Phải chăng, nhà cầm quyền VN sợ các dấu tích đàn áp Tôn giáo của mình bị phơi bày ? Xin nhắc lại, chính sách đàn áp Tôn giáo của nhà cầm quyền VN chưa bao giờ ngưng nghỉ. Và vụ đàn áp đẫm máu giáo dân ở Giáo điểm Con Cuông, Gp Vinh là một trong những cuộc đàn áp trắng trợ nhất trong mấy năm gần đây.
Hiện nay, ngoài những giáo dân đang mang trên mình những thương tích của bạo tàn thì những vật chứng như: Tượng Đức Mẹ bị công an và côn đồ đập nát; những hình ảnh Nhà Nguyện của Giáo điểm bị ném mìn…vẫn đang được gìn giữ tại hiện trường.
Mặc dầu không thể đến tận nơi để thăm viếng đoàn chiên đang bị bách hại, nhưng trong lời chào mừng của Linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Giao, Vị Sứ Thần Tòa Thánh cũng đã được nghe trực tiếp lý do tại sao chính quyền VN ngăn cấm Ngài không được ghé thăm Giáo điểm Con Cuông cũng như việc nhà cầm quyền VN đã thực hiện một cuộc đàn áp Tôn giáo đẫm máu tại nơi này.
Giá lúa lại tiếp tục giảm khi nông dân đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch lúa vụ 3.
Theo tờ Người Lao Ðộng, giá mua lúa đã giảm từ 200 đồng đến 500 đồng một ký sau khi kết thúc đợt mua lúa tạm trữ. Trước đây, trong vụ Hè Thu (khoảng tháng 4, tháng 5), lấy lý do đang phải ôm hai triệu tấn gạo, các doanh nghiệp thành viên của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA) không chịu mua lúa của nông dân. Vì vậy, tại nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, lúa chín rục ngoài đồng nhưng nông dân không gặt, vừa vì không có người mua, vừa vì giá quá rẻ.
Vụ Ðông Xuân hồi cuối năm ngoái, đầu năm nay cũng tương tự như vậy.
Do vụ nào cũng thua lỗ, nông dân chìm trong đủ loại nợ và càng ngày lúa càng mất giá nên càng được mùa càng lỗ nặng. Trồng lúa được ví von là từ nghèo thành mạt.
Được biết, để giữ sự ổn định ở nông thôn, sau mỗi vụ lúa, chính quyền Việt Nam tung ra hàng chục tỷ đồng cho các doanh nghiệp thành viên của VFA mua lúa tạm trữ. Có khoản tiền này, các doanh nghiệp thành viên của VFA hủy hợp đồng xuất cảng gạo từng ký với giá thấp để tìm kiếm cơ hội bán số gạo đang có trong tay với giá cao hơn, kiếm lợi lớn hơn.
Theo VFA, riêng trong Tháng Bảy, các doanh nghiệp xuất cảng gạo của Việt Nam đã tự ý hủy hàng loạt hợp đồng, không giao cho khách hàng 180 ngàn tấn gạo. Còn nếu tính từ đầu năm 2013 đến nay, con số đó lên tới trên một triệu tấn.
Rồi khi xuất cảng gạo không như dự kiến, các doanh nghiệp thành viên của VFA lại tiếp tục ngưng mua lúa hoặc mua lúa với giá rất rẻ, khiến nông dân khốn đốn.
Rất nhiều chuyên gia đã từng nhận định, nếu cứ cho phép các doanh nghiệp thành viên của VFA duy trì tư thế độc quyền xuất cảng gạo như trước nay thì nông dân không thể ngóc đầu lên được.
Ở miền Bắc Việt Nam, nông dân bỏ ruộng đã trở thành phong trào bởi nông dân không thể sống được nhờ trồng lúa. Nếu chính quyền Việt Nam vẫn để VFA tự tung, tự tác như trước nay, chắc chắn phong trào này sẽ bùng phát tại miền Nam.
Hoàng Anh Gia Lai và Nam Trung, hai tập đoàn tư nhân đi đầu trong đầu tư vào các dự án thủy điện tại Việt Nam vừa tuyên bố rút lui khỏi lĩnh vực này.
Các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng và kinh tế cho rằng, việc hai tập đoàn tư nhân: Hoàng Anh Gia Lai và Nam Trung rút ra khỏi lĩnh vực thủy điện là dấu hiệu khơi mào cho một cuộc tháo chạy khỏi lĩnh vực thủy điện của nhiều tập đoàn, công ty khác. Lý do dẫn tới cuộc tháo chạy này được nhận định chủ yếu là vì, giới đầu tư đã đạt được mục đích chính : Dùng các giấy phép đầu tư vào thủy điện để phá rừng, tận thu gỗ.
