Điện hạt nhân tiếp tục bị chỉ trích nhân dự án hạt nhân Đà Lạt
Nhìn nhận về nỗi lo ngại trước dự án hạt nhân Đà Lạt như liệu lựa chọn năng lượng hạt nhân có thực sự hữu ích ? Và trong trường hợp bất khả kháng, cần phải hành động như thế nào để điện hạt nhân (ĐHN) không trở thành một thảm họa ? Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn của Nha Kinh tế – Dự báo – Chiến lược của tập đoàn điện lực Pháp EDF cho biết việc xây cất Trung tâm hạt nhân ở Đà Lạt, gắn liền với chương trình này, là không cần thiết lắm, phí tiền của dân mà không đem lợi ích gì cho nước nhà.
ĐHN đã lỗi thời, không an toàn, rất nguy hiểm cho hàng chục thế hệ con cháu sau này. ĐHN không kinh tế như người ta tuyên truyền láo, nó sẽ đắt hơn năng lượng tái tạo, khi ta xây cất xong các nhà máy. Hiện nay giá thành điện gió ở Âu Châu đã cạnh tranh được rồi.
GS. Nguyễn Khắc Nhẫn còn nhấn mạnh: Điện Hạt Nhân – ĐHN – là Điện Hại Nước, Điện Hại Non. Non Nước và dân ta có tội tình gì, mà phải sống trong sự đe dọa thường trực của phóng xạ giết người, gây bệnh hoạn suốt đời, sau biết bao tang thương của những cuộc chiến tranh tàn ác để lại. Vì một chiến lược sai lầm, không phù hợp với cuộc cách mạng năng lượng thế giới đang diễn ra. Nếu rủi ro, trong chớp nhoáng, Việt Nam có thể bị điêu tàn, kinh tế sụp đổ, ngành du lịch, xuất khẩu tê liệt !
Tại Hội nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 10 vừa diễn ra tại Vũng Tàu, ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ KHCN đã cho biết: VN đang thiếu nhân lực, cán bộ năng lượng nguyên tử, cán bộ giỏi về ĐHN. Hiện nay, các cán bộ trong nước đang gặp khó khăn trong việc thẩm định kết quả tư vấn cho hai nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận do chúng ta đang rất thiếu chuyên gia, thiếu đội ngũ làm việc cho cơ quan pháp quy để đảm bảo an toàn an ninh cho hạt nhân, thiếu đội ngũ cán bộ xây dựng nhà máy ĐHN. Việc quản lý chất thải nhà máy ĐHN cũng đang là vấn đề quan trọng đang tranh cãi chưa đưa ra được hướng đi.
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn đặt câu hỏi: Như thế thì tại sao ta phải xây dựng cấp bách nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận? Rồi xây tiếp một loạt 14 lò đến năm 2030?
Dư luận từ lâu đã cho rằng vì đây là những dự án to lớn cấp quốc gia lên đến hàng chục tỉ Dollar và là cơ hội để quan chức đảng và nhà nước CSVN tham nhũng, nên họ cứ cố thực hiện.
Tội ác “giết người” hàng loạt, nhiều năm đã bị lộ diện
Những ngày qua người dân hai xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa tỏ ra rất phẫn uất trước việc Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn hóa chất độc hại xuống lòng đất và càng bất bình hơn khi một số cán bộ lại có hành vi bao che cho việc này.
Theo phản ánh của người dân sống gần khu vực nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái, hoạt động từ năm 1997, từ đó cũng là lúc hàng trăm hộ dân nơi đây phải sống trong ô nhiễm bởi mùi hoá chất độc hại bốc lên nồng nặc từ không khí và sau này là nguồn nước.
Những ngày gần đây, người dân còn bắt tận tay công ty này chôn hàng tấn hóa chất độc hại dưới lòng đất. Sự việc trở nên gay gắt vào sáng ngày 26/8, khi xe tải chở thùng phuy được bịt kín bạt từ nhà máy đi ra ngoài. Nghi ngờ phía công ty mang hoá chất thải đi “phi tang” để che mắt cơ quan chức năng đến kiểm tra nên hàng trăm hộ dân đã đồng loạt ra chặn chiếc xe trên làm chứng cứ. Người dân đã phải dựng bạt làm lều lán, đồng thời mang nồi niêu, xoong chảo ra nấu cơm, cháo ngay tại nơi đỗ xe nhằm khống chế.
