Sau khi Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn ra đời và thu hút được hàng ngàn chữ ký ủng hộ, 3 bạn trẻ khởi xướng chiến dịch gồm Trang Nhung, Bùi Văn Viễn, và Phạm Lê Vương Các thuộc trường đại học luật TPHCM đã bị phòng Công tác Chính trị và Phòng Đào tạo của trường mời làm việc và buộc viết giải trình về việc khởi xướng bản Tuyên ngôn.
Đoàn Thanh Niên của trường nói hành động của 3 bạn trẻ này là mượn mác sinh viên luật để đánh bóng tên tuổi cá nhân do bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng phiến diện. Bài viết đăng trên báo điện tử của đại học luật TPHCM đả kích việc làm của ba sinh viên khởi xướng cuộc vận động ủng hộ công lý cho Đoàn Văn Vươn là hành động sai trái, đi ngược lại đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước. Xin nhắc lại, phiên xử tại Hải Phòng đã diễn ra trong sự bất bình cao độ của công luận. Tài sản vun đắp nhiều năm ròng từ sức lao động chân chính của người nông dân trong phút chốc bị cán bộ nhà nước san bằng thành đống nát vụn.
Sáu nông dân dùng võ khí bảo vệ đất trước sự cưỡng chiếm của hàng trăm công an, bộ đội võ trang bị tuyên các bản án tới 5 năm tù giam. Năm quan chức ra quyết định cưỡng chế phi pháp gây nên tiếng súng Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) hầu hết lãnh án treo. Đó là kết cục vụ tranh chấp đất giữa nhà nước và nhân dân được mệnh danh là “Vụ án Đồng Nọc Nạn thời đại xã hội chủ nghĩa”.
Những người quan tâm bị an ninh sách nhiễu, bắt bớ, ngăn cản không cho tới trước cổng tòa.
Những ai lên tiếng ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn bị gây áp lực, bôi nhọ, hay đe dọa mà trường hợp của nhóm sinh viên Đại học Luật TPHCM mới đây là một điển hình.
Theo tin từ gia đình của các Thanh Niên Yêu Nước cho biết, Tòa án CSVN tại Vinh đã thông báo phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra vào lúc 7:30 sáng ngày 24 tháng 4 năm 2013.
Trong phỉên xử phúc thẩm lần này có 8 người kháng án gồm các anh: Hồ Đức Hòa, Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Cương, Trần Minh Nhật và Nông Hùng Anh.
Anh Đặng Xuân Diệu đã phủ nhận toàn bộ bản cáo trạng. Anh đã viết đơn yêu cầu điều tra lại, thay vì kháng án. Điều này đã làm cho VKS, bù nhìn của đảng, giận dữ, không cho anh kháng án.
Còn lại các chị Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và các anh Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Văn Oai và Đặng Vĩnh Phúc đã không kháng án.
Họ đều là những công dân đầy nhiệt huyết, tận tâm phục vụ con người và xã hội, tràn đầy tình yêu đối với đất nước.
Những Thanh Niên Yêu Nước đã bị csVN bắt cóc và giam giữ trái phép từ tháng 8 năm 2011. Họ đã bị cáo buộc tham gia các khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động và lãnh đạo của đảng Việt Tân, vi phạm cái gọi là điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ) của Luật Hình Sự và bị đưa tòa án sơ thẩm xét xử vào 2 ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013 với mức án từ 3 năm đến 13 năm.
Dư luận Việt Nam và quốc tế đã cực lực phản đối bản án dã man của chế độ độc tài csVN đối với các thanh niên yêu nước nói trên. Đã có 28,400 người ký tên vào Bản Lên Tiếng đòi hỏi CSVN phải trả tự do vô điều kiện cho họ. Trong số này có chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên, Hòa Thượng Thích Không Tánh, Cụ Lê Quang Liêm, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng… và rất đông các vị Linh Mục thuộc Giáo phận Nghệ An cũng như các nhà đấu tranh dân chủ.
Các Thanh Niên Yêu Nước này đã can đảm, hy sinh đời sống riêng tư vì mong muốn đất nước thoát khỏi vòng kềm tỏa, thao túng của Trung Quốc, dẫn đến việc mất chủ quyền, độc lập của đất nước. Hành động của họ phải được xiển dương và là mô phạm cho tuổi trẻ Việt Nam ngày hôm nay, để dấn thân cho Sự Thật, Công Lý và Hoà Bình.
Kiên quyết chận đứng chính sách tranh giành biển đảo của Bắc Kinh bằng đạo quân đánh cá, Manila dự trù trừng phạt nặng nề 12 ngư dân Trung Quốc tội « đánh bắt hải sản bất hợp pháp » trong lãnh hải của Philippines.
Xin nhắc lại vào ngày 08/04/2013, một tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc bị mắc cạn trong vùng biển Sulu, một danh lam của Philippines được tổ chức Unesco công nhận là di sản thế giới. Toán 12 ngư dân Trung Quốc lập tức bị cảnh sát biển của Philippines bắt giữ.
Nhóm ngư dân Trung Quốc này giải thích là họ bị « xui xẻo gặp nạn » và đề nghị trả tiền hối lộ cho đơn vị tuần duyên Philippines để được thả. Tuy nhiên, cảnh sát biển Philippines không nhận tiền và đã giải 12 người Trung Quốc này về đảo Palawan để truy tố. Với các tội danh « đánh cá bất hợp pháp và hối lộ », các ngư dân này có thể sẽ bị án 12 năm tù, cộng thêm 300.000 đôla tiền phạt.
Tính từ năm 2002, đây là lần thứ bảy tàu cá Trung Quốc bị Philippines bắt giữ.
Trong chiến lược « cường quốc hải dương » của Bắc Kinh, Trung Quốc đã liên tục xâm phạm ngư trường của Hàn Quốc, tranh giành biển đảo với Nhật Bản và nhiều quốc gia Đông Nam Á mà gần đây nhất là bắn đạn gây cháy một tàu cá Việt Nam ngay trong ngư trường của Việt Nam Theo nhận định của Asia News, hiện nay Nhật Bản và Philippines lên tuyến đầu đối phó với tham vọng của Bắc Kinh. Tuy nhiên không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ trở thành một « đồng minh đáng giá » trong bối cảnh một mặt trận mới mở ra tại châu Á – Thái Bình dương.
Leave a Comment