Tin khẩn: Blogger Trương Duy Nhất bị bắt

- Quảng Cáo -

TruongDuyNhat_2Tin tức trên mạng điện tử của một số báo chí nhà nước cho biết, blogger Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại thành phố Đà Nẵng) đã bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an phối hợp với Công an TP. Đà Nẵng bắt khẩn cấp tại Đà Nẵng và bị đưa ngay ra Hà Nội chiều Chủ nhật 26/05.  Cơ quan an ninh điều tra cũng đã  khám xét khẩn cấp tư gia của ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng. Lý do bắt giữ được đưa ra là: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.” (*)

Ông Trương Duy Nhất trước đây làm cho báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng, rồi sang báo Đại Đoàn Kết, thường trú khu vực miền Trung; tuy nhiên sau đó đã chuyển sang viết blog và là trang chủ của trang blog “Một Góc Nhìn Khác” thu hút được nhiều độc giả qua những bài viết mang tính thời sự thẳng thắn và sắc bén của ông về tình hình xã hội, chính trị. Một số bài viết của ông cũng gây ra nhiều tranh cãi, có khi đi đến “bút chiến” kịch liệt giữa các blogger.

Tháng 10 năm ngoái công an đã về quê ngoại của Trương Duy Nhất để truy lục lý lịch của ông, và sau đó ông đã có 3 cuộc “làm việc với công an”.

Gần đây, vào khoảng thời gian đảng CSVN tiến hành họp Hội Nghị Trương Ương 7, ông đã có bài viết “Tổng bí thư và Thủ tướng nên ra đi”. Trương Duy Nhất cũng được coi là người cổ vũ cho ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương, một ban đã bị bãi bỏ, nhưng vừa được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tái lập gần đây sau Hội Nghị Trung Ương 6.

- Quảng Cáo -

Hiện tại trang blog “Một Góc Nhìn Khác” đã không còn truy cập được nữa.

(*) Điều 258, Bộ luật Hình sự: Ti li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích ca Nhà nước, quyn, li ích hp pháp ca t chc, công dân.

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here