<b>Nhân sĩ trí thức gửi thư khuyến nghị Chủ Tịch nước chuyến thăm Mỹ</b>
Vào cuối tuần qua, các nhân sĩ trí thức Việt Nam đã đưa ra lời khuyến nghị gởi đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước chuyến công du Hoa Kỳ ngày 25/7 tới. Bức thư được 82 trí thức, nhà báo, cựu viên chức tên tuổi ký tên.
Văn bản bức thư phân tích bối cảnh của chuyến thăm cấp nhà nước lần này, đặc biệt nhấn mạnh các hành động mới đây của Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền của nước này tại Biển Đông. Theo các nhà trí thức thì đây là một hành động có tính toán, thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm quyền Bắc Kinh », và khuyến cáo không thể “tin vào giới cầm quyền Trung Quốc khi họ nói một đằng, làm một nẻo”. “Chừng nào các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của “mười sáu chữ”, “bốn tốt” nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân.”
Khía cạnh thứ hai của kiến nghị cho rằng trong hoàn cảnh kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, « việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần được xem như một giải pháp quan trọng », « thế nhưng những điều kiện tham gia TPP không đơn thuần chỉ là những cam kết về kinh tế mà bao gồm cả những vấn đề về dân chủ và nhân quyền ».
Các nhân sĩ trí thức Việt Nam chỉ trích giới cầm quyền trong nước “tăng cường bắt bớ, trấn áp người yêu nước; những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược vẫn bị khủng bố, đe dọa theo điều 258 của Bộ luật Hình sự, điều đó đã tạo một áp lực đè nặng lên tâm trạng xã hội”.
Họ cho rằng các vi phạm dân chủ-nhân quyền ở trong nước có thể “làm cho việc tham gia vào TPP không thể thuận buồm xuôi gió được”.
Bản kiến nghị kêu cũng kêu gọi ông Trương Tấn Sang nắm thời cơ “để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng trách trước Tổ quốc và nhân dân”.
<b>Gia đình các tù nhận lương tâm Việt Nam gửi thư cho Tổng Thống Hoa Kỳ</b>
Tin từ Dòng Chúa Cứu Thế, một số gia đình tù nhân lương tâm đã cùng ký tên trên một lá thư gởi đến tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, người sẽ tiếp đón Chủ tịch nước Việt Nam vào ngày 25.07.2013 sắp tới.
Lá thư gửi Tổng thống Obama nhờ ông yêu cầu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nhà nước Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, trước khi Mỹ đặt bút ký quan hệ đối tác với Việt Nam., và đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng khát vọng dân chủ, nhất là thực thi thể chế dân chủ đích thực trong tiến trình gia nhập vào Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đặc biệt các gia đình yêu cầu Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ đến thăm Việt Nam trong điều kiện có chuyển hướng sâu sắc về nhân quyền và dân chủ.
Các gia đình cùng ký tên là gia đình của các tù nhân lương tâm là Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy, Tạ Phong Tần, Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải và Lê Quốc Quân.
<b>Hàng ngàn công nhân biểu tình phản đối cơ chế lương bổng và bảo hiểm</b>
Theo bản tin tổng hợp của Lao Động Việt thì hơn hai tuần qua đã có hàng ngàn công nhân đình công trên khắp đất nước và rất nhiều tai nạn lao động gây tử vong.
Lao Động Việt là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước, gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.
Ngày 10.7, hơn 1.000 Công nhân của 2 Doanh nghiệp trên địa bàn Tp Sài Gòn – 1 xưởng sản xuất thuộc Cty Trách nhiệm Hữu Hạn (TNHH) may thêu Thuận Phương và Cty TNHH Hoàng Ngọc Trúc – đã đồng loạt ngừng việc.”. Nguyên nhân hai cuộc đình công nói trên là do công nhân 2 công ty quá bức xúc trước chế độ tiền lương bị bớt xén, không thỏa đáng và phần lớn công nhân tại hai doanh nghiệp này không được ký hợp đồng lao động cũng như đóng bảo hiểm xã hôi và:”Công Nhân không làm kịp thì tăng ca, tăng ca vẫn không hoàn thành thì phải làm ngày chủ nhật và không được tính tiền tăng ca hay tiền làm chủ nhật”.
