Ngư Dân Việt “Bị Tàu Lạ Bắn Chết”

- Quảng Cáo -

ngudanvietBáo trong nước đưa tin một ngư dân Việt Nam bị những người trên một tàu chưa xác định rõ danh tính bắn chết.

Theo báo Thanh Niên thì vào ngày 11/8, tàu cá số hiệu BKS CM 99488 TS với 20 ngư dân trên tàu đang hoạt động trên vùng biển giáp ranh giới với Campuchia, cách đảo Thổ Chu (thuộc Vịnh Thái Lan) khoảng trên 30 hải lý về hướng tây bắc thì bị những người đi trên một ‘tàu lạ’ dùng súng bắn. Thuyền viên Trần Văn Út, 38 tuổi, bị trúng đạn và chết trên tàu.

Thuyền trưởng tàu Hoàng Đức Hữu được nói đã báo cáo sự việc với đồn biên phòng Sông Đốc, đồng thời điều khiển tàu cá chạy vào bờ.

Thời gian qua, liên tục xảy ra những vụ ngư dân Việt Nam bị tấn công khi đang hoạt động đánh bắt trên biển, nhưng chủ yếu ở vùng biển Hoàng Sa.

- Quảng Cáo -

Ngoài ra, theo đại diện Biên phòng Cà Mau thì vào tháng 7/2012 có hai tàu cá khác của ngư dân địa phương cũng bị một tàu nước ngoài không rõ danh tính “tiến gần và dùng súng bất ngờ tấn công” khi đang đánh bắt ở Vịnh Thái Lan. Mới đây, ngày 9/7 vừa qua, hai tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công và thu giữ tài sản khi đang đánh bắt gần khu vực đảo Phú Lâm. Trước đó, vào đầu tháng Sáu, một tàu cá của ngư dân tỉnh Thanh Hóa cũng bị một ‘tàu lạ’ khác đâm chìm, khiến một người thiệt mạng.

Điều đáng lưu ý là từ trước tới nay báo chí trong nước vẫn dùng chữ tàu lạ để ám chỉ tàu Trung cộng, vì sợ Bắc Kinh phản đối nên không dám nói rõ.

bao so 7Bão số 7 ảnh hưởng mạnh đến vùng vịnh Bắc Bộ

Sau khi tàn phá Phi Luật Tân, cơn bão mang tên quốc tế là Utor mà ở Việt Nam gọi là Bão số 7 đang hướng thẳng vào bán đảo Lôi Châu Trung Cộng. Tuy nhiên bão vẫn ảnh hưởng mạnh đến vịnh Bắc bộ, gây gió giật đến cấp 10. Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam cho biết vào trưa ngày 13/08 tâm bão ở vào khoảng 18.9 vĩ độ Bắc; 114.1 kinh độ Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300 cây số về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17. Bão d trù sẽ chạm đất ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây Trung Cộng, nhưng hoàn lưu bão sẽ gây gió và mưa lớn cho toàn vùng miền bắc Việt Nam.

Lệnh báo động đã được ban hành cho ngư dân từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh. Tin mới nhất cho biết Hà Nội đã ra lệnh yêu cầu tàu du lịch không trú trên vịnh Hạ Long trong những ngày tới vì bão Utor sẽ gây gió mạnh tới 100 cây số giờ ở vịnh Bắc Bộ. Dự báo cho thấy sau khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới hoặc vùng thấp, hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn cho 4 tỉnh đông bắc là Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng. Vùng mưa sau đó phát triển rộng ra vùng núi phía bắc. Tính từ đầu năm, Utor là cơn bão thứ 7 hoạt động trên Biển Đông và là cơn bão thứ 3 trong tháng 8 chưa kể một áp thấp nhiệt đới. Đây cũng là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm.

odaVốn ODA cho Việt Nam vay bị ăn bớt đến 40%

Có tới 40% vốn tín dụng phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình xây dựng trường học, đường sá, hạ tầng bị ăn chặn nhưng những cá nhân có liên quan chỉ bị cảnh cáo.

ODA là ba chữ viết tắt của Official Development Assistance (hỗ trợ phát triển chính thức). ODA có thể là các khoản cho vay không tính lãi hoặc tính lãi thấp với thời gian vay dài. Đôi khi ODA là viện trợ. Mục tiêu của ODA là trợ giúp để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở quốc gia nào đó.

