Giáo sư Weiner là Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Đại Học Luật Stanford (Hoa Kỳ), Ông từng hành nghề luật quốc tế trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hơn một thập niên, cố vấn cho các giới chức lập chính sách, đàm phán các hiệp ước quốc tế của Hoa Kỳ. Ông cũng từng cố vấn pháp lý cho đại sứ quán Hoa Kỳ tại The Hague và là cố vấn luật trong Văn Phòng Cố Vấn Luật Pháp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
**********************
RadioCTM : Xin chào Giáo sư Weiner, rất vinh hạnh được tiếp chuyện với ông hôm nay.
Gs. Weiner : Rất vui nói chuyện với cô và quí thính giả của Đài.
RadioCTM : Được biết ông đã lên tiếng rất tích cực cho 17 nhà hoạt động chính trị và xã hội đang bị giam tại Việt Nam như các ông Đặng Xuân Diệu, Lê Văn Sơn và Hồ Đức Hòa. Vào tháng 7 năm 2012, ông đã đại diện cho 17 nhà hoạt động trẻ đệ đơn lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện cho những nhà hoạt động này đã bị nhà cầm quyền CSVN kết án về các điều luật hình sự như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” và tham gia “tuyên truyền chống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” Vậy hiện giờ ông có thể cho biết đã có những tiến triển nào mới từ ngày ông đệ đơn đến Liên Hiệp Quốc; cũng như đã có những phản ứng nào từ Liên Hiệp Quốc và từ Chính Phủ Việt Nam?
Giáo sư Weiner : Có một số tiến triển. Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện đã chuyển Đơn đệ nạp mà tôi đã gởi tới Chính Phủ Việt Nam. Và khoảng đầu tháng 4, Chính Phủ Việt Nam đã gởi lại một vài bình luận, 3 trang rất ngắn gọn để trả lời đơn đệ nạp mà tôi đã ngởi; và theo sau đó vào cuối tháng 4, tôi đã đưa ra một số bình luận về sự phúc đáp của Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng trường hợp các này được Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện quan tâm trong cuộc họp định kỳ. Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện không là cơ quan họp thường xuyên, thỉnh thoảng họ nhóm họp và chúng tôi tin rằng Ủy Ban Liên Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện sẽ xem xét trường hợp của những người đang bị giam giữ trong buổi họp vừa diễn ra trong tuần lễ từ ngày 23 tháng 4 tới ngày 3 tháng 5 vừa qua. Tôi chưa được biết kết quả vì họ chưa công bố phán quyết. Tôi không biết là họ đã thảo luận về vấn đề này chưa và tôi đang trông chờ quyết định từ Ủy Ban.
RadioCTM : Như vậy ông đã đệ đơn và đã phản hồi. Ông đã nhận được phản ứng từ phía Chính phủ Việt Nam sau đó không?
Giáo sư Weiner : Qúa trình làm việc của Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện không như thế. Trước hết tôi đã đệ nạp đơn, và sau đó chờ Chính phủ Việt Nam trả lời và sau đó tôi được cơ hội phúc đáp hoặc phê bình về phản hồi của Chính phủ Việt Nam. Và theo thủ tục viết và tóm tắt hồ sơ của Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện thì đã hoàn tất.
RadioCTM : Như vậy hiện tại chúng ta chỉ chờ đợi xem Liên Hiệp Quốc công bố kết quả để ông có thể phản hồi lại?
Giáo sư Weiner : Không, tôi đã gửi phản hồi. Những công việc cần thiết về phía luật sự đã được hoàn tất, và bây giờ chúng ta đang đợi Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện có phán quyệt về vụ việc. Một lần nữa, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm nhận phản ứng từ Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện.
