Công an khởi tố điều tra vụ Mỹ Yên
Ngày 30/08 là ngày mà giáo dân giáo xứ Mỹ Yên kéo đến Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương để đòi thả hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải, mà theo họ là đã bị công an bắt giữ trái phép. Ngày 03/09 là ngày mà chính quyền xã Nghi Phương cam kết sẽ thả hai ông Khởi và Hải vào chiều hôm sau. Nhưng ngày 04/09, khi giáo dân Mỹ Yên đến Ủy ban xã để đón hai người này thì bị hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân và côn đồ đàn áp dã man, theo như tường thuật của Tòa Giám mục Xã Đoài ( Giáo phận Vinh ).
Những thông tin và hình ảnh về vụ đàn áp đã được lan truyền rộng rãi trên mạng trong những ngày qua. Tòa giám mục Xã Đoài và Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã ra văn thư lên án vụ đàn áp này. Nhưng báo chí Nghệ An và đài truyền hình Nhà nước VTV cũng đã đăng và phát rất nhiều bài và hình ảnh về cái mà họ gọi là “vụ gây rối trật tự ” trước trụ sở Ủy ban Xã Nghi Phương, trong đó đả kích kịch liệt Đức Cha Nguyễn Thái Hợp.
Vào ngày 07/09, Tòa Giám mục Xã Đoài đã công bố văn thư phản đối báo đài Nghệ An xuyên tạc sự thật, xúc phạm đến Giám mục Vinh.
Trước sự kiện này, từ cuối tuần qua, nhiều giáo xứ, các hội đoàn trong và ngoài giáo phận đã tổ chức thánh lễ và thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Mỹ Yên. Ngày 10/09/2013, một số chức sắc đại diện cho Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo đã công bố Bản Lên Tiếng về vụ Mỹ Yên, hiệp thông với Giám mục Giáo phận Vinh và toàn thể giáo phận này, nhất là với các nạn nhân giáo xứ Mỹ Yên trong vụ đàn áp ngày 04/09/2013.
Mặc dù tình trạng bác sĩ Việt cho thuê bằng cấp không phải là chuyện mới, và đã bị phát hiện từ lâu, nhưng vài trường hợp sai phạm nghiêm trọng suýt gây tử vong mới đây đã làm nổ lớn tình trạng này hiện nay khá phổ biến ở Việt Nam.
Hình thức là bác sĩ người Việt đứng tên mở phòng khám bệnh, được trả tiền thuê chứng chỉ hành nghề nhưng hoàn toàn không biết gì về hoạt động của phòng khám, và mọi việc đều do những nhân viên người Trung Quốc đảm trách.
Vài trường hợp vừa được phát hiện mới đây là
1/ Phòng khám Apollo ở số 228-228A Trần Hưng Đạo, quận 1, Sài Gòn, tại đây có 8 bác sĩ Việt đứng tên nhưng không một ai hiện diện khi bị kiểm tra và các nhân viên hành nghề toàn là người Trung Quốc,
2/ Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đông phương, ở số 762, Cách Mạng Tháng Tám, Quận Tân Bình, do lương y Phan Xứng đứng tên trên giấy phép hành nghề nhưng ông này hoàn toàn không biết bác sĩ nào đang hành nghề, chuyên môn ra sao, máy móc thuốc men sử dụng thế nào. Mọi việc đều do người Trung Quốc điều hành,
3/ Phòng khám Huê Hạ, ở số 8B Lý Thường Kiệt, Quận 5.
Tại những phòng khám này các bệnh nhân phải chịu mọi điều thiệt thòi sai trái : giá “cắt cổ”, thuốc sử dụng là thuốc lậu và quá hạn sử dụng, nhân viên không có chuyên môn, …
Một nữ bệnh nhân đến để được phẫu thuật cắt trĩ đơn giản ở Phòng khám Huê Hạ, đã tốn cả chục triệu đồng mà suýt mất mạng vì bị biến chứng may được chuyển về Bệnh Viện Chợ Rẫy để cứu cấp.
Đã đành là việc làm của những người Trung Quốc thuê mướn bằng cấp là sai trái nhưng việc đó khó thể xảy ra nếu không có sự tiếp tay của chính các bác sĩ Việt không có lương tâm nghề nghiệp. Hiện nay, mức xử phạt hành chính đối với việc cho thuê mượn chứng chỉ hành nghề theo Nghị Định 96/2011/NĐ-CP chỉ từ 10 tới 15 triệu (chưa bằng tiền nhận được hàng tháng khi cho thuê bằng) và tước quyền sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng, được coi là quá nhẹ, lý ra là phải mất bằng vĩnh viễn.
Nhập tận gốc với giá rẻ, nông sản Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành và dễ dàng đánh bật nông sản trong nước, chiếm lĩnh thị trường. Vì thế, dù Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với nhiều lợi thế cũng bị thua ngay trên sân nhà.