Tại Việt Nam, nhiều năm qua, ODA luôn là một nguồn béo bở để các viên chức từ trung ương đến địa phương xà xẻo, bỏ túi riêng. Rất nhiều dự án lớn sử dụng tín dụng ODA bị đám quan chức lươn lẹo ăn cắp, nổi tiếng như Dự án xa lộ Đông Tây ở Sài Gòn đến các dự án do công ty thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN quản lý gọi là PMU 18, bị phơi bày trên mặt báo cho người ta thấy phần nổi của tảng băng chìm tham nhũng ở Việt Nam.

Chuyện mới nhất vừa được phanh phui vì ăn chặn ODA xảy ra tại Hà Tĩnh. Trong các năm từ 2009 đến 2010, sau khi Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây dựng trường học, đường sá, hạ tầng.

Sau đó, nguồn vốn ODA vừa kể được rót về ba xã: Gia Phố (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), Cẩm Minh (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Trong đó, xã Gia Phố được nhận 80.000 USD để xây dựng trường Tiểu học Đông Hải và chính quyền xã này đã lấy 8.000 USD chia cho nhau, rồi lấy thêm 24.000 USD chi cho người phụ nữ làm môi giới.

Điểm đáng chú ý là dù ăn chặn trắng trợn như thế nhưng khi sự việc đổ bể, không rõ tại sao hệ thống tư pháp Việt Nam lại lờ đi, không xem xét trách nhiệm hình sự của bất kỳ ai.

Hồi cuối tháng 5, Đan Mạch – một trong những quốc gia dẫn đầu trong nhóm cấp ODA cho Việt Nam, cũng đã dừng việc cấp ODA để thực hiện ba dự án tài trợ cho Việt Nam, sau khi phát giác có dấu hiệu gian lận và lãng phí từ phía Việt Nam.

Tuy không đề cập chi tiết nhưng theo báo chí Đan Mạch thì các dự án bị dừng có liên quan tới việc nghiên cứu biến đổi khí hậu, do Danida – môt tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao Đan Mạch, cấp vốn. Theo đó, lý do khiến Đan Mạch ngưng cấp ODA là vì phát giác phía Việt Nam chi quá nhiều cho các dịch vụ đáng ngờ. Số tiền bị nghi là tham nhũng được ước đoán khoảng 550 ngàn USD. Phía Đan Mạch đã chính thức yêu cầu chính phủ Việt Nam hỗ trợ điều tra nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa cho biết kết quả.

THAILAND-ASEAN-POLITICS-DIPLOMACYASEAN nhất trí gây áp lực Trung Quốc chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông

Các nước ASEAN họp tại Thái Lan hôm 14/08/2013 đã nhất trí trong việc gây áp lực đòi Trung Quốc phải chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử trong việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.

Các Ngoại trưởng của mười nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong hội nghị không chính thức kéo dài hai ngày tại thành phố Hua Hin, Thái Lan, đã thỏa thuận « nói cùng một tiếng nói » trong việc tìm kiếm một « kết luận nhanh chóng về Bộ quy tắc ứng xử ». Được biết các Ngoại trưởng ASEAN sẽ gặp các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh vào cuối tháng này.

Từ hơn một thập kỷ qua, các nước ASEAN đã cố gắng tìm kiếm một hiệp ước an ninh với Trung Quốc thông qua một Bộ quy tắc ứng xử hợp lệ. Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển nằm kề vùng duyên hải của các nước láng giềng nhỏ yếu hơn. Nhà cầm quyền Trung Quốc luôn ngần ngại không muốn chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử, sợ rằng những nhượng bộ sẽ làm yêu sách của mình giảm đi trọng lượng.

Căng thẳng trong khu vực đã dâng cao do tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, được xem là giàu tiềm năng dầu khí và là điểm nóng về mặt quân sự hiện nay. Các nước ASEAN như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia cùng với Đài Loan đều đòi hỏi chủ quyền. Năm ngoái, các chiến hạm Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo chính Luzon của Philippines có 140 hải lý.

Trung Quốc luôn từ chối nâng cấp bản « Tuyên bố về quy tắc ứng xử » năm 2002 lên thành Bộ quy tắc ứng xử có giá trị luật pháp. Bắc Kinh chủ trương thương lượng song phương với từng nước để có thể dùng sức mạnh áp đảo.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here