Bắc Kinh kéo dài đường lưỡi bò
Giới chức Philippines ngày 26.7 cho hay Bộ Ngoại giao nước này vừa lên tiếng phản đối việc Nhà xuất bản bản đồ địa lý Trung Quốc phát hành bản đồ mới có chứa đường lưỡi bò phi pháp có tới 10 đoạn thay vì 9 đoạn như trước đây, theo Đài GMA News (Philippine). Bản đồ mới vẫn bao gồm 9 đoạn ngang ngược liếm gần trọn biển Đông và thêm đoạn thứ 10 “ôm” lấy Đài Loan. Đài Bắc chưa có phản ứng về thông tin trên.
Tấm bản đồ mới 10 đoạn của Trung Quốc – Ảnh: GMA News
Cũng trong ngày 27.7, báo The Philippine Star dẫn lời một quan chức Philippines cáo buộc Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở hải quân phi pháp được trang bị radar, bãi đáp trực thăng và cầu cảng ở bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vị quan chức cho biết thêm tất cả tàu chiến và bán quân sự do Trung Quốc triển khai đến khu vực đều sử dụng cơ sở này.
Bên cạnh đó, Theo báo South China Morning Post, nhiều du khách khoe trên internet những bức ảnh chụp cảnh họ ngang nhiên lặn, bắt và ăn hải sản quý hiếm tại Hoàng Sa, và chính cư dân mạng Trung Quốc đã lên tiếng phản đối dữ dội hành động phá hoại môi trường và ăn hải sản quý hiếm của người nước này đến du lịch trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Nhiều người bức xúc viết trên mạng xã hội: “Hãy ngưng phát triển du lịch, trước khi quần đảo bị hủy diệt” và “khai thác du lịch ở đây là ý tưởng tồi”.
Thượng viện Hoa Kỳ lên án Trung Quốc vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông
Hôm 29.7.2013, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 167 lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền tại khu vực tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông của Trung Quốc.
Nghị quyết 167 ghi rõ: “Thượng viện lên án việc sử dụng những hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc vũ lực của hải quân, lực lượng an ninh hàng hải, tàu cá hoặc máy bay quân sự và dân sự tại biển Đông và biển Hoa Đông để khẳng định chủ quyền khu vực tranh chấp hoặc thực hiện các yêu sách lãnh thổ gây tranh cãi, hoặc nhằm thay đổi hiện trạng”.
Nghị quyết được các thượng nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đệ trình hồi tháng trước. Nghị quyết này được đưa ra ngay sau khi tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) thuộc quyền quản lý của Nhật Bản. Mặc dù, trong một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh nên kiềm chế.
Nghị quyết 167 của Thượng viện Hoa Kỳ nhấn mạnh việc tàu công vụ Trung Quốc gia tăng hoạt động gần quần đảo tranh chấp với Nhật và tại những khu vực khác ở biển Hoa Đông và biển Đông. Nghị quyết tuyên bố Hoa Kỳ chống lại mọi hành động đơn phương tại quần đảo hiện do Tokyo kiểm soát ở biển Hoa Đông.
Nghị quyết cũng bày tỏ sự ủng hộ với việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông và ủng hộ quân đội Hoa Kỳ duy trì các hoạt động hiện tại ở Tây Thái Bình Dương, kể cả quan hệ đối tác với quân đội các nước trong khu vực nhằm bảo vệ “quyền tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, và sự tôn trọng các nguyên tắc luật pháp quốc tế được toàn cầu công nhận…”.
Dịch săn đỉa bán cho thương lái đang tái diễn
Tưởng dịch mua đỉa tại một số tỉnh thành miền Nam cách đây gần 2 năm đã ngưng vào cuối năm 2011, nhưng nay ngay tại thủ đô Hà Nội việc săn đỉa bán cho thương lái Trung quốc lại đang diễn ra rầm rộ
Tại cánh đồng ở xã Cổ Nhuế (H.Từ Liêm, Hà Nội), từ cả nửa tháng nay, sáng sớm đã tấp nập người từ khắp nơi đổ về săn bắt đỉa. Những người này đều đến từ các tỉnh thành khác, trong đó nhiều nhất là Vĩnh Phúc, Phú Thọ…có người đã xuống Hà Nội “ăn dầm nằm dề” được hơn một tuần nay để bắt đỉa.
