Quan chức “ăn” của dân không từ một cái gì
Trong một cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN hôm Thứ Tư 11/9/2013 nhân dịp cơ quan này “Cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012”, bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước, người từng được dư luận chọn là một trong các nhân vật phát biểu ấn tượng nhất trong năm 2011 với câu “Dân chủ ở VN cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” đã than thở rằng: “Càng đi nhiều càng buồn, chính sách cho người nghèo về địa phương bị biến dạng rất nhiều, mỗi ngày người ta ăn từng tí của dân, không từ một cái gì…”
Trong cuộc họp ở Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội nói trên, bà Doan kêu ca về thói ăn bẩn của quan chức chế độ ở mọi mặt của chế độ. Từ ăn chận tiền trợ giúp người nghèo ở Hà Tĩnh đến nuốt tiền cơm của học trò nghèo miền núi. Tiền giúp gia đình liệt sĩ, thương binh cũng chẳng tha.
Về tình trạng tham nhũng trầm trọng trong ngành y tế, bà Doan kêu ca rằng: “sao giờ không ai sợ pháp luật, không sợ bị trừng trị nữa rồi, mỗi ngày ăn từng tí của dân, liều vacxin con con cũng ăn, tiền chữa bệnh cũng ăn”. Rồi bà hỏi: “trách nhiệm thuộc về ai?”.
Bà Doan còn nhắc đến hiện tượng “vô lương tâm vô đạo đức” ở bệnh viện Hoài Đức”, giám đốc bệnh viện khám bệnh cho bệnh nhân rồi đưa đơn thuốc đến nhà mình mua, cho đưa phương tiện bên ngoài vào bệnh viện rồi cùng chia doanh thu.
Tham nhũng tại Việt Nam được mô tả là ở khắp mọi nơi, mọi ngành trong guồng máy công quyền, được xem như “giặc nội xâm”. Nhưng theo một bản phúc trình về “công tác phòng chống tham nhũng năm 2013” của Tổng Thanh Tra Chính Phủ gửi Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội CSVN thì chỉ có 36 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.
Trong bản “báo cáo giải trình về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng” mà Tổng Thanh Tra Chính Phủ gửi tới quốc hội tuy công nhận tham nhũng “vẫn còn nghiêm trọng” nhưng lại cho biết hai Bộ Tài Nguyên Môi trường và Bộ Nội Vụ CSVN “không phát hiện được hành vi tham nhũng”. Cũng không thấy báo chí đả động gì đến báo cáo phòng chống tham nhũng trong hệ thống Công An Cảnh Sát CSVN vốn được nhìn thấy hàng ngày ngay trên đường lộ.
Một trong những lý do không tìm thấy tham nhũng, ngoài sự bao che lẫn nhau của những người cùng ngành, cùng cơ quan, theo báo Vietnamnet ngày 18/7/2013, ngay chính những ông “Kiểm Toán Viên” của Tổng Kiểm Toán Nhà Nước cũng bị tố cáo là “nhận tiền bồi dưỡng” để báo cáo gian dối khi thi hành nhiệm vụ.
Quảng Nam: 100 Công Nhân ở Hãng Tây Ban Nha Đình Công
Một công nhân cho biết, đây không phải lần đầu công ty này chậm trả lương mà trước đó lương tháng 7 không những bị trả chậm mà còn chia thành 2 lần. Ngoài ra, thưởng tết năm 2012 bằng 1 tháng lương vẫn chưa được chi trả xong.
Nhiều công nhân khác còn bức xúc vì công ty này còn nợ khoản tiền thưởng sản phẩm, tiền trích từ ngày công của công nhân để làm từ thiện không rõ ràng, tăng ca quá giờ quy định, nghỉ ốm không được thanh toán.
Cũng liên quan đến người lao động VN, theo tin từ báo Người Lao động online ngày 04/09/2013 cho biết lúc 8 giờ ngày 4-9, hơn 3.000 công nhân Công ty May Wondo Vina (Hàn Quốc) đình công vì cho rằng công ty không chi tiền thưởng cho các ngày lễ 30-4, 1-5 và 2-9; chi trả phụ cấp tăng ca không thỏa đáng.