Theo giới chuyên gia về năng lượng và kinh tế, các dự án thủy điện nhỏ không mang mục đích sản xuất điện. Số lượng dự án thủy điện nhỏ được quy hoạch và cấp giấy phép thực hiện rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên diện tích chiếm đất rừng lại không hề nhỏ (trung bình mỗi MW điện ngốn khoảng 14 héc ta rừng, một dự án 10 MW điện làm Việt Nam mất khoảng 150 héc ta rừng).
Không chỉ giới chuyên gia mà chính Bộ Công thương cũng vừa mới thú nhận, hiện có rất nhiều dự án thủy điện dở dang, chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết về tiến độ, gây nhiều hậu quả tai hại về kinh tế – xã hội, chuyện trồng rừng để bù lại diện tích được phép phá để thực hiện “dự án thủy điện” bị làm ngơ,
Cũng theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam hiện có 899 “dự án thủy điện”. Trong đó, có 260 dự án đã vận hành, 211 dự án đang xây dựng, 266 dự án đang nghiên cứu đầu tư, 162 dự án chưa có chủ trương đầu tư.
Trong thời gian vừa qua, báo chí Việt Nam liên tục lên tiếng về những vấn nạn là hệ quả của việc cho phép thực hiện ồ ạt hàng trăm dự án thủy điện. Chẳng hạn tại khu vực Tây Nguyên, nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng rất cẩu thả nên đã xảy ra hàng loạt tai nạn nghiêm trọng như vỡ đập, nứt đập,… khiến người chết, nhà cửa, ruộng vườn bị hư hại.
Bên cạnh đó, các công trình, dự án thủy điện đã làm Tây Nguyên mất 80,000 héc ta đất, gây xáo trộn sinh hoạt, sinh kế của 26,000 gia đình, phần lớn là người thiểu số. Những dự án thủy điện được cấp giấy phép để thực hiện tại Tây Nguyên hiện là nguyên nhân chính tăng thêm đói nghèo, đẩy người thiểu số tới tột đỉnh của sự bần cùng. “Phong trào” thi đua “đầu tư vào thủy điện” sắp hạ màn với nhiều hậu quả trầm trọng.
Trong buổi hội thảo diễn ra tại Sài Gòn hôm 30 tháng 8, một số chuyên viên kinh tế ví nền Việt Nam như cỗ xe không nhúc nhích mặc dù đã được nhấn hết ga. Từ lập luận này, các chuyên viên kinh tế cho rằng, nhà nước Việt Nam hầu như bó tay, không biết cách thực hiện các biện pháp cải cách nền kinh tế. Theo nhận định của ông Trần Du Lịch, tiến sĩ kinh tế, phó trưởng đoàn Quốc Hội Việt Nam tại Sài Gòn cho rằng, Việt Nam muốn rất nhiều nhưng không làm được bao nhiêu trong việc thực hiện chính sách cải cách kinh tế.
Ông Trần Du Lịch còn cho rằng kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế của nhà nước Việt Nam chỉ mới được thể hiện qua ý muốn. Tiến Sĩ Võ Trí Thành, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cho rằng, Việt Nam có quá nhiều tham vọng khi muốn cùng một lúc thực hiện bốn mục tiêu: ổn định kinh tế; phục hồi sức tăng trưởng; tái cấu trúc kinh tế; hội nhập nền kinh tế quốc tế toàn diện… Theo ông Võ Trí Thành, đó chỉ là ước muốn vì Việt Nam là quốc gia hạn chế về tài lực, nhân lực; độ minh bạch, giải trình kém…
Theo phúc trình của ông Vũ Ðình Ánh, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Khoa Học Thị Trường-Giá Cả thì hiện nay giới đầu tư Liên Âu đang tỏ ra dè dặt trong việc tìm kiếm triển vọng làm ăn tại Việt Nam, và một số công ty Liên Âu đã có kế hoạch dời công ty của họ tại Việt Nam sang các quốc gia khác thuộc khối Ðông Nam Á. Phúc trình của ông Ánh dẫn một số tài liệu nói rằng 43% nhà đầu tư Liên Âu cho rằng, tỉ lệ lạm phát tác động xấu đến công việc làm ăn của họ tại Việt Nam, tăng 8% so với sáu tháng đầu năm nay. Ðáng nói hơn, 60% giới đầu tư Liên Âu còn cho rằng, môi trường kinh tế ở Việt Nam sẽ tồi tệ hơn trong thời gian tới.
Leave a Comment