1/ Du khách Trung Quốc bị nhiều quốc gia khinh thường bởi hành động bất lịch sự và ồn ào
Mặc dù đã có nguyên một cuốn sách Người Trung Quốc Xấu Xí của tác giả Bá Dương xuất bản năm 1977, nhưng xem ra chẳng có hiệu quả gì đối với người Hoa lục, nghĩa là những thói hư tật xấu vẫn giữ nguyên, không hề thay đổi. Nơi nào có du khách Trung quốc là có ồn ào, chen lấn, xả rác, khạt nhổ bừa bải là nhận xét chung của nhiều quốc gia như Singapore, Hàn quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác ở Âu châu. Sự nhận xét này đã làm cho chính quyền Bắc Kinh nhột nhạt nên mới đây Phó Thủ tướng của Trung quốc là ông Uông Dương đã lên tiếng kêu gọi người dân cố gắng bỏ những tật xấu ấy đi, đặc biệt đối với những người đi du lịch nước ngoài. Ngày 10/06/2013, trang điện tử của tờ Nhân Dân nhật báo loan tin cho hay trong một buổi họp với Cục Du lịch Trung quốc, Phó Thủ tướng Uông Dương phát biểu rằng ông ta rất hãnh diện khi thấy số người Trung quốc đi du lịch nước ngoài đứng hàng thứ nhất, hơn cả người Nhật, Mỹ và Đức. Chứng tỏ đời sống kinh tế của người dân Trung quốc vươn lên mạnh, có tiền, có bạc mới nghĩ chuyện đi du lịch ngước ngoài chứ, tuy nhiên tôi lại rất buồn khi người dân bản xứ, nơi mà dân ta đến du lịch, thì đánh giá thấp người Trung quốc những hành vi xả rác, khạt nhổ bừa bải, mất trật tự, ồn ào, ăn cắp đồ đạt, vật dụng khách sạn .Ông Uông bảo rằng cần phải thêm một số khoảng mục như vừa nói trên vào điều 13 cuả bô luật Trung quốc để phạt những công dân nào khi đi du lịch nước ngoài mà có những hành vi như phá rối trật tự công cộng, không giữ đạo đức xã hội , để khỏi làm ô danh Trung quốc.
Các nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục nói rằng việc xử phạt những người vi phạm luật là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là phải giáo dục cho nguời dân biết để không vi phạm hoặc không tái phạm, sự giáo dục này không phải một sớm một chiều mà đạt được thành quả, phải dạy ngay từ cấp tiểu học, thế nhưng chương trình giáo dục thì không đặt nặng môn đức dục lên hàng đầu bởi vậy khó mà đẩy lui được những thói hư tật xấu. Phải là thành phần khá mới có điều kiện đi du lịch nước ngoài mà còn thế thì nói chi đến người dân nghèo.
Theo một cuộc thăm dò dư luận do đài BBC thực hiện từ cuối tháng 12 năm 2012 đến cuối tháng 4 năm 2013 thì hình ảnh Trung quốc trở nên xấu xí đối với 68% người Pháp qua các hành động của du khách đến từ Hoa lục; con số này đối với người Đức, người Spain và người Mỹ là 67%; Nhật Bản là 64%, Hàn quốc là 61%. Singapore là quốc gia có đông người Hoa nói chung một thứ tiếng Quan Thoại thế mà 60% người dân quốc gia này không thích Trung quốc.
Việt Nam cũng là một nước có đông du khách Trung quốc, nhưng hình như BBC không thực hiện việc thăm dò dư luận như ở các quốc gia nói trên, nếu thực hiện thì hình ảnh Trung quốc xấu xa dưới con mắt người Việt Nam chắn chắm sẽ còn cao hơn con số của người dân Pháp vì ngoài những thói xấu gần như cố hũu của người Trung quốc, họ còn thêm cái tính ngạo mạng, khinh thường người Việt Nam, ấy vậy mà chính quyền CSVN vẫn coi Trung quốc là anh bạn láng giềng tốt với 16 chữ vàng.
Thưa quý thính giả, cũng có rất nhiều người Trung quốc thật đàng hoàng phát biểu rằng họ cảm thấy xấu hổ khi cầm passport Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhập cảnh vào một trong những quốc gia Âu Mỹ vì đến quốc gia nào cũng bị cảnh sát hải quan nước đó nhìn với con mắt xoi bói, nghi ngờ, nhưng đành phải chịu thôi vì nhiều người Trung quốc ra nước ngoài làm chuyện xấu. Cũng trong tâm trạng như vậy, trước đấy cựu Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nói rằng cảm thấy xấu hổ khi cầm cuốn hộ chiếu Việt Nam vào xứ người. Câu nói hoàn toàn đúng với thực tế đó của Đức Ngô đã bị truyền thông lề Đảng hùa nhau đánh tới tấp, kể cả việc bẻ cong lời nói nguyên thủy của Đức cha, trong khi những chuyện xấu của người Việt khi ra nước ngoài ngày càng tăng. Mới đây vào ngày 10/05/2013, cư dân mạng Việt Nam đã bị sốc khi thấy một bảng cảnh cáo bằng tiếng Nhật có dịch ra tiếng Việt được niêm yết tại một số cửa hàng ở tỉnh Saitama (Nhật Bản). bảng cảnh cáo có nội dung là: Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu bị bắt thì bị phạt tù từ 10 năm trở xuống. Ngay khi phát hiện chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường tuần tra.
