Câu chuyện ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc làm khó trên biển thường xoay quanh câu chuyện bị bắt tàu, tịch thu tài sản và đánh đập, gây thương tích của ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi. Nhưng bây giờ, câu chuyện không chỉ dừng ở đó, dường như toàn bộ ngư dân miền Trung Việt Nam đều rơi vào hoàn cảnh hết sức khốn đốn bởi đi đánh bắt xa bờ luôn kèm theo nỗi lo bị Trung Quốc đuổi bắt.
Ông Trung, một ngư dân ở Bình Minh – Thăng Bình, Quảng Nam cho biết lâu nay ngư dân ở đây đã lựa chọn một trong hai cách để tồn tại, hoặc là đổi sang các vùng biển của các nước không phải là Trung Quốc để đánh bắt, hoặc là mua giấy phép ‘thông hành hải’ của Trung Quốc để đi đánh bắt trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa của VN.
Mỗi giấy ‘thông hành hải’ được phía Trung Quốc bán với giá bốn chục triệu đồng, tương đương với hai ngàn Mỹ Kim và có giá trị đánh bắt một năm, hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy ‘thông hành hải’ mới được đánh bắt tiếp, nếu không có giấy này, sẽ bị tịch thu mọi thứ chẳng khác gì các tàu ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Ông Trung cho biết thêm, sở dĩ ngư dân Quảng Nam cam chịu, chấp nhận mua giấy ‘thông hành hải’ của Trung Quốc là vì phần đông ngư dân ở đây chỉ câu mực trong khu vực Hoàng Sa, Trường Sa chứ không đánh cá giống như các tàu ở Lý Sơn.
Mà câu mực thì tính mạng của ngư dân có độ nguy hiểm rất cao, vì cả một tàu đi câu, khi đến nơi đánh bắt, phải chia nhỏ ra thành mấy chục thúng rái, mỗi thúng rái chứa một ngư dân, một bộ đàm, một cây đèn nhử mực, một chùm lưỡi câu và có thể là mang thêm áo phao. Đúng giờ xuất kích, tất cả ngư dân lên thúng rái của mình, thả mặc dòng hải lưu cuốn đi lênh đênh trên biển, họ bật đèn sáng choang một vùng nước để dụ mực đến và bắt câu, thỉnh thoảng liên lạc với tàu chủ bằng bộ đàm. Mãi cho đến khi mặt trời ló dạng, họ bắt đầu gọi bộ đàm để tàu chủ đến rước về.
Chính vì phương cách làm việc hết sức cô đơn, quạnh quẽ này, để tránh bị ám sát, bị giết hại trên biển trong lúc một mình bởi kẻ man rợ nói (tiếng tàu) giọng xí lô xí là, ngư dân quyết định chọn cách mua giấy ‘thông hành hải’ của Tàu cho chắc ăn. Ông Trung cho biết thật ra thì cũng chẳng chắc ăn gì lắm, nhưng trong lúc đơn thân giữa biển chí ít là không bị quấy rầy, ám hại và bắt bớ, đánh đập, nguy cơ bị giết mất xác thấp hơn ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi trong lúc đánh bắt.
Trong một thông cáo đề ngày 2/08 Tổ chức phóng viên không biên giới RSF lên án một nghị định của chính phủ Việt Nam về quản lý báo chí và các phương tiện truyền thông mạng, trong đó các trang blog cá nhân và các mạng xã hội.
Sau khi nghị định này được công bố, trong giới blogger ở Việt Nam xuất hiện nhiều lo ngại là quyền tự do ngôn luận sẽ chính quyền sử dụng quy định mới này để hạn chế, thậm chí triệt tiêu và mở đường cho các đàn áp nhắm với những người có quan điểm khác với Nhà nước.
Nghị định 72 của chính phủ Việt Nam, có tên là Nghị định về « Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng », được coi là đã ban hành từ ngày 15/07, được đại diện chính phủ giới thiệu trong cuộc họp báo ngày 31/07, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2013.
RSF tuyên bố : «Sự ra đời của nghị định này không hơn không kém là cuộc tấn công tàn khốc nhất nhắm vào quyền tự do thông tin, kể từ khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt nghị định cho phép trừng phạt các phương tiện truyền thông năm 2011. Nếu văn bản pháp lý này có hiệu lực, các công dân Việt Nam sẽ bị tước đi hoàn toàn quyền thông tin độc lập và chỉ trích, hiện nay đang diễn ra bình thường trên các blog và diễn đàn trên mạng ».
Tổ chức phóng viên không biên giới « yêu cầu toàn thể cộng đồng quốc tế lên án một cách nghiêm khắc Việt Nam, nếu chính quyền Việt Nam thực thi nghị định 72. (…) Việc loại Việt Nam ra khỏi các đàm phán liên quan đến thỏa thuận mậu dịch xuyên Thái Bình Dương – TPP – cũng sẽ được tính đến một cách nghiêm túc ». RSF khẳng định : « Phải làm mọi việc để ngăn chặn sự ra đời của một ‘‘lỗ đen’’ thông tin mới ».