Tờ báo này cho biết: ”ông Phan Chí Độ, Trưởng Phòng nhân sự của Công ty Wondo Vina đã đánh công nhân. Còn phó phòng tên Diện thì giật roi điện của bảo vệ chích vào một phụ nữ đang mang
Theo báo Lao động online ngày 09/09/2013 cho biết chiều 7.9, gần 200 CN thuộc bộ phận chuyền may của Cty TNHH Hoàng Ngọc Trúc đã đình công vì từ tháng 8 này Cty đã thay đổi cách tính lương, nhưng đến ngày nhận lương, công nhân mới biết, theo đó thu nhập của mỗi công nhân giảm đi gần một nửa. Ngoài ra mấy tháng gần đây lương liên tục bị giảm.
Tại Đồng nai, liên tiếp trong 2 ngày 3 – 4.9, hơn 40 tài xế và phụ xế xe container của Cty Dongbang Logistics Vina đã đình công do bị cắt bớt các mức hỗ trợ. Cụ thể là cắt mức hỗ trợ số kilômét đi đường từ 10% xuống còn 5%, khiến họ phải móc túi để trả tiền dầu.
Theo tin từ báo Dân trí ngày 08/09/2013 cho biết tại Đà Nẳng15 công nhân may mặc của công ty THHH Việt Nam Knitwear bị ngất xỉu với các triệu chứng hạ đường huyết, tụt canxi do làm việc quá sức. Gần một giờ sau, nhiều người được đưa vào bệnh viện quận Liên Chiểu cấp cứu. Trong số 15 công nhân này có 8 nữ công nhân bị nặng nên xe cấp cứu đã đưa các bệnh nhân nữ này về Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục theo dõi.
5 cán bộ bị bắn do liên quan đến việc đền bù đất đai.
Chiều ngày 11 tháng 9, một người đàn ông xông vào trụ sở thành phố Thái Bình xả súng bắn các người có mặt tại “Trung tâm Phát triển Quỹ Đất thành phố Thái Bình” .
Tin cho biết mục tiêu mà người này nhắm đến là Đội “Giải phóng mặt bằng” thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất của thành phố Thái Bình, tức liên quan đến chuyện nhà cầm quyền cướp đất của dân rồi giải tỏa đền bù bất công.
Theo báo VietnamNet thì khi người đàn ông nói trên “bất ngờ mở cửa, xông vào phòng làm việc của trung tâm Phát triển Quỹ Đất thành phố, hỏi ‘Ai là Tư?’ ‘Ai là Dũng?”. Khi biết Dũng đang có mặt trong phòng, người đàn ông này liền rút súng bắn về phía 6 cán bộ đang làm việc. Vụ việc chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút. Nghi phạm là Phạm Ngọc Viết, 42 tuổi, nhà ở phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình đã tự sát trên đường chạy trốn. Thi thể của ông Viết được tìm thấy ở một khu vực thuộc xã Trà Giang huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình, quê hương của ông ta.
Theo báo Đất Việt, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ Đất thành phố, Vũ Ngọc Dũng 51 tuổi, bị hôn mê vì viên đạn trúng sọ não được đưa vào bệnh và sau đó đã chết. Ba người khác cũng bị trúng đạn vào đầu và đang được cứu cấp tại bệnh viện là Nguyễn Thanh Dương, 38 tuổi (đạn trúng mắt). Vũ Công Cương, 23 tuổi, và Bùi Đức Xuân đều bị đạn trúng đầu. Riêng bà Phạm Thị Lan Anh, Phó giám đốc, bị bắn sượt qua mang tai phải.
Tại Việt Nam từ Nam chí Bắc đã từng có hàng chục ngàn vụ biểu tình khiếu kiện các vụ giải tỏa, cưỡng chế đất đai, đền bù bất công và bị nhà cầm quyền đàn áp thô bạo. Nhưng vụ nạn nhân bắn chết cán bộ nhà nước như xảy ra ở Thái Bình này chưa từng xảy ra. Ngay như vụ việc anh em ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, bắn mấy viên đạn hoa cải chống giải tỏa bất công ngày 5/1/2012 cũng chỉ làm bị thương nhẹ một số công an và huyện đội nhưng cũng đã gây rúng động dư luận.
Nạn “đùn đẩy trách nhiệm” giữa địa phương với trung ương đã dẫn đến những vụ khiếu kiện tập thể “vượt cấp” mà người dân dù kiên nhẫn chờ đợi, ngủ đường ngủ bụi nhưng “công lý” không bao giờ thấy tới.
Leave a Comment