Quảng Cáo

Tướng Trung Quốc đòi phải giành được biển Đông

Quảng Cáo

Tướng Trung Quốc đòi phải giành được biển Đông

Khương Hán Bân

Tờ Kinh Hoa Thời Báo hôm 4.8.2013 đăng một bản tin: Ban Tuyên truyền Thành ủy Bắc Kinh mới đây đã tổ chức hoặt động tuyên truyền “Giấc mơi Trung quốc – Các nhà lý luận xuống cơ sở” để gieo rắc tư tưởng về cái gọi là chủ quyền của Trung quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Hai nhân vật chính trong đợt gieo rắc này là thiếu tướng Khương Hán Bân, giáo sư đại học Quốc phòng Trung Quốc, và đại tá Âu Kiến Bình, giám đốc Sở nghiên cứu xây dựng quân đội, đã giải thích cho các binh sĩ về giấc mơ Trung Quốc và giấc mơ xây dựng một quân đội hùng mạnh.

Âu Kiến Bình

Theo Kinh Hoa Thời báo, Khương Hán Bân đã tuyên bố thế giới chỉ “phục kẻ mạnh chứ không phục kẻ yếu”. Bân cho rằng việc Trung Quốc tranh giành quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và biển Đông là tất nhiên và không thể nhượng bộ. Khi nhấn mạnh vị trí chiến lược quan trọng của biển Đông, Bân còn trơ trẻn kêu ca rằng Trung Quốc chỉ kiểm soát có 9 đảo ở quần đảo Trường Sa, đã dùng vũ lực chiếm đoạt của Việt Nam, trong khi Việt Nam chiếm đến 29 đảo .

Riêng Âu Kiến Bình khoe khoang về công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, nói rằng một số đơn vị của quân đội hiện xếp hàng đầu thế giới nhờ vào nỗ lực mua sắm vũ khí, khí tài trong những năm gần đây.

 

Ngoại trưởng TQ thăm Việt Nam trong sách lược chiêu dụ và chia rẽ ASEAN

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Việt Nam từ ngày 03 đến 06/08/2013 trong một chuyến thăm chính thức.

Theo Thông tấn xã CS Việt Nam,  ngay trong buổi hội đàm vào ngày 4.8 giửa Bộ trưởng Ngoai giao 2 nước, hai bên đã ” đánh giá cao những bước phát triển mới trong quan hệ hai nước “

Riêng về hồ sơ Biển Đông, phía Bắc Kinh cũng đồng ý với Hà Nội là cần phải “giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông”.

Tuy nhiên dư luận cho rằng đây chỉ là những sáo ngữ vì trước đây lãnh đạo CS hai nước đã từng tuyên bố như vậy, nhưng sau đó ngư dân Việt vẫn bị hải quân Trung quốc bắt bớ, đánh đập, tịch thu tài sản và tàu bè Trung quốc vẫn tiếp tục vi phạm lãnh hải của Việt Nam.

Hôm Thứ Hai, 5.8 Vương Nghị cũng đã tuyên bố tại Hà Nội: cần chuẩn bị nhiều việc về thương lượng luật ứng xử trên biển Đông (CoC) mà Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị cấp cao vào Tháng 9 tới đây.

Theo tường thuật của Tân Hoa Xã, Vương Nghị nói “Trung Quốc tin rằng không phải vội – vài nước hy vọng có thể đồng ý về CoC một sớm một chiều. Đó là những kỳ vọng không thực tế”.
Vương nghị còn cho biết các nỗ lực thảo luận “luật ứng xử” trước đây thất bại vì sự gây rối của 1 số phe, nhưng không nói rõ nước nào.

Được biết trước khi sang Việt Nam, Vương Nghị đã ghé thăm Malaysia, Thái Lan và Lào, duyệt qua các thành tựu trong quan hệ song phương với từng nước và mở đường cho sự hợp tác sâu hơn trong tương lai. Vào tháng 5 vừa qua Vương Nghị cũng đã công du các nước Thái Lan, Brunei, Indonesia và Singapore.

Danh sách các nước Đông Nam Á chưa được Ngoại trưởng Trung Quốc ghé thăm gồm ba nước : Cam Bốt, Miến Điện và Philippines. Theo giới quan sát, việc hai nước đầu bị “lơ là” có thể được gải thích bằng việc hai quốc gia này bị phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc trên phương diện trợ giúp kinh tế, và cho đến nay chưa hề phản bác các lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.

Còn việc Ngoại trưởng Trung Quốc tẩy chay Philippines, có lẽ Bắc Kinh muốn cô lập một đối thủ ngày càng công khai biểu thị thái độ dựa vào Mỹ và Nhật, và nhất là đã dám kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, bản tin VOA nhắc lại rằng khi gặp ông cựu Phó Thủ tướng Thái Lan Surukiat Sathirathai tại Bangkok hôm 2/8, Vương Nghị đề nghị như sau.

