Quảng Cáo

Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Vĩnh Long cầu an cho Cao Đài giáo

Quảng Cáo

Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Vĩnh Long cầu an cho Cao Đài Giáo

Bất chấp sự đe dọa của nhà cầm quyền địa phương, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tại Vĩnh Long đã tổ chức một buổi lễ cầu an cho giáo phái Cao Đài hồi cuối tuần vừa qua.

Tin từ VRNs cho biết, có hơn 100 Trị sự viên cốt cán của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tại Vĩnh Long đã đến dự lễ cầu an cho các chức sắc Cao Đài chân truyền, được tổ chức tại cơ sở PGHH, đặt tai tư gia anh Nguyễn Văn Tân, Chánh Thư Ký Giáo Hội Tỉnh Vĩnh Long. Cuộc lễ cử hành trong khung cảnh “chân cứng đá mềm”, vượt qua nhiều khó khăn, và đã đạt được kết quả viên mãn tốt đẹp.

Tưởng cũng cần nhắc lại, vào ngày 03.07.2013, công an đã yểm trợ cho nhóm Cao Đài quốc doanh tấn công thánh thất Long Bình, thuộc Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang gây đổ máu và thương tích cho nhiều tín hữu, câu lưu Hiền huynh chánh trị sự Ngọc Diệp. Ngày 10.07.2013, tại Vĩnh Long, nhà cầm quyền lại đòi buộc hai vị Chánh trị sự là Hiền huynh Nguyễn Kim Lân và Hiền tỷ Nguyễn Bạch Phụng làm việc lần thứ ba, với đe dọa, nếu không lên làm việc sẽ có biện pháp mạnh.

Trước cơn pháp nạn của Cao Đài Giáo, trong tinh thần Liên Tôn, Cụ hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Lê Quang Liêm, thành viên Hội đồng liên tôn, đã chỉ thị Giáo Hội PGHH Thuần Túy tỉnh Vĩnh Long tổ chức buổi lễ cầu nguyện các Đấng chí tôn ban phước lành cho Cao Đài Giáo và các Chức Sắc chân truyền.

Sau buổi lễ cầu nguyện tại cơ sở PGHH Vĩnh Long nói trên, nhà cầm quyền lo sợ sự liên kết của liên tôn nên đã ra kế hoạch đối phó.  Ông Trương Thành Long, tổng vụ trưởng truyền thông của PGHH cho biết: “Sau cuộc lễ có 4 vị lãnh đạo Giáo Hội PGHH Thuần Túy tỉnh Vĩnh Long bị công an gởi giấy mời lên xã để làm việc trong 4 buổi khác nhau, bắt đầu từ thứ Tư, 17-07-2013. Nhưng 4 vị này là ông Bùi Văn Luốc, Hội Trưởng Giáo Hội PGHH Thuần Túy tỉnh Vĩnh Long, anh Nguyễn Văn Tân, Chánh Thư Ký Giáo Hội tỉnh, anh Bùi Quốc Trung, Phổ Thông Giáo Lý tỉnh, anh Nguyễn Văn Thùy, đoàn viên đoàn Thanh Niên PGHH Yêu Nước nhất quyết sẽ cùng đi chung một lượt chứ không đi riêng rẽ như giấy mời của CA.

 

 Những khó khăn hiện nay của doanh nhân VN

Cơm công nhân thời Bảo giá

 Trong lúc kinh tế Việt Nam đang trên đà xuống dốc, hàng loạt doanh nghiệp phá sản và nợ ngân hàng rơi vào khủng hoảng đen. Nhiều doanh nhân Sài Gòn thừa nhận rằng với đà này, đồng lương của người lao động sẽ bị bóp nhỏ lại và rất có thể, với tình hình mọi khoảng tiền thuế, dịch vụ sản xuất cũng như chung chi ngày càng tăng, nguy cơ họ phải sa thải lao động hoặc trở thành giai cấp bóc lột mới là rất có thể.

Ông Cương chủ một doanh nghiệp làm bánh tráng xuất khẩu với hơn một trăm lao động ở Củ Chi, Sài Gòn than thở mọi thứ vật gía cứ thi nhau leo thang, từ củi, dầu, than cho đến lương thực, xăng cộ và điện, đó là chưa nói tiền thuế cũng nâng cao gấp rưỡi lần,khiến chi phí cho cơ sở sản xuất của ông đã tăng gấp ba lần. Nhưng sản phẩm của ông bán ra thị trường chỉ nhích hơn chưa đầy 20% giá trước đây. Nhưng để duy trì và trông chờ tình hình khả quan hơn, ông Cương không còn cách nào ngoài việc giữ nguyên mức lương nhưng giảm ngày công lao động và tăng giờ làm việc hoặc giảm bớt người làm nhưng lại tăng giờ làm việc.

