Đan Thanh và Hoàng Đỉnh Xin kính chào quý thính giả của đài Chân Trời Mới, để mở đầu cho tiết mục Một Vòng Châu Á tuần này là đề tài nói đến việc 4 dân biểu Hàn quốc đến Tokyo vào ngày Nhật bại trận để lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Abe là người cực hữu, muốn đưa Nhật quay trở lại thời Phát-xít ngày xưa.
Kính mời quý thính giả lắng nghe qua sự tóm lược của Đan Thanh và Hoàng Đỉnh.
Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng 8 (ngày Nhật bại trận) là Trung quốc, Hàn quốc và Bắc Triều Tiên đều lên tiếng chỉ trích Nhật Bản về cuộc chiến xâm lược trước đây mà họ đã tiến hành khiến cho dân tộc của ba quốc gia này phải chịu nhiều khổ đau, tủi nhục. Việc chỉ trích này mạnh hay nhẹ tùy vào chuyện Thủ tướng Nhật có đến đền Yasukuni ở Tokyo để lễ bái các bậc tiền nhân đã có công xây dựng đất nước hay không. Vì không muốn tình hình ngoại giao với Hàn quốc cũng như với Trung quốc căng thẳng nên ngay sau khi vừa mới lên nhậm chức Thủ tướng vào cuối năm 2012, ông Abe cho biết sẽ không đến đền Yasukuni lễ bái. Thủ tướng Abe đã không đến đền Yasukuni lễ bái như đã tuyên bố, nhưng Nhật Bản vẫn bị Trung quốc, Hàn quốc và Bắc Triều Tiên phản đối vì có hai vị Bộ trưỏng trong nội các của ông Abe đã viếng đền Yasukuni vào ngày 15 tháng 8 vừa qua. Đại sứ Nhật tại Bắc Kinh cũng như tại Seoul đã bị gọi đến bộ Ngoại giao để khán nghị về chuyện này. Phát ngôn viên chính phủ Nhật đã lên tiếng giải thích rằng hai vị Bộ trưởng đó viếng đền Yasukuni với tính cách cá nhân nên không ai có thể cấm được vì đó là quyền tự do của mọi người dân.
Tại sao Thủ tướng Nhật cũng như các vị Bộ trưởng của nước này đến lễ bái ở các đền thờ khác thì không sao mà hễ đặt chân đến đền Yasukuni là có vấn đề. Thưa quý thính giả, đền Yasukuni này được xây lên vào năm 1869, thật ra là tu sửa và xây thêm một chút từ đền Tokyo Shokon (đền Chiêu Hồn Tokyo) rồi đổi tên thành đền Yasukuni. Đền này thờ những công thần đã hy sinh cho tổ quốc, chủ yếu là các tướng lãnh đã tử trận trong cuộc chiến Nhật-Nga. Trước đây đền Yasukuni đặt dưới quyền quản lý của chính phủ Nhật, nhưng sau thế chiến thứ hai, hiến pháp Nhật thay đổi, quy định rõ ràng là chính trị không được xen vào các hoạt động của tôn giáo (Chính Giáo Phân Ly) nên đền này phải giao cho tổ chức Liên Tôn giáo quản lý. Năm 1978, không biết vì lý do gì mà một số hài cốt của những người bị kết án là tội phạm chiến tranh cấp A, trong đó có Đại tướng và cũng là Thủ tướng Nhật là ông Tojo đưa vào an vị ở đền Yasukuni. Rất nhiều người Nhật cũng phản đối chuyện này và đề nghị di dời hài cốt các tội phạm chiến tranh ra khỏi đền Yasukuni, những vị này không thể gọi là công thần được, họ là những người đã đưa đất nước và người dân Nhật lao vào cuộc chiến xâm lược vô nghĩa khiến cho hơn 3 triệu người phải chết, Nhật bị thế giới lên án, đó là chưa kể đén chuyện dồn hết tài nguyên đất nước vào cuộc chiến xâm lược khiến cho đời sống của người dân lúc đó khốn khổ vô cùng, nhưng nếu ai lên tiếng chống đối là bị kết vào tội phản quốc, bị hiến binh đến bắt giam.
Không biết vì muốn phản đối đến cùng hay muốn dư luận chú ý đến mình mà 4 dân biểu Hàn quốc đã tuyên bố sẽ đến đền Yasukuni vào đúng ngày Nhật bại trận 15 tháng 8 để đọc bản lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Abe là con người cực hữu, muốn khôi phục chế độ Phát-xít thời xưa của Nhật hầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh xâm lược mới qua việc muốn sửa đổi điều 9 Hiến pháp để thành lập quân đội Nhật thay vì tự vệ đội như hiện nay. Có sống ở Nhật rồi mới biết là người dân nước này hiệnn nay sợ chiến tranh vô cùng, hàng năm vào ngày 6 và ngày 9 tháng 8 nguời Nhật đều long trọng tổ chức lễ truy điệu cho các nạn nhân bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Đây là dịp để họ lên án chiến tranh vì vậy chẳng một vị Thủ tướng Nhật nào dám đẩy đất nước vào chiến tranh, hơn nữa ở xứ tự do, dân chủ, ý dân là ý Trời, lãnh đạo nào mà đi nguợc lại nguyện vọng của người dân là phải cuốn gói ra đi ngay. Chuyện tăng cường sức mạnh quân sự để ngăn chận việc Trung quốc xâm lược biển đảo của Nhật không đồng nghĩa với chuyện Nhật Bản chuẩn bị chiến tranh, nhưng Trung quốc thì cứ vịn vào đó để lên án Nhật muốn trở lại thời Phát-xít. Hàn quốc đang là đối thủ cạnh tranh kinh tế gay gắt với Nhật nên muốn Nhật bị mất uy tín trước dư luận thế giới, còn Bắc Triều Tiên thì chỉ trích để đòi Nhật phải bồi thường chiến tranh.
Ngày 14/08/2013, bốn dân biểu Hàn quốc đã lên đường sang Nhật để thực hiện việc chỉ trích Thủ tướng Abe ngay tại đất nước của ông Abe. Mặc dù mục đích là như thế, nhưng 4 vị dân biểu này cũng không bị đuổi về , chỉ bị cảnh sát nhập quốc ở phi trường quốc tế Haneda hỏi một số điều rồi cũng phải cho vào. Sáng ngày 15 tháng 8, 4 dân biểu này đến đền Yasukuni để hành động theo chương trình của họ, nhưng khi chỉ còn cách đền Yasukuni chừng 500 mét thì bị cảnh sát chận lại không cho đến ngay cổng đền với lý do bảo vệ an ninh vì tại đền đang có những người Nhật (cực hữu) sẳn sàng phản đối lại, khó mà tránh việc xô xác.4 dân biểu Hàn quốc cũng biết vậy nên đồng ý đứng nơi cảnh sát chỉ định để thực hiện kế hoạch của mình. Đến Tokyo mà lên tiếng chỉ trích lãnh đạo Nhật cũng chẳng sao, đó là sinh hoạt bình thường của nước tự do, dân chủ. Trong khi ở Việt Nam, người dân chỉ mới xuống đường phát truyền đơn, biểu tình chống Trung quốc xâm lược lãnh thổ thì bị chính quyền CSVN ra tay đàn áp mới thật đáng buồn cho tương lai của đất nước. Thưa có đúng vậy không quý thính giả.
***************
Ban quản lý sở thú ở thị xã Tháp Hà thuộc tỉnh Hà Nam xem thường khách một cách trắng trợn đến độ Truyền thông lề đảng ở Trung quốc phải lên tiếng chỉ trích, nhưng bị Ban Tuyên giáo Trung ương ra lịnh phải ngưng. Chuyện như thế nào, kính mời quý thính giả theo dõi qua sự lược thuật của Đan Thanh và Hoàng Đỉnh.
