Nhân sĩ trí thức yêu cầu giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày
Hôm nay, 26/07/2013, 58 nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước đã gởi một kiến nghị thư đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, yêu cầu « khẩn cấp » giải quyết vụ tuyệt thực của ông Nguyễn Văn Hải, blogger Điếu Cày, « một công dân yêu nước », mà tính mạng đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp sau 34 ngày tuyệt thực, tính đến hôm nay.
Các nhân sĩ trí thức kêu gọi người Việt Nam trong và ngoài nước từ đây đến cuối ngày Chủ nhật 28/07 ký tên vào bản yêu cầu này để cứu blogger Điếu Cày.
Bức thư của các nhân sĩ trí thức kêu gọi các nhà ngoại giao, các sứ quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam đòi chính quyền CS Việt Nam cung cấp những thông tin xác thực về Điếu Cày, tạo điều kiện cho họ đến thăm Điếu Cày tại nơi giam giữ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của ông.
Cuối bức thư, các nhân sĩ trí thức yêu cầu chính quyền trả tự do vô điều kiện cho công dân Nguyễn Văn Hải và các tù nhân lương tâm khác ở Việt Nam.
Hôm qua,25.7, cán bộ Viện Kiểm sát Nghệ An đã tuyên bố bằng miệng là sẽ giải quyết đơn của Điếu Cày trong vòng 15 đến 30 ngày. Quá phẫn nộ, uất ức bà Dương Thị Tân đã đòi tự thiêu để cứu chồng, nhưng đã từ bỏ ý định này sau khi gia đình và bạn bè khuyên can.
Hôm nay, bà Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày cùng con trai cùng một số nhân sĩ trí thức đã đến trụ sở Tổng cục 8 Bộ Công an ở Hà Nội để gởi đơn yêu cầu can thiệp khẩn cấp cho chồng. Cho tới hôm nay, gia đình blogger Điếu Cày vẫn hoàn toàn không được biết tình trạng sức khoẻ, sống chết của ông ra sao. Nhưng khi tiếp bà Dương Thị Tân hôm nay, một cán bộ của Tổng cục 8 cho biết họ sẽ « giải quyết theo trình tự » và sẽ trả lời vào ngày thứ Hai tuần tới.
Yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày
Kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam thực hiện đúng trách nhiệm của mình để khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực, nhằm giữ mạng sống cho công dân yêu nước Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày.
Công dân Nguyễn Văn Hải, do các hoạt động bảo vệ nhân quyền và chủ quyền cho Việt Nam, đã bị kết án 30 tháng tù “vì tội trốn thuế”, sau khi hết hạn tù lại bị kết án tiếp 12 năm tù giam “vì tội tuyên truyền chống nhà nước”. Bị ngược đãi trong tù, ông phải tuyệt thực để phản đối.
Chúng tôi kêu gọi những người Việt Nam trong và ngoài nước ký tên vào Bản yêu cầu này để cứu blogger Điếu Cày mà tính mạng đang trong tình trạng nguy cấp.
Chúng tôi kêu gọi các nhà ngoại giao, các sứ quán nước ngoài ở Việt Nam, các tổ chức quốc tế đang có mặt ở Việt Nam đòi các nhà cầm quyền Việt Nam cung cấp những thông tin xác thực về Điếu Cày, tạo điều kiện cho họ đến thăm Điếu Cày nơi giam giữ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của ông.
Chúng tôi đòi các nhà chức trách trả tự do vô điều kiện cho công dân Nguyễn Văn Hải và các tù nhân lương tâm khác.
Những người ký tên:
- Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
- Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, Hoa Kỳ
- Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
- Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
- Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, Việt Nam
- Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
- Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
- Hà Dương Dực, Hoa Kỳ
- Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
- Phùng Liên Đoàn, TS, Hoa Kỳ
- Vũ Giản, TS, nguyên chuyên gia Tư vấn Tài chính, Ngân hàng cho Bộ Kinh Tế Thụy Sĩ trợ giúp Việt Nam, cựu Giám đốc các ngân hàng Thụy Sĩ, Nhật Bản, Canada, và Pháp
- Nguyễn Ngọc Giao, giảng viên Đại học, đã về hưu, Pháp
- Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
- Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Ðại học Paris-Sud, Pháp
- Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
- Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
- Nguyễn Đức Hiệp, TS, chuyên gia khoa học khí quyển, Australia
- Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
- Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), TS, nguyên GS Đại học Laval, Canada
- Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
- Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, giáo sư danh dự thực thụ Đại học Liège, Bỉ
- Hoàng Hưng, nhà thơ-nhà báo tự do, nguyên Trưởng ban Văn hóa văn nghệ báo Lao Động thời Đổi mới, TPHCM
- Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TP HCM
- Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù Côn Đảo, TP HCM
- Lê Xuân Khoa, nguyên Phó Viện trưởng Ðại học Sài Gòn, Hoa Kỳ
- Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
- Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
- Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
- Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
- André Menras – Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
- GB Huỳnh Công Minh, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
- Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
- Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
- Đinh Xuân Quân, TS, Hoa Kỳ
- Hoàng Xuân Phú, GS Viện Toán học, Hà Nội
- Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
- Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
- Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
- Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
- Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
- Jos Lê Quốc Thăng, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Thành đoàn TP HCM, hưu trí, TP HCM
- Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM
- Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
- Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia Công nghệ thông tin, Pháp
- Phạm Quang Tuấn, PGS TS, Đại học New South Wales, Australia
- Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
- Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
- Hà Dương Tường, nguyên giáo sư Đại học Compiègne, Pháp
- Nguyễn Đức Tường, nguyên GS Đại học Ottawa, Canada
- Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cao cấp của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
- Nguyễn Hữu Vinh, doanh nhân, Hà Nội
- Phạm Xuân Yêm, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris VI, Pháp
- Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
Để ký tên vào bản yêu cầu này, xin bạn đọc gửi e-mail về địa chỉ sau:
dieucaynguyenvanhai2013@gmail.com
Trong thư, xin cho biết đầy đủ tên họ, địa chỉ, chức danh (nếu có). Đến 19g Việt Nam ngày Chủ Nhật 28/7/2013 chúng tôi sẽ khóa sổ và công bố toàn bộ danh sách vào sáng thứ Hai, 29/7/2013.