Nghị định 72, ngay sau khi được công bố đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội và đa chiều trong giới blogger ở Việt Nam, mà họ xem là trói buộc quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân. Một trong các lo ngại lớn nhất của giới blogger tập trung xung quanh nghi vấn Nghị định 72 cấm các trang mạng cá nhân cung cấp “thông tin tổng hợp”, mà ẩn đằng sau khái niệm này có thể là một chủ trương triệt tiêu quyền tự do lưu truyền thông tin trên mạng. Blogger Nguyễn Văn Dũng từ Hà Nội cho rằng hai năm gần đây, nhà nước ra những nghị định, luật lệ rất buồn cười, có những luật cuối cùng phải rút lại.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người vừa được tổ chức Phóng viên Không Biên Giới trao tặng Giải thưởng Công dân Mạng 2013 nói đây là một nghị định không thể chấp nhận vì vi phạm nghiêm trọng các nhân quyền căn bản của công dân, chuyện cấm đó là hoàn toàn vô lý. Một số người khác thì cho rằng cho dù nghị định này có được áp dụng đi chăng nữa, nó cũng sẽ không là rào cản trước nguyện vọng thực thi quyền tự do thông tin của người dân trong thời đại kỹ thuật số ngày nay.
Ngày 18/07/2013, nhân cuộc hội kiến của đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do NSW và Nhóm Nghiên cứu Văn Hoá Đồng Nai Cửu Long (NCVHĐNCL) Úc châu với Ngoại Trưởng Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng bộ Ngoại Giao ở Sydney, Nhóm NCVHĐNCL đã trình bày với NT Bob Carr việc chính phủ Lào đơn phương tiến hành xây dựng đập thủy điện Xayaburi.
TS Huỳnh Long Vân, một thành viên của phái đoàn đã cho biết Úc châu là một trong số các quốc gia nòng cốt tài trợ cho hoạt động của Ủy Hội Sông Mekong (MRC) được thành lập từ năm 1995 với mục đích khuyến khích và phối hợp với 4 quốc gia thành viên Cao Miên, Lào, Thái Lan, và Việt Nam để việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước sông Mekong được công bằng, hợp lý đảm bảo sự phát triển bền vững chung của lưu vực Mekong, vì lợi ích chung của các quốc gia ven sông và người dân sinh sống tại khu vực này.
Tuy nhiên trong thực tế sự việc không diễn ra như mong muốn vì trong khoảng thời gian vài năm gần đây, hai chánh phủ Lào và Cao Miên đưa ra kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu Mekong, 9 nằm trong lãnh thổ của Lào và 2 trong địa phận của Cao Miên, bất chấp sự phản đối của những cơ quan phi chánh quyền quốc tế NGO’s, các tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài khu vực Mekong, và mặc dù chưa đạt được sự đồng thuận với Cao Miên và Việt Nam.
Theo những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên ngành; những tài liệu kỹ thuật nằm trong bản báo cáo “Đánh giá Chiến lược Môi trường” do Trung tâm Quốc tế Quản lý Môi trường (ICEM) cung cấp đã từng được chính phủ Úc bày tỏ quan điểm tán thành nội dung bản báo cáo kể cả khuyến cáo của ICEM cùng những hậu quả tại hại thấy được trên môi sinh và cuộc sống của người dân, gây ra bởi 11 công trình thủy điện này. Nhóm NCVHĐNCL Úc châu hoan nghênh lập trường nêu trên của chánh phủ Úc và đồng thời đề nghị với NT Bob Carr :
– Yêu cầu ban Bí Thư Ủy Hội Sông Mekong phải bày tỏ thái độ phản đối với chánh phủ Lào, vì việc xây dựng các đập thủy điện này sẽ gây ra những tác hại cho khu vực hạ lưu và điều này hoàn toàn đi ngược lại chủ trương phát triển bền vững khu vực mà Ủy Hội Sông Mekong đề ra.
– Trực tiếp yêu cầu chánh phủ Lào, vì quyết định của chánh phủ Lào đơn phương tiến hành công trình Xayaburi trong khi chưa đạt được sự đồng thuận của hai quốc gia thành viên MRC là một hành động vi phạm quy ước PNPCA của MRC, hãy đình chỉ tức khắc công trinh xây đập thủy điện Xayaburi và để cho kế hoạch nghiên cứu bổ túc được tiến hành như đã được Hội đồng Bộ Trưởng 4 quốc già thành viên đồng ý vào cuối năm 2011.
NT Bob Carr tỏ ra rất quan tâm với đề nghị này; ông đã tiếp nhận và hứa sẽ chuyển tài liệu chúng tôi đệ trình đến cơ quan ngoại viện của Úc (Ausaid) điều nghiên. Ông có nhắc lại chính ông ngày trước cùng các ông Bob Hawke, Mick Young thành lập phong trào vận động thành công chống lại đề án thủy điện Franklin ở tiểu bang Tasmania, Úc châu; ngoài ra ông còn bày tỏ nhận thức là ngày nay nhờ hiểu biết được những tác hại trên môi trường mà các đập thủy điện gây ra nên các đập thủy điện thay vì xây thêm, được dần dần tháo bỏ.
Leave a Comment