RadioCTM: Cám ơn ông đã cho biết cặn kẽ quá trình làm việc của Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện. Tôi nghĩ nó sẽ giúp ích cho các nhà dân chủ tại Việt Nam nếu ông có thể giải thích thêm về các bước mà ông đã làm để hoàn tất thủ tục việc nộp hồ sơ, cũng như lý do tại sao nó lại quan trọng trong việc đệ đơn cho 17 nhà hoạt động tới Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện – đặc biệt cho những trường hợp tương tự trong tương lai ?
Giáo sư Weiner : Lý do chính chúng tôi đưa trường hợp này trình Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện là bởi vì hệ thống pháp luật ở Việt Nam không bảo đảm các quyền lợi, nhân quyền, quyền tự do chính trị, quyền dân sự mà đáng lẽ ra được quy định trong Hiến pháp Việt Nam; những điều này cũng được bảo đảm bởi các Hiệp Ước Nhân Quyền Quốc Tế mà Việt Nam đã đồng ý tuân thủ. Một lần nữa, chúng ta không nói về việc áp đặt giá trị Tây phương lên Việt Nam. Việt Nam là một phần tử tham gia Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị. Họ đã cam kết bảo vệ quyền con người cho công dân của họ. Nhưng họ đã không tuân thủ. Họ không tôn trọng các cam kết nhân quyền, và chúng ta thấy rằng Chính phủ Việt Nam đang sử dụng tòa án – thay vì là nơi để bảo đảm các quy định pháp luật và bảo vệ quyền cá nhân – họ sử dụng hệ thống tư pháp riêng của mình như một công cụ đàn áp, như một cách để trấn áp những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.
Việc vận động một diễn đàn khác bên ngoài Việt Nam rất quan trọng để qua đó có một phán quyết xem xét Chính phủ Việt Nam cho rằng họ hành động phù hợp với luật pháp quốc tế là đúng hay sai. Tôi mong đợi rằng Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện sẽ đồng ý với điều mà tôi cho là đúng, đó là luận điểm của Chính phủ Việt Nam trong trường hợp này là sai và không chính xác. Và đấy là một cách rọi đèn vào sự kiện rằng, Việt Nam không tuân thủ luật pháp quốc tế mà họ đã cam kết.
RadioCTM : Xin ông cho biết kết quả mong đợi của việc đệ nạp đơn lên Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện ?
Giáo sư Weiner : Việt Nam khẳng định trong bản phúc đáp là họ cho rằng họ đang tuân thủ cam kết theo luật quốc tế. Nếu như tôi và các thân chủ của tôi thành công trong vụ này và Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện phán quyết rằng việc Chính phủ Việt Nam giam giữ các nhà hoạt động này là không hợp pháp theo pháp luật nhân quyền quốc tế. Nếu chính phủ Việt Nam thực sự cho rằng họ đã hành động một cách hợp pháp, nhưng bây giờ họ nhận được phán quyết này từ một cơ quan quốc tế đặc biệt cho rằng hành vi của họ vi phạm luật nhân quyền quốc tế, có thể lúc bấy giờ Việt Nam sẽ nói rằng “Ồ chúng tôi hiểu lầm, chúng tôi hiểu sai điều luật; và bây giờ biết trách nhiệm pháp lý rồi, chúng tôi sẽ làm theo phán quyết mà những người đệ đơn yêu cầu – đó là thả họ ra để bù đắp lại những sự bất công mà họ đã phải hứng chịu. Tôi nghĩ điều đó có thể xẩy ra, nhưng tôi cho rằng xác xuất này khá thấp, bởi vì tôi nghĩ rằng Việt Nam biết rõ là hành vi của họ vi phạm pháp luật quốc tế mà vẫn tiếp tục gia tăng đàn áp những tiếng nói ngoài luồng thì điều này có nghĩa là Chính phủ Việt Nam khăng khăng nắm chặt quyền lực.