Sở thú ở thị xã Tháp Hà thuộc tỉnh Hà Nam là một sở thú nhỏ, nhưng vào mùa nghĩ hè vẫn có nhiều người dẫn con cái đến xem. Vì là sở thú nhỏ nên thú rừng cũng không bao nhiêu vì vậy chuồn sư tử Phi châu là nơi được nhiều người đến xem nhất. Trước đây khách có thể đến sát chuồn để xem, nhưng vào mùa he năm ban Quảng lý sở thú bắt người xem phải đứng cách 5 mét mà không nói rõ lý do vì sao. Người xem phát giác ra ngay trong chuồn không phải là sư tử Phi châu theo như quản cáo của sở thú mà là một con chó giống Tây Tạng (Tibetan Mastiff ) tất bụ có lông xù như sư tử. Các em học sinh tiểu học thì hỏi cha mẹ rằng tại sao sư tử mà không gầm mà lại sủa gâu gâu như chó vậy. Nhiều khách đã kéo đến văn phòng quản lý sở thú hỏi cho ra lẽ tại sao chuồn sư tử Phì châu mà bỏ chó vào để đánh lừa khách, đặc biệt là lừa các em nhỏ. Ban quản lý giải thích rằng sư tử Phi châu của sở thú này đã cho sở thú khác mượn để lấy giống nên bỏ chó Tibetan Mastiff trông cũng giống sư tử cho khách xem tạm vậy mà, không muốn xem chó giống Tây Tạng thì xem các động vật khác đi.
Liên tục bị nhiều khách kháng nghị như vậy thế mà Ban Quản lý sở thú vẫn để nguyên con chó Tibetan Mastiff trong chuồn sư tử và trên website của sở thú vẫn quảng cáo là sư tử Phi châu để dụ khách đến xem. Nhiều người thấy Ban Quản lý sở thú khinh thường khách một cách quá vô lý nên đã bày tỏ sự phẩn nộ của mình trên các trang mạng. Một người mẹ dắt con đến sở thú xem sư tử Phi châu kể rằng trước khi đi tôi đã dạy cho con tôi biết rằng khi sư tử giận lên thì nó gầm như thế này (tôi giả tiếng gầm sư tử cho con tôi nghe), nhưng khi đến xem thì con tôi nghe sủa gâu gâu, thế là tôi mang tiếng nói láo với con, nó bảo mẹ không biết gì cả.
Nhiều ý kiến phản đối sở thú được thẩy lên mạng đã lôi kéo sự chú mục của mọi người, đặc biệt là các ký giả. Trước tiên là báo đài ở Thị xã Thạp Hà, Hà Nam gởi ký giả đến sở thú để thu tin xem có đúng sự thật như các bloggers đã viết trên mạng hay không. Chuyện đúng sự thật 100% nên truyền thông lề đảng ở Thạp Hà, Hà Nam đi tin trên báo, trên đài kèm theo những lời chỉ trích gay gắt. Nhiều báo đài khác ở Hoa lục tiếp tay loan tải tin tức này cho cả nước và cả thế giới biết. Đang chỉ trích ngon trớn thì Ban Tuyên giáo Trung ương ra Thông tư bắt tất cả phải ngưng mà không giải thích lý do vì sao không được chỉ trích nữa.
Theo các nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục thì nhiều ký giả rất cắn rứt lương tâm khi phải bẻ cong ngòi bút viết toàn chuyện sai sự thật theo lịnh Đảng, bởi vậy khi có dịp viết lên sự thật để chỉ trích cái dan manh, lừa đảo trong xã hội như chuyện chỉ trích sở thú ở Thạp Hà vừa rồi mà không sợ bị quy vào tội lợi dụng quyền ”Tự do báo chí” gây xáo trộn trật tự xã hội là các ký giả lề Đảng chỉ trích đến nơi đến chốn. Đọc các bản tin, các bài bình luận chỉ trích Ban quản lý sở thú Thạp Hà, nhưng người dân Hoa lục đọc thì hiểu ra ngay là đang chỉ trích ai. Ban Quản lý sở thú Thạp Hà chỉ là cái cớ mà thôi. Báo lề Đảng mà thâm thúy chỉ trích Đảng thì làm sao Ban Tuyên giáo Trung ương không cấm được. Nói như vậy có nghĩa là bây giờ ai cũng bất mãn Đảng cả, chỉ chờ dịp mà thôi.
Leave a Comment