Thứ nhất  là đạt thỏa thuận thông qua tham vấn và đàm phán giữa các bên liên hệ trực tiếp. Vương Nghị nhấn mạnh đây là cách cơ bản và cách duy nhất có thể dẫn đến giải pháp chung cuộc.

Cách thứ hai là tiếp tục thực hiện bản Tuyên bố Ứng xử DOC và dần dần tiến đến chuyện tham vấn về bộ Quy tắc Ứng xử COC.

Cách thứ ba là tìm cách thực hiện các cuộc thăm dò và khai thác chung.

Nhìn dưới góc độ này, vòng thuyết du của Vương Nghị có thể được xem là nằm trong chiến lược “chia rẽ để trị ” xuyên suốt của Bắc Kinh từ trước đến nay nhắm vào ASEAN.

 

Tiểu thương chợ đầu mối lớn nhất Thanh Hóa bãi thị

Khoảng 6h ngày 5/8, thay vì mở cửa bán hàng như thường lệ, hàng trăm tiểu thương buôn bán tại chợ Vườn Hoa (khu chợ đầu mối lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, thuộc phường Lam Sơn) lại đóng cửa quầy. Nhiều người tập trung ra trước cửa hàng, ngồi dọc các vỉa hè và khu hành chính để phản đối Ban quản lý chợ.

Nhiều tiểu thương thắc mắc và phản ứng quyết liệt trước các khoản thu không hợp lý như thu tăng tiền điện so với quy định hiện hành, sửa đổi các quầy hàng không hợp lý, cộng thêm nhiều khoản phụ phí khác quá cao…mà không bàn bạc, thỏa thuận với các chủ sạp.

Chợ Vườn Hoa là khu chợ đầu mối lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, chuyên cung ứng hàng hóa cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, hiện có khoảng 500 gian hàng kinh doanh tại đây. Vào đầu năm 2011, khu chợ này cũng xảy ra bãi thị do giá tăng quầy quá cao khiến tiểu thương bức xúc.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, một tiểu thương buôn bán sắt trong chợ cho biết: “Nhiều năm nay, Ban quản lý chợ không đầu tư mà chỉ chăm chăm thu phí của bà con, khiến công việc làm ăn của chúng tôi không có lãi. Nhiều khoản thu bất hợp lý, tiểu thương kiến nghị rất nhiều nhưng không được giải quyết thỏa đáng”.

Một nguyên nhân khác khiến các hộ kinh doanh bức xúc là chiều 4/8, Ban quản lý chợ Vườn Hoa cho người cắt điện, niêm phong quầy bán nước của ông Trịnh Thế Hạnh với lý do “không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy”. Nhưng thực chất Ban quản lý chợ cho rằng ông Hạnh liên tục chống đối, kích động tiểu thương nên không cho buôn bán nữa để tránh hậu họa. Hành động này được cho là “giọt nước tràn ly”.

 

Bản Lên Tiếng của các chức sắc tôn giáo Việt Nam

Ngày 06 tháng 08 năm 2013 một số chức sắc tôn giáo tại VN gồm Cụ Lê Quang Liêm, ông Phan Tấn Hòa, ông Trần Nguyên Hưởn, thuộc PGHH thuần tuý; Hòa thượng Thích Không Tánh thuộc GHPGVNTN;  Chánh trị sự Hứa Phi, Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân,  Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, thuộc Cao Đài Giáo; Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi,  Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh; Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Mục sư Hồ Hữu Hoàng, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra một bản lên tiếng về việc Nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục bị vi phạm sau chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Trong bản lên tiếng được gởi rộng rãi, các chức sắc tôn giáo đã khẳng định rằng ngược với lời ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước đã tuyên bố trong chuyến thăm Hoa Kỳ cuối tháng 7 vừa qua, thực tế tại VN các quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, các quyền con người và quyền công dân vẫn bị vi phạm nặng nề.

Với ý thức trách nhiệm công dân trước các vi phạm nhân quyền và trong vai trò hướng dẫn tinh thần cho tín đồ, giáo dân, các chức sắc tôn giáo Việt Nam yêu cầu:

–        nhà cầm quyền CS Việt Nam tôn trọng những gì vừa tuyên bố trước quốc tế và quốc dân qua chuyến đi của Chủ tịch nước;

–        Yêu cầu Quốc hội và Chính phủ hủy bỏ nghị định 72 về quản lý Internet;

–        Kêu gọi các Chính phủ dân chủ, các cơ quan Liên hiệp quốc, các tổ chức nhân quyền hoàn vũ tăng cường giám sát cách thức nhà nước Việt Nam thực hiện các văn kiện (nhất là những văn kiện liên quan đến nhân quyền) mà họ đã ký kết với quốc tế.

–        Kêu gọi các công dân Việt Nam hành xử cách can đảm và đầy đủ quyền tự do tôn giáo và quyền tự do ngôn luận, sẵn sàng lên tiếng tố cáo các sai lầm và tội ác của nhà cầm quyền, công bố sự thật về các vấn đề của đất nước và xã hội, bênh vực các dân oan đấu tranh chính đáng và các tù nhân lương tâm bị tra tấn hành hạ.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux