Kêu gọi trưng cầu dân ý về chế độ chính trị tại Việt Nam

- Quảng Cáo -

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh được trao giải thưởng Netizen của năm 2013

Vào ngày hôm qua 7.3.2013, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, với sự hỗ trợ từ Google, đã trao giải thưởng Netizen của năm 2013 Việt blogger Huỳnh Ngọc Chênh.

Phóng viên Không Biên giới đã chọn các ứng cử viên và hơn 40 000 người sử dụng Internet truy cập trang web YouTube từ khắp nơi trên thế giới. Họ chọn người chiến thắng trên trang You Tube của RSF. Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Paris vào ngày 12 tháng 3 tại văn phòng của Google nhân dịp Ngày Thế giới chống lại kiểm duyệt online.

Huỳnh Ngọc Chênh là một trong những blogger có ảnh hưởng lớn nhất của Việt Nam. Blog của ông thu hút khoảng 15 000 khách truy cập mỗi ngày, mặc dù người đọc phải sử dụng phần mềm để phá vỡ kiểm duyệt để truy cập. Ông Chênh chỉ trích chính phủ và bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Ông tập trung vào các vấn đề dân chủ, nhân quyền và tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhà chức trách đã đe dọa ông nhiều lần vì các bài báo và cảnh sát theo dõi thông tin liên lạc của ông.

- Quảng Cáo -

qua điện thoại từ Sài Gòn Blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho biết: Giải thưởng này tạo một nguồn cảm hứng cho ông cũng như cho tất cả các blogger, nhà báo độc lập ở Việt Nam, những người phải đối mặt với những hạn chế về quyền tự do ngôn luận. Nó thể hiện sự hỗ trợ của cộng đồng thế giới và sẽ làm cho giới Blogger cam đảm hơn trong việc nói lên tiếng của mình và tiếp tục cuộc đấu tranh cho tự do thông tin. Và nó sẽ giúp mọi người bớt sợ hãi và nói ra những gì mình muốn nói.

Việt Nam đang nằm trong danh sách “Kẻ thù của Internet” của Phóng viên không biên giới và đứng thứ 172 trong số 179 quốc gia theo Chỉ số Tự do báo chí thé giới mới nhất. Các blogger và các cư dân mạng khác đang phải đối mặt với đàn áp dữ dội. Thân nhân của họ cũng bị sách nhiễu và bị đe dọa. Các nhà chức trách đã tăng cường các nỗ lực để giám sát và loại bỏ các nội dung “nhạy cảm”. Ngày 09 tháng 1, 14 nhà bất đồng chính kiến – trong đó có 8 blogger và các nhà báo công dân – đã bị kết án tù từ 3-13 năm.

Với 31 blogger và các nhà báo công dân hiện bị cầm tù, Việt Nam là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới cho cư dân mạng sau Trung Quốc và Oman.

- TQ khen ngợi việc thành lập Tam Sa

Vào ngày 06/03/2013, tờ Hoàn cầu Thời báo tại Trung Quốc đã trích lời đương kim Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì hoan nghênh quyết định của chính quyền Bắc Kinh khi cho thiết lập thành phố Tam Sa ngoài Biển Đông vào năm ngoái.

Theo Dương Khiết Trì, đó là một quyết định quan trọng của chính quyền trung ương, sau khi xem xét tình hình trong nước và ngoài nước. Tuyên bố của người mà nhiều nguồn tin cho là sẽ lên chỉ đạo ngành ngoại giao Trung Quốc trong cương vị Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách đối ngoại, dự báo một chính sách cứng rắn của Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông.

Phát biểu trong khuôn khổ một cuộc thảo luận tại Quốc hội Trung Quốc về hoạt động của chính phủ, ông Dương Khiết Trì còn nói thêm là việc thành lập Tâm Sa sẽ mang lại nhiều cơ hội cho việc phát triển và mở cửa tỉnh Hải Nam.

Đơn vị hành chánh mang tên là Tam Sa, trực thuộc tỉnh Hải Nam, đã được nâng lên cấp thành phố vào tháng 07 năm 2012, với nhiệm vụ quản lý ba vùng quần đảo ngoài Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền : Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclefields) và Nam Sa (tức Trường Sa). Trụ sở của thành phố này được đặt trên đảo Vĩnh Hưng (Việt Nam gọi là Phú Lâm) trên quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh cưỡng chiếm của Việt Nam vào năm 1974.

Trong lúc giới lãnh đạo Trung Quốc họp lại tại Bắc Kinh, ngoài Biển Đông, các lực lượng gọi là dân sự của Trung Quốc tiếp tục leo thang thị uy. Theo báo chí Trung Quốc, hôm thứ hai 06/03/2013, lần đầu tiên nước này đã cho trực thăng bay tuần tra trên bầu trời quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, cho đến nay, phía Việt Nam vẫn chưa có giải pháp nào cho vấn đề xung đột chủ quyền tại Biển Đông, ngoài việc trao các công hàm phản đối.

- Kêu gọi trưng cầu dân ý về chế độ chính trị tại Việt Nam

Vào ngày 7.3.2013, Khối 8406, là tập hợp các tiếng nói kêu gọi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam được thành lập từ ngày 8 tháng 4 năm 2006 vừa đưa ra Lời Kêu Gọi vói nội dung chính là cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý được quốc tế giám sát để lắng nghe nguyện vọng của người dân về một chế độ chính trị dân chủ đa đảng tại Việt Nam. Các nhà hoạt động trong khối 8406 nói không thể chỉ sửa chữa mà phải thay thế hoàn toàn bản Hiến pháp hiện hành bảo vệ quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.

Một thành viên trong Ban điều hành 8406, kỹ sư Đỗ Nam Hải, nói về thông điệp chính của Lời Kêu Gọi trưng cầu dân ý:“Trong suốt hơn 67 năm qua kể từ khi ông Hồ Chí Minh đọc lời Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 cho tới nay, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam đã bị thủ tiêu hoàn toàn. Đến nay, họ vẫn cứ ngụy biện dối trá rằng sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam là ‘sự lựa chọn của nhân dân và của lịch sử’. Chúng tôi đưa ra lời kêu gọi này với một thông điệp rất mạnh mẽ rằng nếu họ muốn chứng minh ‘sự lựa chọn của nhân dân và lịch sử’ thì hãy đồng ý để cho nhân dân Việt Nam được thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp.”

Ngoài ra, khối này cũng kêu gọi người Việt trong và ngoài nước ký tên ủng hộ các kiến nghị sửa đổi Hiến pháp gần đây như Bản kiến nghị 7 điểm do giới trí thức đề xướng, Lời Tuyên bố Công dân Tự do xuất phát từ Tuyên bố của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, Thư góp ý sửa đổi Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tuyên bố của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất rằng “Dân chủ là nền tảng phát triển kinh tế, đem lại cơm no ấm áo, hạnh phúc, và tự do cho toàn dân.”

Kể từ khi ra đời đến nay, đã có rất nhiều thành viên trong khối bị sách nhiễu, bắt bớ, và tuyên án tù vì các hoạt động đấu tranh đòi nhân quyền-dân chủ, đa đảng-đa nguyên tại Việt Nam bị Hà Nội cho là “chống phá nhà nước” và “âm mưu lật đổ chế độ”. Một số thành viên 8406 được nhiều người biết đến bị lãnh án tù bao gồm Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý cùng hai luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here