Chiều ngày 29/8, người dân đã leo bờ rào vào công ty này đào bới trong khuôn viên nhà xưởng phát hiện hàng chục thùng phuy chứa hóa chất có mùi hôi thối. Nhiều thùng phuy đã bị tiêu huỷ qua thời gian chôn dưới đất. Đến nay đã gần 10 ngày người dân nơi đây vẫn căng lều trực chiến trước cổng Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái để ngăn chặn việc công ty phi tang vật chứng.
Thời gian qua người dân bị ung thư và các bệnh hiểm nghèo rất nhiều ở các xã thuộc hai huyện Yên Định và Cẩm Thủy (Thanh Hoá) cho thấy có hiện tượng bất thường và cái bất thường đó do những thùng phuy thuốc trừ sâu của Công ty Thanh Thái tạo ra.
Theo GS-TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (Trường Đại học Công nghiệp TP Sài Gòn), rò rỉ gây nhiễm độc nguồn nước dưới đất, ảnh hưởng nguy hiểm đến thủy sinh và lan truyền theo mạch nước ngầm vào nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho dân cư cả vùng rộng lớn. Nhiễm độc thuốc trừ sâu – nhất là những kho thuốc không xử lý tiêu hủy đúng cách – có thể gây nguy hiểm lâu dài, nhiều thế hệ.
“Chó lạ” tấn công người dân các tỉnh ven biên giới Tàu.
Một sự kiện lạ lùng và khó tin đang diễn ra ở nhiều tỉnh phía Bắc, các nhóm chó hoang trong đó có cả chó dại đang liên tục tấn công người dân, khiến nhiều làng xóm hoảng loạn, phải chia nhau canh gác và tự bảo vệ.
Ở xã Bắc Sơn, Sóc Sơn, một huyện phía Bắc Việt Nam gần kề thành phố Hà Nội, thống kê lần cuối ở địa phương để báo cáo lên cấp trên vào ngày 27 tháng 8 vừa qua cho biết toàn xã này có 84 trường hợp bị chó cắn. Phía Huyện đã tiêu diệt 22 con chó, trong đó có cả “chó lạ” và chó nhà bị lây nhiễm bệnh dại từ các nhóm “chó lạ” đó.
Một phụ nữ ở thôn Tiên Trù, huyện Sóc Sơn kể rằng suốt cả tháng trời, người dân ở đây tối không dám ra đường, đi đâu cũng lăm lăm cái gậy và đèn pin, vừa đi vừa dò bụi cây đề phòng chó nhảy xổ ra cắn. Dân đi làm đồng, làm ruộng thì phải đi vài người thành một nhóm. Cứ nghe tiếng chó sủa lại giật mình thon thót.
Những bầy chó kỳ quái này cũng đang hoành hành ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, số lượng vẫn chưa dự đoán được là bao nhiêu. Hồ sơ của cục kiểm dịch cũng cho biết trong hơn 2 tuần, đã có 50 trường hợp bị chó dại cắn ở các vùng ven thành phố Hà Nội.
Trong các lời khai của dân chúng nhiều địa phương thì tất cả đều khẳng định rằng toàn bộ số chó bị diệt không phải chó được nuôi tại địa phương, mà thường chỉ có ở bên kia biên giới Trung quốc mà thôi.
Một nhân viên khám nghiệm xác chó dại đã chết cho biết rằng giống chó này cao, gầy, lông ngắn, có màu xám tro hoặc vàng nhạt, đôi khi có những con lông loang hai màu xám và đen. Mõm chó dài, tai dựng. Đặc biệt chúng nặng hơn các giống chó nhà, thường từ 20 đến 30 ký, rất khỏe và hung dữ.
Dân chúng đang bàn tán về xuất xứ của loài “chó lạ” này và cũng lo ngại âm mưu thâm hiểm của Bắc Kinh đối với người Việt vẫn diễn ra âm thầm từng ngày, mà đôi khi cả năm sau, người ta mới nhìn thấy được hậu quả của nó.
Leave a Comment