Văn hóa khống kê (phần 3)

- Quảng Cáo -

Kính thưa quý thính giả, phần đầu bài viết nhan đề “văn hóa khống kê” của blogger Đinh Tấn Lực được gửi đến quý vị trong hai mục bình luận vừa qua đã đề cập đến việc nhà nước CSVN vẫn dùng những con số thống kê tưởng tượng  như là một phần trong các phương cách  để kéo dài tuổi thọ của chế độ. Khi không còn che đậy được những tác hại mà chế độ đem lại cho đất nước thì đổ cho lỗi cơ chế. Vấn đề của người dân Việt Nam là phải làm sao chấm dứt được cái chế độ mà tự thân của nó đã chứa đựng đầy lỗi cơ chế, vốn đang đưa đất nước đến chỗ diệt vong. Hiện nay đã có nhiều thành phần và lực lượng quần chúng mong muốn thực hiện điều này. Như vậy điều kiện cần thiết đã có, nhưng liệu đã đủ chưa? Mời quý vị nghe sau đây phần cuối bài viết của tác giả Đinh Tấn Lực bàn về vần đề này.

************************

Sự hình thành một lực lượng đối lập là có thật, dù hiện chỉ ở mức rạng sáng, và còn cần thêm nhiều điều kiện xúc tác để kết dính thành khối lớn. Trong đó, thật nhất là 3 nhận thức khá rõ:

a.    “Nó”, tức là chế độ, đã yếu rồi, chỉ có thể vùng vẫy chứ không còn sức trấn áp cả nước, dù không loại trừ chuyện quẫy đạp lần cuối.

- Quảng Cáo -

b.    “Ta” đủ đông để bắt đầu, nhưng cần phải đông hơn ở vận tốc nhanh hơn, để ngăn ngừa cú quẫy đạp lần cuối đó.

c.Điểm đồng thuận hàng đầu hiện giờ không phải là hiểm hoạ TQ, cũng không hẳn vấn đề hiến pháp hay giá sinh hoạt hay lãnh đạo bất lực, mà là Thời Điểm Chín Muồi.

Người Việt hải ngoại sẽ hòa nhập thế nào vào tình hình này?

a)    Người Việt hải ngoại phải tạo thêm những nhóm thách đố mới. b)  Phải hỗ trợ tiến trình kết hợp các phong trào nhỏ, bằng cách cổ võ và khai triển cái ý niệm Thời Điểm Chín Muồi đó, và nắm bắt ngay cơ hội châm ngòi (từ bất kỳ một sự cố nào xảy ra làm nhân dân phẫn uất), và c) Chuẩn bị sẵn một tư thế quốc tế (cả mặt nổi lẫn đường ngầm) để hậu thuẫn cho một lực lượng đối trọng với Hà Nội trong tương lai gần.

Nhìn chung: Những đặc điểm thuận lợi về mặt tổ chức đã xuất hiện và đang nảy nở. Những đặc điểm cản trở chưa khắc phục được sẽ tự nó được hóa giải dần, nhất là các trở ngại của quần chúng. Họ vốn dĩ không theo ai vì các bài phân tích hay các bản thống kê. Họ chỉ theo vì cảm tính và cảm tình, ở một thời điểm mà số đông đã khởi sự định hình .

***

Như vậy, liệu là lãnh đạo hiện giờ thoát hiểm nổi không?

Hà Nội có 3 việc khẩn trương đang làm, hay cần làm ngay:

1)    Chính thức củng cố quyền lực bằng hiến pháp (gia cố điều 4 bằng ý niệm quân đội có nhiệm vụ bảo vệ đảng/công an được quyền nổ súng trực tiếp), gia tăng bắt bớ, tăng cường dọa dẫm, cả dọa dân (mất ổn định làm ăn) lẫn dọa ngược đảng viên (mất đảng là mất mạng)…

2)    Mua bảo hiểm (bằng cách tranh nhau xuất khẩu tài sản và con cái sang các nước tây phương /lựa dịp tuyên bố hàng hai/tạo ấn tượng rằng mình là một ứng viên khả dĩ thỏa hiệp được trong buổi tranh tối tranh sáng sắp tới/ hoặc tìm sẵn chỗ dựa ở nước ngoài (bất kể đó là kẻ thù truyền kiếp hay kẻ thù mới cút…).

3)    Chuẩn bị đường rút (trong các tình huống từ xấu tới xấu nhất, kể cả các biện pháp câu giờ, thậm chí, cả “thương thảo/hòa đàm”…). Một trong những biện pháp câu giờ đã làm là đơn phương “gia hạn” góp ý sửa đổi hiến pháp tới tháng 9/2013.

Hà Nội cũng đã kịp nhận ra việc khẩn trương số 1 vừa nói đã thất bại, một khi tự nó phô diễn đầy đủ tính chất của một quyết định chính trị sai lầm hạng nặng (tự cởi áo để trình làng tử huyệt số 4). Nhiều phần, BCT sẽ phải tìm bước lùi khác (bằng cách mặc cả với nhau và với dân) mà có thể tự thuyết phục nhau là tương đối an toàn, dù biết chắc khó lòng giữ nguyên nội dung dự thảo sửa đổi hiến pháp, trong lúc đã thấy viễn cảnh bất ổn trước mắt.

Hà Nội cũng không khiếm thị hay cận thị đến mức không nhìn ra sự hình thành của một lực đối trọng trong nước, dưới dạng phong trào phi đảng phái. Đó là loại phong trào có nhiều lớp áo khoác, và sẽ cởi bỏ từng lớp, theo thời gian và theo các điều kiện thích hợp. Lớp áo hiện giờ là quyền công dân và nỗ lực góp ý sửa đổi hiến pháp. Trọng tâm là gỡ bỏ điều 4, như khát vọng từ lâu của đại khối nhân dân.

Ngược lại, phong trào cũng ghi nhận những khó khăn và sai lầm/sơ hở liên tục của BCT, để có thể dự kiến một số viễn cảnh tiến thoái lưỡng nan của Hà Nội, tùy thuộc vào áp suất tổng hợp như:

a)    Hà Nội chọn bước lùi chiến lược và an toàn theo kiểu Miến Điện;

b)   Hà Nội giương bắp thịt cùng sức mạnh bạo lực và tự cô lập theo kiểu Bắc Triều Tiên;

Cả hai hướng vừa kể (gỡ bỏ hoặc giữ nguyên điều 4 HP) đều có thể coi là “thời cơ vàng” của phe dân chủ, bởi họ có được lý cớ tốt nhất để chính thức công bố một phong trào đối lập đã chuẩn bị từ trước, và với nỗ lực quốc tế vận của đồng bào hải ngoại tạo hậu thuẫn để ngăn ngừa sự đàn áp, hoặc để dư luận quốc tế công khai công nhận chính nghĩa và sức mạnh của phong trào, thì đó là lúc phe dân chủ chính thức mở màn tiến trình đấu tranh chính trị, hoặc tại nghị trường, hoặc trên đường phố.

Với ngần ấy dữ kiện/dự kiến mà không cần đến tổng cục khống kê, câu hỏi sẽ được đặt ngược lại là:

Lãnh đạo hiện giờ sẽ chọn cách thoát hiểm và phục viên ở trong hay ngoài nước?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here