Cố tình lách luật tạo cơ hội cho doanh nghiệp, gây thất thu thuế hàng nghìn tỉ đồng, được doanh nghiệp lại quả biệt thự triệu đô. Tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng diễn ra cuối năm 2004 dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư Thành ủy Hà Nội . Các cá nhân liên quan gôm cựu Thủ tướng Phan Văn Khải, cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, cựu Bí thứ Thành ủy Nguyễn Phú Trọng, cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hoàng Văn Nghiên, và Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh …
Gần 10 năm sau, hàng nghìn biệt thự bị “phanh” lại khi xin cấp sổ đỏ. Các cơ quan Trung ương và Hà Nội đang đau đầu về vụ truy thu hàng nghìn tỉ tại khu đô thị lớn nhất và sang trọng nhất cả nước – CIPUTRA, ở xã Phú Thượng, huyện Tây Hồ.
Tháng 3 vừa qua, tại Hội nghị toàn quốc về chống thất thu thuế, trường hợp CIPUTRA bị bộ Tài chính nêu đích danh là vụ trốn thuế lớn nhất lịch sử Việt Nam và yêu cầu các cơ quan chức năng sớm điều tra, truy cứu trách nhiệm cá nhân kể cả có cán bộ hiện làm rất to.
Sắp tới Hội nghị Trung ương 7, vụ này là một thách thức đối với ông Nguyễn Bá Thanh, tân Trưởng Ban Nội chính trung ương.
Công bố hai vụ tiêu cực đất đai (một tại Đà Nẵng, một tại Hà Nội), đều hàng nghìn tỉ và liên quan trực tiếp đến người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Ban Nội chính Trung ương phải chăng lây là đòn hiêm đồng chí X ra tay với hai ông Nguyên Phú Trọng và Nguyễn Bá Thanh trước Hội nghị Trung ương 7. Phải chăng đây là chỉ dâu báo hiệu sự chết yêu của Ban phòng, chống tham nhũng Trung ương do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại New York, Hoa Kỳ vừa ra thông cáo báo chí kêu gọi chính quyền Việt Nam phải tận dụng cơ hội vòng đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ sắp diễn ra để trả tự do cho các tù nhân chính trị và cam kết chấm dứt tình trạng truy bức các blogger, những dân oan đấu tranh đòi đất, cũng như những người lên tiếng chỉ trích chính quyền một cách ôn hòa khác.
Thông cáo báo chí của Human Rights Watch với kêu gọi vừa nêu được đưa ra nhân vòng đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ lần thứ 17 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 12.04 này.
Phía Hoa Kỳ cho rằng mục tiêu của các vòng đối thoại nhân quyền giữa hai nước nhằm mang lại những kết quả cụ thể giúp rút ngắn cách biệt giữa các chuẩn mực nhân quyền quốc tế và chính sách cùng thực hành nhân quyền tại Việt Nam.
Theo Human Rights Watch thì trong năm ngoái, Việt Nam kết án tù ít nhất 40 người trong những phiên xử không theo đúng qui trình và chuẩn mực xét xử công bằng của quốc tế. Đáng báo động hơn, chỉ riêng trong sáu tuần lễ đầu năm nay, có thêm ít nhất 40 người bị đưa ra xét xử trong những vụ án chính trị.
Báo cáo về thu, chi ngân sách nhà nước năm 2011 do Kiêm toán nhà nước công bố ngày 10/4 đã chỉ ra một loạt sai phạm về chi tiêu tại các bộ, ngành và địa phương. Cụ thể, theo Tổng kiểm toán nhà nước Đinh Tiến Dũng, có 23/28 địa phương chi vượt ngân sách. Các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư bị dàn trải, phân tán trong khi một số địa bàn lại tập trung quá nhiều dự án dẫn tới hỗ trợ không đúng đối tượng, định mức, không hiệu quả. Ngoài ra, có 18/28 tỉnh, địa phương chi cải cách lương chưa đúng quy định, thậm chí dùng tiền cải cách lương chi giải phóng mặt bằng, chi cho nhiệm vụ khác.
Điều đáng nói mặc dù mắc nhiều sai phạm, nhưng kết quả thực hiện kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, xử lý các vấn đề cơ chế chính sách,…trong năm 2012 đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ hơn 50% .
Vào chiều ngày 11.4.2013, gia đình ông Đoàn Văn Vươn vừa có đơn kháng cáo đối với hai bản án ‘giết người’, ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘hủy hoại tài sản’, ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ do tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng vừa tuyên.
Với vụ ‘hủy hoại tài sản’ ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’, gia đình ông Vươn và ông Quý cho rằng bản án đã có dấu hiệu lọt người, lọt tội đối với bị cáo Lê Văn Hiền, nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng. Ông Hiền bị buộc vào tội danh ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ và chịu mức án 15 tháng tù treo. Gia đinh ông Đoàn Văn Vươn cũng cho rằng bản án sơ thẩm vẫn chưa làm rõ trách nhiệm của 19 lãnh đạo khác ở huyện Tiên Lãng trong vụ án hủy hoại tài sản.
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn cũng cho mức án mà tòa sơ thẩm tuyên với những người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn về tội ‘giết người’ và ‘chống người thi hành công vụ’ là quá cao, không xem xét đến các yếu tố khoa học pháp lý quy định tại Bộ luật hình sự. Theo các bị cáo, hành vi chống đối là ‘phòng vệ chính đáng trong tình thế khẩn cấp’.
Leave a Comment