Tại Vĩnh Phúc, sáng 3.7, khoảng 70 Công nhân ở Cty cổ phần Viglacera Bá Hiến (Khu công nghiệp Bình Xuyên) – một đơn vị của Cty gốm xây dựng Xuân Hòa, thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng – đã ngừng việc tập thể để phản đối”, việc cty nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội: bị nợ lương hai tháng qua và 13 tháng liền công nhân không được đóng bảo hiểm xã hội.
Còn tại Huế, sáng ngày 12/7, 250 công nhân thuộc 7 dây chuyền may của Cty TNHH MTV Tokyo Style VietNam Hue – Cty FDI Nhật Bản (đóng tại Khu công nghiệp Phú Bài) ngừng việc, yêu cầu ban giám đốc Cty trả lời về chế độ tiền lương.”. Nguyên nhân chính dẫn tới việc đình công là: ”trước đó, tổng thu nhập của công nhân ổn định ở mức 3,5 triệu đồng/người/tháng, nay giảm xuống chỉ còn 2,5- 2,8 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, Công nhân không được Cty cho biết đơn giá tiền lương và bất đồng trong cách hành xử của các dây chuyền trưởng tại Cty”.
Ngoài các vụ đình công của công nhân, báo chí cũng ghi nhận có rất nhiều tai nạn lao động gây tử vong
Sáng ngày 8-7, tại công trường thi công băng chuyền để rót hàng xuống tàu của Tập đoàn Đại Châu, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, Hải Phòng xảy ra vụ tai nạn lao động làm anh Bùi Khắc Đồn (SN 1960) là thợ lặn tử vong” . Nguyên nhân là do chiếc máy đóng cọc nặng hàng chục tấn bị nghiêng, mất thăng bằng, sau đó đổ gục xuống mép sông, đè trúng ông Đồn đứng cách đó gần 20 mét.
Theo tin từ báo Dân trí thì vào khoảng 6h ngày 7/7, tại khu vực bản Na Lật, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương một nhóm công nhân đang thi công công trình đường giao thông phát triển kinh tế Tây Nghệ An thì bất ngờ bị đất sạt lở đè trùm lên người.”. Theo tin tức từ báo này, hai anh em ruột trong số 5 công nhân là Lê Văn Ninh và Lê Văn Đạt đã tử vong, và có ba công nhân bị thương.
Ngoài ra, sáng ngày 9-7, tại Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, trong khi chui vào phễu của lò hơi số 2 để xúc, gạt muội ra ngoài thì bất ngờ cả khối xỉ muội còn sót lại ở trên cao của thành phễu đã sụp xuống, trùm lên người 2 nữ công nhân là chị Cao Thị Thảo và Ngô Thị Lan, khiến họ chết ngạt”. Đáng lưu ý hơn là chị Lan, Thảo đều là lao động phổ thông cho Công ty Cổ phần Hoàng Vỹ nhưng đều là lao động “chui”, không được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động.”.
Tại Hưng Yên chiều 13/7, tại Công ty thép không gỉ Hà Anh, trong lúc công nhân bốc xếp và kiểm hàng thì giá đỡ chứa 65 tấn thép thành phẩm ở độ cao khoảng 2 m sập xuống làm 7 người bị thương.”, vì giá đỡ hàng được làm tạm bợ, không có mối hàn để nối, không có ốc khóa 4 chân để đỡ nên mới bị sập.
Ngoài việc phải đương đầu với những tai nạn lao động, người công nhân còn gặp phải những nguy hiểm khác trong công việc là bị ngộ độc thực phẩm.
Theo báo Dân trí thì vào ngày 10/7, Trung tâm y tế huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã tiếp nhận 90 ca ngộ độc tập thể đến cấp cứu. Tất cả các nạn nhân đều là công nhân làm việc tại Công ty may Foremart thuộc địa bàn thị trấn Ân Thi.” Theo thông tin là sau khi dùng cơm trưa thì hàng loạt công nhân đã bị ngất xỉu.
Leave a Comment