Kết quả thứ nhì tôi hy vọng sẽ xẩy ra là các tác nhân khác trong cộng đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế, các quốc gia quyền lực, các quốc gia khác trong khu vực sẽ nhận ra rằng Việt Nam đang vi phạm cam kết luật pháp quốc tế, qua đó vi phạm nhân quyền đối với người dân của họ. Sự khẳng định của họ là họ làm những điều được phép là sai, và nó sẽ thay đổi mối liên hệ của các nước đối với VN. Nó sẽ làm cho các quốc gia do dự hơn về sự quan hệ bình thường với VN, nó sẽ làm cho họ do dự hơn trong vấn đề mở rộng thỏa thuận thương mại có lợi cho VN. Điều hy vọng ở đây là nhà cầm quyền VN sẽ gặp nhiều áp lực từ vụ này, và họ phải suy nghĩ lại là có lợi gì không khi bóp nghẹt các quyền hạn của người dân; có những hệ quả gì khác khi làm vậy. Và chúng ta nên vinh danh các nhà hoạt động này.
RadioCTM : Đơn đệ nạp đến Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện cùng với một số tổ chức nhân quyền quốc tế đã rọi đèn và gây nhiều sự chú ý. Gần đây các cơ quan nhân quyền quốc tế đã cho Việt Nam điểm rất thấp và khẳng định rằng Việt Nam tồi tệ hơn hơn bao giờ hết trong việc tôn trọng các quyền hạn của công dân họ. Đối với một chính phủ tiếp tục bịt miệng những tiếng nói của công dân mình và làm ngơ trước lời kêu gọi của cộng đồng quốc ngưng chính sách tích giam giữ tù nhân lương tâm – Xin ông cho biết lả với tư cách một học giả quốc tế về luật pháp thì ông có thể làm thêm nữa không?
Giáo sư Weiner : Như quí vị cũng biết, những việc chúng ta có thể làm cũng có giới hạn của nó. Chúng ta vẫn còn có một hệ thống dưới luật pháp quốc tế mà các nước như Việt Nam, mặc dầu họ có những cam kết, nhưng họ vẫn kiểm sót những gì xảy ra trong nước của họ. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm là tiếp tục tạo chú ý về những vấn đề này, vì tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người, nếu họ hiểu những gì đang xảy ra tại VN – vòng quanh thế giới, ở Châu Âu, Mỹ, Châu Á – họ sẽ nói: “Tôi không ủng hộ điều đó, tôi không muốn đất nước tôi có mối quan hệ gần gũi hơn với một quốc gia vi phạm các quyền công dân của họ. Tôi nghĩ rằng không có nhiều sự hiểu biết và kiến thức về những gì đang xảy ra bên trong VN, và vì vậy tôi cho rằng điều quan trọng nhất mà tôi có thể làm là, trước hết là cố gắng, thông qua qua sự ủng hộ trong các cơ quan như Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện, cho họ thấy những gì VN đang làm là vi phạm luật pháp quốc tế. Và sau đó chúng ta phải tiếp tục những gì chúng ta đang làm hiện nay, như thảo luận, đối thoại để giới truyền thông tham gia, vận động các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta lên tiếng để mọi người được biết về bản chất chế độ mà chúng ta đang đối đầu tại Việt Nam, và tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam phải điều chỉnh lại và thay đổi cách đối xử với chính người dân của họ.
RadioCTM : Rất khó chịu khi thấy chế độ Cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng hệ thống pháp luật như một công cụ cho sự đàn áp về việc thực thi quyền dân sự và chính trị mà đã được bảo đảm dưới luật pháp quốc tế. Nhưng tôi tin chắc rằng thế giới đang theo dõi. Theo ông thì người Việt Nam trong và ngoài nuớc Việt Nam, và thậm chí cộng đồng quốc tế, có thể làm gì để để đáp lời kêu gọi của ông?