Theo anh Nguyễn Văn Công ở Thanh Ba (Phú Thọ) cho biết: ban đầu chỉ có 2-3 người biết thông tin, nhưng sau lan ra dần, nên rất nhiều người đổ xô đi bắt đỉa.
“Càn quét” hết tại địa bàn tỉnh nhà, cả đoàn lũ lượt kéo nhau về thủ đô, tràn ra những cánh đồng ngoại thành để săn bắt loại sinh vật này.
Phúc Yên (Vĩnh Phúc) là địa điểm được giới săn đỉa gọi là “thành phố đỉa” vì nơi đây là đầu nậu tập trung thu mua tất cả số đỉa những người đi săn bắt được vào các buổi chiều.Việc mua bán thứ hàng hóa này diễn ra tại những điểm khá kín đáo. Được biết giá mỗi ký đỉa hiện tại khoảng 600.000 đồng.
Ngoài ra, Phú Thọ và một số tỉnh thành khác cũng là nơi có mối thu mua đỉa, do đó, những “thợ săn” tràn về thủ đô trong nhiều ngày vừa qua phần lớn là người dân tại các địa bàn này.
TS Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng viện Nuôi trồng Thủy sản 1, cảnh báo: “Là nhà khoa học tôi không biết người ta mua đỉa để làm gì, nó cũng quá khó lý giải giống như mục đích họ mua gỗ sưa. Tôi cho rằng, họ mua đỉa cũng giống như mua mèo trước đây. Bà con mình không nên nuôi ồ ạt để rồi lại phải gánh chịu sự thua thiệt”.
Câu chuyện thương nhân Trung Quốc thu mua đỉa và ốc bươu vàng cũng na ná như việc họ đã vét sạch mèo ở khắp các làng quê những năm 90. Chuột bùng phát một phần do thiếu mèo. Rồi là các câu chuyện thương nhân Trung Quốc lùng sục mua gỗ sưa, râu ngô, gốc chè san tuyết hằng trăm năm tuổi…”.
Trung Quốc khánh thành ống dẫn khí đốt Miến Điện-Trung Quốc
Theo Tân Hoa Xã, đường dẫn khí đốt này cho phép miền tâyTrung Quốc phát triển kinh tế với chi phí năng lượng ít tốn kém hơn. Và cho biết mỗi năm ống dẫn khí sẽ vận chuyển 12 tỉ mét khối khí đốt, và ống dẫn dầu cùng dự án, sẽ vận chuyển 22 triệu tấn mỗi năm. Đường dẫn khí xuyên Miến Điện cho phép Trung Quốc bớt lệ thuộc vào eo biển Malacca.
Theo bản tin Anh ngữ của Hoàn cầu Thời báo thì“Ngày nay Miến Điện đã mở cửa với Tây phương và giảm thiểu hợp tác với Trung Quốc nhưng không phải vì thế mà chống Trung Quốc”. Tuy nhiên, cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc tự cho quyền cảnh cáo Miến Điện phải bảo đảm quyền lợi của Trung Quốc bất kể ai là người cầm quyền trong tương lai và đòi Miến Điện phải chứng tỏ có thái độ nghiêm túc với Trung Quốc và Trung Quốc sẽ xem thái độ của nhân dân Miến Điện đối với ống dẫn khí là một trắc nghiệm.
Thái độ lo ngại của Bắc Kinh phản ảnh qua báo chí Trung Quốc bởi nhiều sự kiện xãy ra trong thời gian qua như:
Phong trào môi sinh Miến Điện Shwe Gas cho biết dự án này đã gây phản ứng mạnh trong giới nông dân và nhiều cuộc đình công do công nhân đòi tăng lương. Chính phủ Miến Điện cũng có kế hoạch đàm phán lại hợp đồng trung chuyển đòi thêm nhiều tỉ đôla để đáp ứng với nhu cầu mới về bảo vệ môi trường.
Tuần trước, chính phủ Miến Điện đã điều chỉnh một hợp đồng khai thác mỏ đồng với một công ty Trung Quốc sau nhiều cuộc biểu tình của dân làng và tu sĩ.
Năm 2011, Tổng thống Thein Sein đình chỉ dự án đập thủy điện Myitsone do một tập đoàn Trung Quốc xây dựng để đáp ứng nguyện vọng chống đối của người dân Miến Điện.
Leave a Comment