thị Phi Anh, Phó tổng giám đốc Công ty Thuận Phước, các công ty tôm Trung Quốc còn được chính phủ họ trợ giá ít nhất 13% đối với con tôm. Còn công ty Việt Nam bị bỏ mặc từ lâu, coi như “chết chắc” trong tình thế khó khăn này.

Dân biển bỏ nghề qua Phi Luật Tân buôn bán chui

Vài năm trở lại đây nghề đi biển trở nên khó khăn, và nguy hiểm vì sự xâm lấn biển đảo của Trung Quốc, nhiều người dân ở xã bán đảo Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định rủ nhau xuất ngoại chui qua Phi Luật Tân với hy vọng đổi đời. Theo con số thống kê chưa đầy đủ của xã Nhơn Lý, hiện địa phương này có gần 500 lao động chui đang ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là qua Phi Luật Tân làm nghề buôn bán. Người dân cho biết thời gian đầu cũng có người qua Phi buôn bán thuận lợi, ăn nên làm ra nên có tiền gửi về để gia đình sắm sửa tiện nghi. Nhưng đó chỉ là con số ít, còn phần lớn lao động đang phải sống chui, sống lủi cực khổ kiếm ăn qua ngày. Họ phải đối diện với rủi ro khi không có cơ quan chính thống đứng ra bảo vệ nếu bị chính quyền sở tại phát hiện bắt giữ.

Qua tìm hiểu, đa số người lao động ở Nhơn Lý qua Philippin đều bất hợp pháp. Họ dùng hộ chiếu du lịch, sau đó nhờ vào người thân hoặc bạn bè rồi qua Phi làm ăn buôn bán ở các chợ. Thế nhưng việc buôn bán ngày một khó khăn khiến nhiều người rơi vào cảnh khốn đốn, không tiền bạc, có người muốn về quê mà chẳng có tiền để về. Tình trạng người dân Nhơn Lý qua Phi lao động trái phép rộ mạnh từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên tình trạng lao động tự phát ở xã Nhơn Lý vẫn chưa kiểm soát được vì người dân làm thủ tục xuất cảnh đi du lịch rồi ở lại buôn bán.

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux