Đi một ngày đàng…

- Quảng Cáo -

Liên tiếp là những chuyến công du của các vị lãnh đạo hàng đầu của đảng, nhà nước, Quốc Hội và Chính Phủ đến các quốc gia, các châu lục trong mấy năm qua kể từ sau đại hội đảng cs VN lần thứ XI.

Những chuyến công du của nguyên thủ các nước, không ngoài mục đích mở rộng hợp tác, giao thương trong tất cả các lĩnh vực, giúp cho sự phát triển của quốc gia, tranh thủ thời cơ, đem lại sự thịnh vượng cho đất nước, cho quốc kế dân sinh.

Không kể những chuyến đi tới Âu châu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng, thì gần đây, các vị này cũng có liên tiếp các chuyến công du tới các nước láng giềng Đông Nam Á; Và những ngày này, cuộc viếng thăm đất nước Myamar của chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn còn chưa kết thúc. Trước đó thủ tướng nước CHXHCN VN cũng đã có chuyến viếng thăm xứ sở này.

Quả thực, khi các nhà lãnh đạo của đất nước tới Nghị Viện Châu Âu, hay đặt chân tới Mạc tư Khoa, quê hương của chủ nghĩa cs trước đây, hay viếng thăm vương quốc của nữ hoàng Elizabett, người dân trong nước cũng không dõi theo một cách đặc biệt.

- Quảng Cáo -

Nhưng những chuyến đi của các vị lãnh đạo đất nước tới các nước Đông Nam Á, nhất là tới đât nước Myamar, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước.

Thời gian gần đây, báo chí nói nhiều tới Myamar.  Báo chí nhấn mạnh về xu thế cải cách chính trị của nước nam Á này.

Còn nhớ, mấy mươi năm trước, ở VN, người ta gọi đất nước này với cái tên Miến Điện. Gọi đầy đủ thì là: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Miến Điện.

Trong mắt mọi người, mô hình chế độ tại Miến Điện là mô hình của chế độ độc tài.

Nó kéo dài nhiều thập kỷ.

Và vì có thể chế độc tài, nên nhân quyền bị vi phạm trầm trọng, nếu không muốn nói là nhân quyền đã không được thực thi trên đất nước đông nam Á này suốt nhiều thập kỷ qua.

Cũng trong hàng chục năm qua, tại đất nước này xuất hiện một người phụ nữ-một con người dũng cảm-một người bất đồng chính kiến được cả thế giới biết đến-

Bà dám đương đầu với chế độ độc tài, kiên trì cuộc đấu tranh vận động cho dân chủ, nhân quyền được thực thi trên quê hương đất nước thân yêu của bà.

Bà từng là tù nhân nhiều năm của chế độ độc tài tại chính quê hương mình

Nhưng tù ngục, hay bất cứ sự đe dọa nào cũng không ngăn cản được ý chí đấu tranh cho tự do của người phụ nữ dũng cảm.

Và gần đây, trước sự cởi mở của chính quyền Myamar, bà nổi lên như một chính khách sáng giá.

Những chính khách, những nguyên thủ quốc gia của nhiều nước, khi đến thăm quốc gia này, đều dành thời gian thăm và hội kiến với bà.

Có thể nói, hình ảnh của bà là không thể thiếu trên bước đường dân chủ hóa của quốc gia nam Á này.

Và cũng không quá, nếu nói rằng chính bà đang làm cho Miamar đẹp hơn trong mắt cộng đồng quốc tế!

Một người phụ nữ mảnh mai, điềm tĩnh, và nghị lực.

Công lao đấu tranh của bà có thể là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước đang có được hiện nay.

Có thể nói, Myamar thua VN về nhiều lĩnh vực, chí ít là cho tới thời điểm hiện nay. Một Myamar bị chia rẽ, xung đột, hạ tầng cơ sở hầu như không có gì, thu nhập GDP, thậm chí có thể nói cả dân trí cũng thua VN. Một Myamar bị cô lập, bị trừng phạt kinh tế, một đất nước mà quân đội cai trị nhiều năm…

Nhưng hôm nay Myamar đã đổi khác. Myamar tuy chua đạt được tầm cao, nhưng đã cất cánh.

Có hai con người, ngày hôm qua rất khác nhau, thậm chí là kẻ thù của nhau, thì hôm nay, bằng trí tuệ, bằng cả trái tim, họ đã trở thành động lực mở ra một trang mới cho đất nước thân yêu của mình. Đó là tổng thống đương nhiệm Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi.

Bà Aung San Suu Kyi cũng đã được tổng thống Obama mời sang thăm Mỹ. Nguyên thủ các nước phương tây liên tiếp viếng thăm đất nước này và có những cam kết dành cho tổng thống Thein Sein những ưu ái đặc biệt, về xóa nợ, về viện trợ phát triển kinh tế…

Gần đây tổng thống Thein Sein cam kết sẽ thả 70 tù chính trị. Trước đó ông cũng tuyên bố sẵn sàng chúc mừng đối thủ của mình- bà Aung San Suu Kyi, nếu bà được nhân dân tín nhiệm bầu làm tổng thống.

Người ta không biết lý giải thế nào về sự CHUYỂN MÌNH hết sức ngoạn mục của đất nước đông nam Á này.

Đó mới thực sự là ĐỔI MỚI.

Cái động lực để một quốc gia có thể cất cánh, phải là nền dân chủ, bởi từ DÂN CHỦ, mọi bế tắc, mọi cản trở sẽ được khai thông.

Trái ngược với những gì đang diễn ra ở Myamar, trong khi tù chính trị được thả, thì ở VN, những nhà bất đồng chính kiến đang lần lượt theo nhau vào tù, với những bản án ngày càng phi lý hơn, ngày càng khắc nghiệt hơn!…Chính quyền đang dùng mọi biện pháp để đàn áp những nhà bất đồng chính kiến- những người thực tâm muốn đất nước thay đổi theo hướng tích cực, theo xu thế chung của thời đại.

Với những gì đang diễn ra ở VN, khiến người ta không khỏi nghi ngại mà đặt câu hỏi: Những chuyến viếng thăm của các vị lãnh đạo hàng đầu của đất nước tới Myamar, thực chất là nhằm mục đích gì!?” Kinh tế vẫn doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, chính trị vẫn không có Đối lập…bất đồng chính kiến vẫn bị đàn áp…

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Các cụ xưa nói vậy; Nhưng ấy là câu dành cho những người thực tâm muốn HỌC, những người cầu thị.

Chuyến viếng thăm Myamar lần này, chủ tịch Quốc hội VN sẽ  học được gì từ láng giềng của mình?

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here