Giáo sư Weiner : Rất khó khăn cho tôi để đưa ra lời khuyên cho những người bên trong VN vì họ phải đối diện với những rụi ro mà tôi không phải đối diện. Rất dễ dàng cho tôi lên án Chính phủ Việt Nam, rất dễ dàng cho tôi để đơn lên Ủy Ban về Bắt Giữ Tùy Tiện bởi vì tôi đang ở California, và ở đây khá an toàn. Tôi ngưỡng mộ sự dũng cảm của những người trẻ, là những người chỉ đơn thuần nỗ lực trong việc bày tỏ chính kiến, tham gia viết blog, tham gia vào làng dân báo…, làm những gì mà chúng ta trên toàn thế giới cho là chuyện bình thường trong xã hội. Tôi khen ngợi họ vì lòng dũng cảm và tinh thần sẵn sàng mặc dù phải đối diện với áp lực rất căng thẳng từ Chính phủ Việt Nam.
Một điều nữa rất quan trọng đối với những người như tôi đang vận động thay mặt cho nhóm này, đó là nhấn mạnh rằng họ đều theo đuổi một con đường đấu tranh bất bạo động, và một lần nữa, tôi ngưỡng mộ kỹ luật và sức mạnh của những nhà hoạt động này, là những người đang tìm kiếm sự thay đổi, nhưng không có bạo lực, không có âm mưu lật đổ. Tôi nghĩ rằng sự dấn thân liên tục này là để mang lại sự thay đổi … nó rất khó khăn và chúng ta thấy nhiều xã hội trong đó chính phủ đã nắm quyền và có những chiến dịch đàn áp đôi khi đến hơn cả hàng chục năm. Nhưng cuối cùng cũng những chế độ đó cũng được thay thế.
Như Ts. Martin Luther King nói: “Vòng cung của vũ trụ đạo đức tuy dài nhưng nó vẫn uốn cong về phía công lý”, và trên đường dài, các nhà hoạt động này sẽ là những người chúng ta nhìn lại và nói “Đây là những người bắt đầu quá trình dân chủ hóa Việt Nam”. Tôi không biết liệu nó sẽ mất một năm, hai năm hay năm năm. Tôi không biết nó sẽ mất bao lâu – nhưng đây sẽ là những người chúng ta sẽ nhìn lại và nói “họ là những người mang lại sự thay đổi”.
RadioCTM : Cảm ơn ông một lần nữa về sự hỗ trợ của ông cho nhân quyền và tự do cho những tiếng nói thầm lặng trong Việt Nam, nó có ý nghĩa rất nhiều cho những người tin vào công lý, và đặc biệt, cho các thành viên trong gia đình những người bị bỏ tù vì họ đã lên tiếng. Ông có những lời cuối cùng gì cho khán giả không?
Giáo sư Weiner : Chỉ đơn giản rằng đây là quá trình đấu tranh đôi khi chậm, và khoảng cách giữa các thành quả và chiến thắng đôi khi có vẻ như xa xôi. Người ta thường hỏi tôi về kết quả của việc đệ đơn là gì, và tôi khó có thể nói rằng “Tôi bảo đảm với qúy vị rằng đúng vào một ngày nào đó, tất cả 17 thân chủ của tôi sẽ được thả ra”; nhưng tôi biết rằng nếu không có một người nào trong chúng ta tham gia vận động, nếu chúng ta không thay mặt các nhà hoạt động để kiện tụng, nếu chúng ta không phản đối và đại diện viết thư, không quảng bá về trường hợp của họ trên các phương tiện truyền thông… thì tình hình ở VN sẽ tồi tệ hơn nhiều. Tôi chỉ đơn giản để lại cho các thính giả nhận thức rằng nếu mỗi chúng ta làm một phần, đôi lúc chỉ cần làm một phần nhỏ thôi, nó có thể đóng góp vào quá trình thay đổi; và điều này chắc chắn có xác xuất cao sẽ xảy ra hơn là nếu chúng ta không làm phần của chúng ta.
RadioCTM : Một lần nữa xin cảm ơn Giáo sư Weiner.
Giáo sư Weiner : Cảm ơn quí đài.
Leave a Comment