Ông Phúc, một chủ doanh nghiệp may với hơn hai ngàn công nhân ở khu công nghiệp Tân Bình, Sài Gòn, chia sẻ rằng thời giá bây giờ lên quá cao, đời sống chật vật, nhưng giới chủ chỉ biết im lặng mà cố gắng vượt qua nguy cơ phá sản chứ chẳng chia sẻ được gì với công nhân của mình. Cộng thêm môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay có lắm vấn đề nhạy cảm, trong đó, vấn đề cổ phần ma, cổ phần không hề có đầu tư của nhiều quan chức cấp cao cũng đã ngốn đi một khoản ngân quĩ rất lớn của doanh nghiệp, đó là chưa muốn nhắc đến các tổ chức, đoàn thể như Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên, Hội Nông Dân… thỉnh thoảng ghé đến xin tiền theo kiểu kêu gọi ủng hộ các chương trình từ thiện, văn nghệ…

Mối bận tâm của ông Phúc hiện nay là không biết ông sẽ duy trì được công ty của ông đến bao lâu nữa vì đối tác nước ngoài đã ngưng nhập hàng gần hai tháng nay, ông đang phải trả lương bằng khoản tiền tích lũy được sau mấy năm sản xuất. Chỉ cần đình trệ xuất hàng trong vòng hai tháng nữa, công ty của ông Phúc buộc phải tuyên bố phá sản. Hiện ông chỉ trả lương cho công nhân, mọi khoản thưởng và tăng ca đều phải cắt. Chính vì thế, công nhân sẽ rất khó khăn, chật vật.

Một ông chủ hãng giày da trong khu công nghiệp Tân Bình, có số lượng công nhân trên sáu ngàn người, than thở ông thật sự đau đầu vì những cổ phần ma trong công ty ông, số lượng cổ phần ma của công ty ông lên đến mười sáu cổ phần, trong đó có mười cổ phần loại nhỏ cho các quan chức cấp phường, quận, thành phố và sáu cổ phần khủng dành cho các quan chức cao cấp. Ông nói thêm là nếu như không gánh mười sáu cổ phần này, công ty ông sẽ đỡ được khoản tiền tương đương với nửa tháng lương cho sáu ngàn công nhân mỗi tháng. Nhưng không có cách nào dứt khỏi những cổ phần này.

Nhà doanh nghiệp này cho biết thêm là trừ những công ty nhỏ lẻ ra, hầu như toàn bộ các tập đoàn kinh tế tư nhân, lớn nhỏ gì cũng đều gánh từ mười cho đến vài chục cổ phần ma bởi trong quá trình thương lượng, thuê đất để thành lập công ty, họ bị buộc thế, nếu không xây dựng những cổ phần ma cho giới quan chức các cấp, sẽ khó mà đi vào hoạt động được.

Chính vì thế, việc tăng lương cho người lao động hiện nay cũng hết sức khó khăn. Giới chủ doanh nghiệp luôn bị có cảm giác mình trở thành giai cấp bóc lột mới nhưng chưa tìm được lối thoát cho vấn đề này. (RFA)

 

 Chất thải trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng

 Theo số liệu công bố của Cục Chăn nuôi thì tổng khối lượng chất thải chăn nuôi khoảng 73 triệu tấn/năm từ gia súc gia cầm là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp.

Hiện VN gần 9 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và khoảng 18 ngàn trang trại chăn nuôi tập trung nhưng chỉ có 8,7% hộ xây dựng hầm biogas và chỉ có 0,6% số hộ gia đình cam kết bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng thuốc thú y, vắc-xin, phòng chống dịch bệnh không đúng kỹ thuật cũng gây tác hại đến môi trường. Nguồn chất thải rắn phát sinh từ sản xuất nông nghiệp đang ở mức báo động. Trong môi trường nuôi trồng thủy sản, 83% lượng thức ăn hòa lẫn trong môi trường nước gây ô nhiễm môi trường, là một trong những nguyên nhân khiến các loại thủy sản nuôi bị dịch bệnh.

Quyền Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, ông Lê Văn Bầm nhận định do có sự mâu thuẩn ngày càng lớn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, chỉ tập trung khai thác tài nguyên và canh tác mà ít cân nhắc đến mặt môi trường, phát triển bền vững, sẽ dẫn đến thu hẹp các vùng sản xuất nông nghiệp.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux