Quảng Cáo

Tù nhân chính trị Đỗ thị Minh Hạnh lại bị đánh trong tù

Quảng Cáo

Tù nhân chính trị Đỗ thị Minh Hạnh lại bị đánh trong tù

Tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh

Đầu tháng 5 vừa qua, cô Đỗ thị Minh Hạnh đã bị chuyển từ trại giam Z30D Thủ Đức, tỉnh  Bình Thuận về trại Z30A , Long Khánh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trại Z30A gồm có 5 phân trại, phân trại 5 là nơi giam nữ tù nhân, 4 phân trại còn lại dành cho nam tù nhân.

Được biết, tuy chuyển sang trại mới chưa được một tuần mà Minh Hạnh đã bị đánh hội đồng 2 lần. Bố Hạnh là ông Đỗ Ty cho biết đầu tháng năm gia đình có đến thăm Hạnh, tuy nhiên công an ngồi kế bên nên gia đình không nói chuyện được nhiều, chị của Hạnh chỉ nhận thấy Hạnh buồn và ít nói, cảm thấy bị cô lập vì không tin ai, không nói nói chuyện được với ai ở trại mới. Ông Đỗ Ty cho biết tình hình của Hạnh hiện nay: “Sức khoẻ của Hạnh có kém nhiều so với lúc trước, Hạnh ít nói và có vẻ như bị cô lập”.

Ông Trần Ngọc  Thành, đại diện Tổ chức Lao Động Việt Tự Do, gọi tắt là Lao Động Việt nhận định về tình hình của Đỗ thị Minh Hạnh nói riêng và các tù nhân chính trị nói chung rằng,  để tránh tiếng là công an đánh đập tù nhân thì họ thường mượn tay tù hình sự để đánh tù nhân chính trị, trường hợp Minh Hạnh đã nhiều lần bị như vậy. Quản giáo đẩy những nổi căm thù hay bất bình đó sang tù nhân chính trị. Và nhà cầm quyền CSVN bên cạnh việc bóc lột sức lao động của tù nhân còn cướp không một cách trắng trợn những tài sản rất là ít ỏi của tù nhân

Ông Thành cho biết: Trước tình hình đó, chúng tôi tiếp tục thu nhận tất cả những hồ sơ, những chứng cứ mà gia đình cũng như các nhân chứng để tiếp tục cùng với tổ chức Freedom Now cũng như luật sư Lâm Chấn Thọ  tiếp tục đưa vấn đề này ra Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Tưởng cũng cần nhắc lại, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương,  thành viên của Phong trào Lao Động Việt đã giúp công nhân hãng giày Mỹ Phong ở Trà Vinh biểu tình, rải truyền đơn đòi quyền lợi cho công nhân khi họ bị chủ đàn áp. Do đó 3 người bạn trẻ này đã nhận các bản án từ 7 đến 9 năm tù trong phiên toà phúc thẩm ở Trà Vinh ngày 18 tháng 3 năm 2011, lúc đó Hạnh vừa tròn 26 tuổi.

 

Quốc hội CSVN miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ

Ông Vương Đình Huệ

Chiều thứ Năm, 23.5.2013 Quốc hội CS Việt Nam đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh bộ trưởng tài chính đối với ông Vương Đình Huệ, người được bổ nhiệm làm trưởng Ban Kinh tế Trung ương CSVN.

Trước đó, vào buổi sáng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc tờ trình miễn nhiệm chức danh bộ trưởng đối với ông với lý do Bộ Chính trị đã có quyết định phân công Ủy viên Trung ương Đảng Vương Đình Huệ giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cử ông Đinh Tiến Dũng, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thay ông Vương Đình Huệ trong vị trí bộ trưởng tài chính.

Mới đây, tại Hội nghị 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN, ông Vương Đình Huệ và ông Nguyễn Bá Thanh đã không được chọn làm nhân sự bổ sung vào Bộ Chính trị dù trước đó có sự kỳ vọng rất nhiều của TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Dư luận cho rằng trong cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng CSVN, thừa cơ kinh tế VN đi vào các ngõ hẹp, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất chiêu, lột chức một tay thân tín của Chủ Tịch Nước Trương Tân Sang.

Manila tố cáo Bắc Kinh muốn thôn tính thêm một bãi đá ngầm

Chiếc tàu cũ được Philippines dùng làm căn cứ ở bãi Cỏ Mây

Trong những ngày qua, Philippines đã chính thức phản đối “sự hiện diện bất hợp pháp và đầy tính khiêu khích” của tàu chiến Trung Quốc gần bãi Second Thomas Shoal, Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây. Tuy nhiên Bắc Kinh đã bác bỏ lời phản đối của Manila, cho rằng khu vực đó là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Second Thomas Shoal (tên Philippines là Ayungin Reef – tên Việt Nam Bãi Cỏ Mây) là một nhóm đá và rạn san hô nhỏ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km (120 dặm) về phía tây bắc, hiện bị Philippines chiếm đóng và được bảo vệ bởi một nhóm lính thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên một chiếc tàu thời Đệ nhị Thế chiến bị mắc cạn. Chính quân đội Philippines đã cố tình cho chiếc tàu đó mắc cạn vào cuối thập niên 1990 để làm nơi cho lính trú ngụ.

Chiến thuật của Trung Quốc được cho là tương tự như họ đã làm vào năm ngoái để giành quyền kiểm soát thực tế khu vực bãi Scarborough Shoal ở Biển Đông, cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và rất xa Trung Quốc.

Khi được hỏi về sự hiện diện của Trung Quốc tại bãi Cỏ Mây, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez phát biểu: “Họ không được ở đó. Họ không có quyền ở đó. Đừng nên nghi ngờ quyết tâm của người dân Philippinies trong việc bảo vệ những gì thuộc về chúng tôi tại đó”.

Khi được hỏi liệu Manila có khuất phục trước sự đe dọa của Trung Quốc và rút khỏi rạn san hô hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã tuyên bố: “Chúng tôi sẽ chiến đấu để bảo vệ những gì của chúng tôi cho đến binh sĩ cuối cùng”.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux