MS Phạm Ngọc Thạch bị dồn vào thế cùng
Mục sư Tin Lành Mennonite Phạm Ngọc Thạch, một cựu tù nhân lương tâm từng bị án tù hai năm và liên tục bị sách nhiễu, hành hung về những hoạt động tôn giáo cũng như đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam hiện bị dồn vào thế cùng.
Suốt từ năm 2004 từ khi đi tù về đến nay ông luôn bị theo dõi và bám chặt. Gia đình ông đi đến đâu cũng bị cơ quan chức năng địa phương hạch sách về vấn đề cư trú và không để gia đình ông sống tại địa phương đó.
Theo ông thì luật pháp Việt Nam quy định mỗi người dân đều có quyền tự do đi lại và an cư lạc nghiệp bất cứ nơi đâu; nhưng riêng ông và nhiều người hầu như bị cô lập nhiều mặt.
Ông cho biết sống ở Sài Gòn đã 30 năm và có hộ khẩu ở đó; nhưng từ khi ông đứng lên đấu tranh vào năm 2004 thì gia đình ông bị đẩy ra khỏi thành phố, cha mẹ ông phải bán nhà về quê.
Theo ông kể, thì rất nhiều lần vì không còn chỗ ở bên Quận 2, ông sang quận 4 đi thuê nhà thì CA đi theo, họ cản đường, đụng xe và nhảy xuống đánh ông. Họ rất ngông cuồng, thách thức như có thù oán.
Theo ông thì có rất nhiều người bị như ông. Nhưng họ chỉ âm thầm nói nhỏ thôi, không dám lên tiếng trên thế giới vì sợ đủ điều. Đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, hầu như họ siết chặt mọi điều đối với tôn giáo. Tự do tôn giáo là tự do theo cách của họ, đảng cho phép chứ không phải tự do theo Hiến pháp, theo tâm và theo đạo của họ.
Nghành công an giao thông vừa làm khổ vừa làm người dân
Mức giá vé xe đò đường dài trong phòng vé bình thường trên một người ở hạng xe chất lượng cao nếu đi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn tốn chừng 200 ngàn đồng và chừng 350 ngàn đồng ở hạng xe chất lượng cao nếu đi từ Hà Nội vào Sài Gòn.
Nhưng trên thực tế, mức giá đã đội lên gấp đôi, gấp ba lần bình thường, và trong dịp Tết thì đội lên gấp ba, gấp bốn lần bình thường. Lý giải nguyên nhân dẫn đến chuyện này, nhiều tài xế than thở là do họ phải chung chi cho công an giao thông ở các trạm quá nhiều, họ khó có thể tồn tại được nếu không nâng giá lên như vậy.
Ông Phùng, tài xế xe chở bốn mươi khách, chạy tuyến Đà Nẵng – Sài Gòn, cho biết rằng trên một tuyến đường 930km từ bến xe Đà Nẵng vào bến xe miền Đông, Sài Gòn mà ông đã phải chung đến mười một trạm, có ngày lên đến ba chục trạm, mỗi trạm tốn hết 500 ngàn đồng. Như vậy, với 11 trạm, nhà xe tốn hết 5,5 triệu đồng, tương đương với 20 người khách ngồi trên xe.
Ông Hùng, năm nay 45 tuổi, là tài xế chạy xe đường dài từ bến xe Giáp Bát, Hà Nội vào bến xe Miền Đông, Sài Gòn được hơn hai mươi năm nay cho biết, nội việc chung chi cho các trạm công an giao thông đứng đường từ Hà Nội vào Sài Gòn, mỗi chuyến xe, ông mất gần mười triệu đồng cho khoản này, cộng thêm hai triệu đồng tiền mua vé qua các trạm thu phí liên tỉnh, vị chi một chuyến xe, ông mất gần mười hai triệu đồng.
Và để bù vào khoản tiền chung chi này, không còn cách nào khác, nhà xe phải nâng giá vé lên gấp đôi, gấp ba lần bình thường.
Tuy nhiên trong vấn đề chung chi này, nhà xe phải nhớ như đinh đóng cột rằng trạm nào thu hai trăm ngàn, trạm nào thu năm trăm ngàn, nếu nhớ nhầm, đưa nhầm số tiền hoặc không đưa tiền mới mà đưa tiền rách, tiền cũ, lần sau gặp lại sẽ bị phạt gắt máu.
Mà chuyện tìm lỗi để phạt nhà xe của công an giao thông thì thiên hình vạn trạng, có thể phạt vì xe chạy quá tốc độ, bản số bị mờ do bụi bám, hoặc nếu không tìm ra lỗi nào thì họ leo lên xe để đếm khách, chỉ cần thừa ra một người là ách xe, lai dắt xe về đồn. Ông Hùng lắc đầu, than thở rằng cách làm việc và tìm lỗi của công an giao thông còn gắt máu và tỉn mỉ hơn cả hải tặc và cảnh sát biển Trung Quốc làm với ngư dân Việt Nam.
Người dân cho rằng nếu ngành giao thông bớt đứng đường để chặt chém nhà xe bằng những khoản thu cắt cổ, quái đản và mờ ám, thì hành khách, mà phần lớn là thành phần có thu nhập thấp trong xã hội, sẽ đi xe giá thấp hơn nhiều.
Rõ ràng là nghành công an giao thông vừa làm khổ vừa làm nghèo dân.
Dự thảo luật về bằng lái xe gây chỉ trích nặng nề
Dự thảo quy định muốn lấy bằng lái xe gắn máy 50 phân khối phải hội đủ 83 quy chuẩn về sức khỏe và kích thước tối thiểu như chiều cao 1m 45, cân nặng 40kg, vòng ngực 72 cm… Người lái xe vận tải nặng hay đầu kéo phải vượt qua những tiêu chuẩn cao hơn, và không bị một trong nhiều chứng bệnh về đường tiêu hoá.
Dự thảo luật này đã xuất hiện từ năm 2008 do Bộ Y Tế soạn thảo mà dân chúng gọi mĩa mai là dự thảo luật “ngực lép không được lái xe” nhưng bị bãi bỏ vì dư luận phản đối dữ dội. Lần này có Bộ Giao Thông tiếp sức, con số quy định lại tăng thêm khiến báo chí đang hợp sức vạch ra những phi lý trong dự thảo này.
Vài năm gần đây hàng ngàn nghị quyết, văn bản dưới luật xuất hiện không căn cứ trên một quy định pháp luật nào khiến cho nguời dân lẫn các cơ quan công quyền hết sức băn khoăn vì tính chất bất hợp hiến của chúng. Điển hình mới nhất là lệnh cấm thu hình cảnh sát giao thông đang hành sự, vừa bị thu hồi, bãi bỏ.
Được biết hiện nay có hơn 7 ngàn văn bản dưới luật như vậy đang lưu hành .
Bộ tiểu thuyết Đại Gia bị thu hồi
Trong công văn ngày 1/8 Cục Xuất bản nêu rõ: “Nội dung bộ tiểu thuyết miêu tả những mối quan hệ làm ăn kiểu xã hội đen của một số tập đòan kinh tế với các quan chức cao cấp của nhà nước và những thủ đoạn mánh khóe.
Qua tác phẩm, người đọc thấy một ‘tam giác ngầm’ mà ở đó quyền lực, tiền và gái cấu kết với nhau để bòn rút của cải xã hội, làm mục rỗng đạo đức.” Về lý do ngừng phát hành Cục Xuất bản cho là tác giả cường điệu quá mức những vấn đề nhạy cảm gây bất lợi cho xã hội.
Theo Vn Express, nhà văn Thiên Sơn tác giả bộ tiểu thuyết Đại Gia phản đối sự quy kết của Cục Xuất bản và nhấn mạnh: nội dung cuốn sách là hư cấu và hư cấu là công việc của nhà văn và đối với việc hư cấu là không giới hạn.
Du luận cho rằng dù là tiểu thuyết hư cấu nhưng có lẽ nội dung cuốn tiểu thuyết cũng không khác gì mấy như hiện thực tại Việt Nam. Vì vậy đã làm chạm nọc các quan chức đảng và nhà nước CSVN.
Leave a Comment