Thật ra không phải chỉ ở tỉnh Saitama, mà tại nhiều tỉnh khác ở Nhật cũng đã niêm yết bảng cảnh cáo có nội dung tương tự. Phải bị ăn cắp liên tục thì các cửa hàng mới niêm yết bảng cảnh cáo như thế. Một cá nhân nào có hành động ăn cắp như thế cũng đã làm xấu xí hình ảnh đất nước dưới cái nhìn bạn bè quốc tế. một tập thể ăn cắp thì sự xấu xí đó tăng lên gấp bội, nhất là tập thể đó có sự liên quan đến nhân viên sứ quán hay nhân viên tòa Tổng lãnh sự Việt Nam ở Nhật. Hầu hết những đồ ăn cắp được một đường dây thu mua để chuyển về Việt Nam bán. Cách đây mấy năm, một vài chi nhánh hãng VietNam Airlines Hàng tại Nhật bị cảnh sát xin trát tòa lục soát, phát hiện ra nhiều thùng đồ ăn cắp chưa kịp chuyển về Việt Nam. Mấy phi công và tiếp viên hàng không Việt Nam bị bắt và khai thêm nhiều tòng phạm khác. Vụ này bị báo chí Nhật loan tải cả mấy ngày liền. Chúng tôi xin mượn một câu của một cư dân mạng để kết thúc bài viết này. Đẹp mặt Việt Nam dễ sợ.
2/ Báo chí Nhật nói về việc Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam bỏ phiếu tín nhiệm
Ngày 11 tháng 6 vừa qua, trên trang thời sự quốc tế của nhật báo Sankei phát hành ở Nhật đã có một bản tin nói về chuyện Quốc hội nhà nước Cộng sản Việt Nam bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp trong cổ máy điều hành đất nước của ký giả Aoki từ Singapore gởi về. Mở đầu bài viết ký giả Aoki nói rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được chú ý nhiều nhất vì đã không đẩy lui được nạn tham nhũng như lời tuyên bố của ông ta khi mới lên nhậm chức, ngược lại nạn tham nhũng ngày càng hết thuốc chữa, ngoài ra dưới sự lãnh đạo của ông Dũng nền kinh tế Việt Nam ngày càng đi xuống, nhiều tập đoàn, tổng công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ khiến các ngân hàng lâm vào tình trạng sắp phá sản vì phải ôm một đống nợ xấu nợ xấu. Mặc dù thế, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn được các Đại biểu Quốc hội nhà nước CSVN bỏ phiếu tín nhiệm. Với thành tích như thế mà vẫn được các Đại biểu Quốc hội CSVN bỏ phiếu tín nhiệm, đáng lý ra ông Dũng phải thở phào nhẹ nhõm, nhưng xem ra ông ta không mấy hài lòng vì có nhiều phiếu tín nhiệm thấp.
Căn cứ vào sự tường trình của ký giả Aoki, trong mục bình luận thời sự quốc tế của đài truyền hình Sankei (kênh số 8) vào tối thứ tư 11/06 vừa qua nói rằng tín nhiệm cao, tín nhiệm hay tín nhiệm thấp đều là tín nhiệm, nghĩa là chẳng có một lãnh đạo nào bị mất tín nhiệm cả cho dù trong quá khứ điều hành công việc có nhiều sai phạm. Nói tóm lại việc bỏ phiếu tín nhiệm này chỉ là một phương cách mà nhà nước CSVN sử dụng để làm cho người dân bớt đi sự bất mãn chứ chẳng có gì cãi thiện cho dân bớt khổ. Việc bỏ phiếu tín nhiệm theo kiểu này chỉ có trong một thể chế độc đảng chứ ở xứ tự do thì chẳng bao giờ có vì đảng cầm quyền nếu làm sai thì kỳ bầu cử tới phải cuốn gói ra đi chứ chẳng có Quốc hội nào bỏ phiếu tín niệm thay dân ở vào trường hợp này.
Được biết Quốc hội nhà nước CSVN mới đặt ra việc bỏ phiếu tín nhiệm theo kiểu này vào năm nay và sẽ tiếp diễn hàng năm. Lãnh đạo nào có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp hoặc hai năm liên tiếp có số phiếu tín nhiệm thấp quá bán thì nên từ chức, nếu không thì qua thêm một lần bỏ phiếu nữa mà vẫn có nhiều phiếu tín nhiệm thấp thì sẽ bị giải nhiệm. Từ trước đến nay chẳng bao giờ có một lãnh đạo nào của nhà nước CSVN từ nhiệm cả cho dù mắc nhiều sai phạm khó có thể chấp nhận, Nguyễn Tấn Dũng là một trường hợp diển hình. Chuyện bị giải nhiệm cũng chưa có, nhưng nếu từ đây áp dụng thì phải hiểu rằng đó chỉ là một sự tranh dành quyền lực trong thượng tầng lãnh đạo mà người bị giải nhiệm ở phe cánh yếu thế hơn.
Thưa quý thính giả, việc truyền thông Nhật đưa tin này nó sẽ làm cho người dân của họ biết thêm về sự cai trị độc tài và tình trạng tham nhũng, hối lộ của chính quyền CSVN, từ đó sẽ ảnh hưởng lên chính sách viện trợ của chính phủ Nhật cho nhà cầm quyền Hà Nội. Chắc chắm lãnh đạo đảng CSVN rất sợ những tin như thế và thế nào cũng sẽ tìm cách phản bác, nhưng lẽ đương nhiên người dân Nhật tin vào truyền thông của họ chứ mấy ai nghe lời những nhà lãnh đạo của một nước độc tài.
Leave a Comment