Văn bản “Muốn chụp ảnh Cảnh Sát Giao Thông… phải xin phép” bị ‘ném đá tập thể’
Văn bản “Muốn chụp ảnh Cảnh Sát Giao Thông… phải xin phép” do ông đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao Thông Đường Bộ ký mà nội dung của văn bản không những có tính đe dọa người dân và các nhà báo mà lại còn hoàn toàn trái với luật pháp của chế độ, đã bị nhiều báo chí lề phải “ném đá tập thể”.
Theo luật sư Phạm Thanh Bình nói với báo VNExpress hôm 21.8, thì những nội dung trong văn bản có thể khẳng định đây là loại văn bản trái pháp luật, xâm phạm đến quyền giám sát của công dân, trái Luật báo chí, cản trở hoạt động tác nghiệp của nhà báo.
Trên báo Vietnamnet, một độc giả của báo này mĩa mai rằng “Tôi chụp ảnh một anh CSGT đang nhận hối lộ của tài xế lái xe thì lúc ghi hình tôi xin phép ai đây?” Như vậy phải chạy tới xin phép cái ông CSGT đang nhận tiền hối lộ để ông ấy chấp thuận hay không? Hay để ông ấy đập cho một trận vỡ đầu?
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, nói với báo Tiền Phong theo như “luật Công An Nhân Dân”, thì hoạt động của ngành công an “phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân”.
Ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội, nói trên báo Dân Trí là “Văn bản mà Cục CSGT đường bộ-đường sắt gửi các cơ sở là văn bản trái pháp luật. Chỉ có thể hiểu đây là hành động bao che, dung túng cho những vi phạm, tiêu cực của cán bộ chiến sĩ, đặc biệt là lực lượng tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm”. Ông Thuyết đòi hỏi Cục Cảnh Sát Giao Thông Đường Bộ “phải công bố thu hồi ngay văn bản và nhận khuyết điểm của mình, không tiếp tục cho ra những văn bản kiểu này”.
Và cũng theo báo Dân Trí, ông đại tá công an Trần Sơn Hà, người ký cái văn bản trái luật đó nhìn nhận là sợ phóng viên báo chí và người dân quay phim chụp ảnh xong cứ đưa lên Facebook,. Ông nói: “đưa lung tung hết cả lên thì cũng mệt”. Ngoài ra khi trả lời phóng viên Báo Người Đưa Tin của Hội Luật Gia VN ông Hà còn nói: Anh em chúng tôi (cảnh sát giao thông) đi làm là công khai minh bạch. Bây giờ anh em cứ bị báo chí giám sát từng bước của nhà báo thì làm ăn được cái gì.
Tuy nhiên trong thời gian qua, hàng loạt những video clips phổ biến trên youtube các vụ CSGT “làm luật”, đánh người dân, chạy xe gắn máy không đội mũ “bảo hiểm”, rượt đuổi dân rồi gây tai nạn v.v… Bằng chứng hiển nhiên như vậy nhưng công an vẫn chối bai bãi.
Tuyên bố phản đối Nghị định 72
Bản tuyên bố được đăng tải trên mạng, các nhân sỹ trí thức này cũng yêu cầu Chính phủ chỉnh sửa lại Nghị định và kêu gọi Quốc hội thẩm tra lại tính hợp hiến và hợp pháp của Nghị định.
Nghị định này đã bị cộng đồng blogger trong nước và các quan sát viên quốc tế lên án là ‘xâm phạm quyền tự do ngôn luận’ của người dân Việt Nam, là vi phạm luật pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế mà VN có tham gia.
Theo đó, quy định trong Nghị định 72 phân loại các trang mạng ra làm năm loại trong đó yêu cầu ‘trang thông tin điện tử cá nhân’ không được tổng hợp thông tin là trái với Luật Công nghệ thông tin.
Theo Bộ Luật được Quốc hội thông qua vào năm 2006, thì ‘trang thông tin điện tử… phục vụ cho việc cung cấp trao đổi thông tin’ và cũng không hề phân chia trang thông tin điện tử ra làm các loại riêng rẽ.
Ngoài ra, trong khi Luật Công nghệ thông tin chỉ có phạm vi hiệu lực đối với các tổ chức và cá nhân hoạt động về mạng Internet ‘tại Việt Nam’ thì Nghị định 72 mở rộng việc chế tài ra các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân ở nước ngoài cung cấp thông tin vào Việt Nam.
Do đó, những người tham gia vào tuyên bố này bày tỏ quan ngại Nghị định 72 sẽ bị lạm dụng tùy tiện để ngăn chặn công dân Việt Nam thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do tìm kiếm, thu nhận và chia sẻ thông tin.
Các nhân sỹ trí thức nhận định rằng Nghị định này ‘chỉ có tác dụng phá hoại lòng tin của người dân đối với sự trung thực và sáng suốt của chính quyền’ và ‘phá hoại uy tín của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế’; và “đi ngược lại các tuyên bố cải thiện về dân chủ, nhân quyền… của Nhà nước Việt Nam…đi ngược lại lợi ích của nhân dân và đất nước,”.
Blogger Aduku Nguyễn Văn Dũng bị bắt cóc
Ngay sau đó, nhà riêng của Dũng tại số 201-A7, ngõ 1A khu tập thể Khương Thượng, đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa cũng đã bị công an bao vây và khám xét.
Anh Nguyễn Văn Dũng sinh năm 1977, tên thường gọi Dũng Aduku, là một người tham gia rất nhiệt tình và năng nổ trong các hoạt động yêu nước tại Hà Nội. Nguyễn Văn Dũng cũng là một trong những blogger đầu tiên tham gia ký tên ủng hộ bản Tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam, tên anh ở vị trí thứ 13.
Một số blogger trẻ tại Hà Nội hay tin đã vội chạy đến nhà riêng của Dũng Aduku để ứng cứu. Tuy nhiên, ngay khi đến nơi thì mọi người phát hiện rất nhiều công an sắc phục đứng bao vây khu tập thể.
Thậm chí, khu hành lang dẫn vào căn phòng mà anh Dũng đang ở cũng bị CA khóa kín và chốt chặn. Theo lời hàng xóm, CA đang thực hiện việc khám xét bên trong.
Theo blogger Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang) cho biết khi anh và bạn bè của blogger Dũng Aduku đến CA Phường Trung Tự để trình báo mất tích, CA trả lời là không có bằng chứng mất tích và chỉ có gia đình mới có quyền trình báo mất tích.
Cho tới nay vẫn chưa có tin tức gì về blogger Nguyễn Văn Dũng.
Sau sự kiện côn an triệt phá và bắt giữ các bạn trẻ học lớp tiếng Anh vào tối 13 tháng 8, côn an Vũng Tàu hành hung chị Trần Thị Nga, anh Lê Quốc Quyết, Đinh Văn Thi, blogger Aduku Nguyễn Văn Dũng bị bắt cóc mất tích. Vào khuya đêm 22 rạng 23.8 nhà trọ của Blogger binh nhì Nguyễn Tiến Nam tại khu tập thể M1, thôn phú thứ, xã Tây Mỗ, Huyện Từ Liên, Hà Nội cũng đã bị bọn côn an lén ném dầu máy trộn mắm tôm vào nhà.
Người ta chưa biết ai sẽ là người kế bị lực lượng “còn đảng còn mình” sách nhiễu kế tiếp.
Leave a Comment