Mỹ cấm sở bộ chính quyền mua áo quần làm ở Việt Nam
Theo bản tin của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do ngày 24/7/2013, Bộ Lao Động của Hoa Kỳ vừa công bố bản báo cáo cho hay tệ trạng cưỡng bách trẻ em lao động trong ngành may mặc vẫn tiếp diễn. Do đó, các sở bộ chính quyền liên bang sẽ không được mua áo quần làm ở Việt Nam trừ khi chứng minh rằng mặt hàng không phải do trẻ em bị cưỡng bách lao động.
Trong bản phúc trình đề ngày 15/7/2013, Bộ Lao Động Hoa Kỳ viết rằng:
“Không phải chỉ có một vài trường hợp lẻ tẻ cưỡng bách trẻ em lao động. Phần lớn những trường hợp này xảy ra ở các công ty may mặc nhỏ. Đội nghiên cứu của bộ, tên ILAB, đã có cuộc nghiên cứu năm 2008 và 2009 cho thấy có khuynh hướng cưỡng bách lao động trẻ em. Rồi đến năm 2011 và 2012 khi ILAB tiếp tục nghiên cứu thì thấy khuynh hướng này vẫn tiếp tục.”
Phiá Bộ Lao Động CSVN viết thư phản đối, chối rằng chỉ có một ít trường hợp lẻ tẻ mà thôi, và đe doạ nếu cấm nhập cảng sẽ “ảnh hưởng đến bang giao”.
Trong thư phản đối còn viết rằng “Luật Việt Nam cấm trẻ em lao động”. Nhưng trong chính Bộ Luật Lao Động của CSVN cho phép dùng lao động từ tuổi 13. Điều khoản 164 viết rằng “chủ có quyền mướn trẻ em từ 13 đến 15 tuổi trong các ngành nghề do Bộ Lao Động liệt kê”.
Năm 2011, Human Rights Watch ra một bản báo cáo, “The Rehab Archipelago”, cho thấy các trung tâm cai nghiện quốc doanh đã cưỡng bách hàng chục ngàn nạn nhân bị giam tại đây, trong đó có ít nhất là hàng trăm trẻ em, để lao động làm hạt điều hoặc quần áo. Cả người lớn lẫn trẻ em, ai cưỡng lệnh lao động thì bị đánh, có khi đánh gãy xương.
Quảng Ninh triệt hạ bảng hiệu chữ Hoa
Theo báo Dân Trí, Chính quyền tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành một công lệnh chỉ thị các đơn vị trực thuộc triệt hạ bảng hiệu của các tiệm buôn, bảng quảng cáo viết bằng chữ Hoa “không đúng quy định” trên toàn địa phận tỉnh này.
Công lệnh nói trên là hành động đáp ứng sau nhiều luồng dư luận tỏ ý bất bình về sự xuất hiện của một “phố Tàu” tại Vịnh Hạ Long.
Dư luận còn cho rằng, “phố Tàu” bộc phát mạnh trong thời gian qua tại nhiều địa phương, từ Bình Dương, Biên Hòa, Hà Tĩnh… Các “phố Tàu” này lớn mạnh, sầm uất theo dòng lao động người Trung Quốc nhập cư tại Việt Nam. Bất chấp dư luận lên tiếng phản đối thông qua các phương tiện truyền thông, chính quyền các địa phương vẫn giữ thái độ im ắng, chứ không đáp ứng mau mắn như chính quyền tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, một luồng dư luận khác thì nhận định rằng “hãy chờ xem, tỉnh Quảng Ninh sẽ triệt hạ phố Tàu ở thành phố Hạ Long như thế nào.”
Nạn ô nhiễm nguồn nước mặt ở Việt Nam
Giải thích nguyên nhân và hệ lụy từ sự ô nhiễm nguồn nước mặt đối với đời sống con người về mọi mặt, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên thuộc Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu tại Đại Học Cần Thơ, đặc biệt cũng là thành viên của Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam cho biết
Ô nhiễm chính của đồng bằng sông Cửu Long cũng như một phần của các vùng ở phía trên, vùng miền Đông chẳng hạn, là do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, đồng thời cũng có một lượng nước thải từ các hoạt động như là nuôi cá, hay là nước thải từ một số các ruộng lúa mà người ta đã phun thuốc trừ sâu hay rải phân bón làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
Chỗ mà tình trạng ô nhiễm nhiều nhất là những nơi tập trung đông dân cư và khu công nghiệp, chẳng hạn như ngoại thành Sài Gòn hoặc là các khu công nghiệp phía Bắc. Rồi một số vùng sản xuất, cũng là khu công nghiệp và dân cư sống xen kẽ với nhau ở miền Trung. Những vùng đó là những điểm nóng ô nhiễm ở Việt Nam hiện nay.
Leave a Comment