Mọi giao dịch với đối tác người Trung Quốc chỉ diễn ra trên điện thoại. Giới buôn nông sản luôn phải chấp nhận một quy luật, đó là định giá bán từng mặt hàng vào ngày đầu tháng. Theo đó, hai bên căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, tình hình thị trường của mỗi nước để thương lượng giá. Mức giá sau khi được thống nhất, sẽ là giá chung cho mặt hàng đó trong một tháng. Dù giá trong nước có lên xuống, mức giá đó cũng không thay đổi. Trước khi lấy hàng, đầu nậu gọi sang Trung Quốc để báo số lượng. Nhận được đơn hàng, phía đối tác Trung Cộng vận chuyển, đưa hàng tới chợ Pò Chài thị tứ Bằng Tường, Trung Quốc.
Đúng số lượng, chất lượng đã cam kết, đầu nậu cho cửu vạn bốc hàng qua Việt Nam. Hàng hóa được đưa về tại khu vực biên giới huyện Văn Lãng Lạng Sơn và tìm cách đưa về Bắc Ninh. Từ đó mới đưa vào các tỉnh miền Bắc và miền Nam để tiêu thụ. Để qua mặt cơ quan chức năng, đầu nậu chỉ cho xe chở hàng chạy vào ban đêm. Về đến Bắc Ninh, đầu nậu sẽ tổ chức phân loại tùy từng mặt hàng, sau đó bán với các mức giá khác nhau. Đến tay người tiêu dùng, giá bán đã tăng gấp đôi, gấp ba nhưng vẫn rẻ hơn hàng trong nước rất nhiều.
Vì lợi nhuận lớn, nên số đầu nậu tại chợ Hòa Đình tham gia bán hàng nông sản Trung cộng ngày càng đông. Mỗi ngày, từ chợ Hòa Đình, có hàng trăm chuyến xe chở nông sản đi các nơi tiêu thụ. Cán bộ nhà nước thì làm ngơ vì đã được hối lộ, và tuyên bố người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là nông sản Trung Quốc, đâu là nông sản trong nước. Muốn kiểm tra, phải có máy móc phân tích nhưng việc lấy mẫu rất ít khi thực hiện ở địa phương, vì chi phí lớn. Bởi vậy, chỉ khi nào cấp trên chỉ đạo thì các cơ quan quản lý cấp dưới mới có kế hoạch kiểm tra.
Theo báo Giáo Dục Việt Nam ngày Thứ Bảy, một cơ sở sản xuất thịt bò khô bán trên thị trường ở huyện Bình Tân đã bị kiểm tra bất ngờ vào cuối tuần qua, tại đây có hơn một chục tấn hàng “giả thịt bò khô” được sản xuất “gian dối và bất chấp sức khỏe người tiêu dùng”.
Theo đó cơ sở sản xuất bò khô hiệu Thanh Ly “có khá nhiều thau đựng thịt heo đã có dấu hiệu bị hư hỏng, không thể dùng làm thực phẩm được”. Để biến thịt heo thành thịt bò, cơ sở này sử dụng các loại hóa chất có màu cam, màu đỏ “không rõ nguồn gốc” để tẩm ướp. Có hàng trăm thùng đựng “bò khô” đã đóng gói bao plastic chờ xuất xưởng bán trên thị trường mà nguồn tin nói rằng mỗi ngày công ty nói trên “tung ra thị trường cả tấn hàng nhằm lừa đảo người tiêu dùng”.
Theo nguồn tin, hàng ngày ty Thanh Ly thu mua thịt heo trôi nổi trên với giá từ 50 – 60,000 đồng/1kg, sau đó lệnh cho công nhân của mình sơ chế, rồi tẩm ướp nguyên liệu để làm giả từ thịt heo thành khô bò để bán ra thị trường với giá hơn 200.000 đồng/kg.” Khoảng 3.5 tấn thịt heo và 6.5 tấn thịt heo đã biến thành khô bò đã bị tịch thu.
Mới đây, báo chí ở Việt Nam có bài viết nói sữa đậu nành bán trên thị trường Sài Gòn được sản xuất từ bột béo và hóa chất, tỉ lệ sữa đậu nành rất thấp. Bún, bánh canh, bánh ướt, bánh hỏi thì cũng được pha trộn thêm hóa chất tinopal, natri benzoate và một số loại hóa chất khác dùng trong công nghệ tẩy trắng và bột giặt, giúp cho bún trắng tươi, bóng bảy và lâu thiu.
Gần như tất cả các loại thực phẩm ở Việt Nam đều bị tẩm ướp hay pha trộn với những loại hóa chất độc hại nhằm chống thiu thối, lừa vị giác, giúp kẻ sản xuất tăng lợi nhuận từ hành động gian dối nhưng dẫn tới nguy cơ ung thư và các bệnh về tiêu hóa.
Leave a Comment