Sách Việt in tranh treo cờ Trung Quốc
Báo Tuổi Trẻ hôm 05/03/2013 đang tải bản tin với nhan đề „Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?“ cho biết sách dành cho trẻ vào lớp 1 có hình cờ Trung Quốc trong tranh vẽ.
Bức tranh vẽ một em bé cùng với một phụ nữ đứng trước một ngôi trường để chỉ ngày đầu tiên bé đi học, nhưng ngay cổng trường lại cắm một lá cờ… Trung Quốc.
Đây là một trong bộ sách “Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1,” được gọi là bộ sách “giới thiệu kiến thức dành cho trẻ bước vào bậc tiểu học.”
Theo báo Tuổi Trẻ, trong bức tranh vẽ ở trang 16 cuốn sách có hình vẽ một ngôi trường. Bạn đọc của báo này ngay lập tức phát giác ra rằng cổng trường học có cắm một lá cờ Trung Quốc.
Bà Bùi Thị Hương, giám đốc nhà xuất bản Dân Trí – đơn vị chịu trách nhiệm xuất bản bộ sách trên, thú nhận rằng đó là sách dịch từ bản quyền mua lại của một “đối tác nước ngoài.”
Tại Sài Gòn mấy ngày qua bùng nổ dư luận ồn ào phản đối bộ sách dành cho trẻ Việt chuẩn bị đi học mang hình vẽ ngôi trường có cắm lá cờ Trung Quốc. Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, cựu trưởng phòng giáo dục mầm non của Sở Giáo Dục Sài Gòn, thì sai sót của nhà xuất bản Dân Trí là “không thể chấp nhận được.”
Ðược biết thêm, công ty Hương Thủy đã mua bản quyền cuốn sách gồm 2 tập, mỗi tập dài 68 trang của hai tác giả người Trung Quốc. Cách đây ít lâu, một sự việc tương tự là bản đồ in trên ấn phẩm văn phòng nhập từ Ðài Loan vào Việt Nam cũng không có các quần đảo Hoàng Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền.
Theo bản tin báo Ðất Việt hôm Chủ Nhật, buổi sáng ngày 1 tháng 3, 2013, Sở VH-TT-DL thành phố Ðà Nẵng cho biết, “480 ấn phẩm có xuất xứ Ðài Loan, in bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị Phòng Nghiệp Vụ Văn Hóa tịch thu.”
Cũng trong dịp Tết vừa qua, nhà cầm quyền thành phố Hải Phòng đã hối hả ra thông cáo thu hồi đèn lồng có in những chữ tương tự.
Những sự kiện nếu trên cho thấy Bắc Kinh đã tìm đủ mọi cách từ chính trị, kinh tế, văn hóa,…để xâm lược VN.
Đảng viên Nguyễn Ngọc Diễm Phượng, sinh ngày 16.10.1982, ngụ tại huyện Bình Chánh – Sài Gòn vừa viết đơn xin ra khỏi đảng ngày 4.3.2013.
Theo như trong đơn, cô Diễm Phượng được kết nạp đảng ngày 18.8.2012.
Lý do xin ra khỏi đảng, theo cô Phượng là vì nhận thấy rằng ĐCSVN hiện nay không còn thể hiện đúng giá trị và bản chất của mình nữa. Đảng ngày mất đi sự tín nhiệm của nhân dân, Đảng chưa phát huy hết quyền làm chủ của nhân dân, quyền lợi chính đáng của nhân dân chưa được Đảng bảo về và tôn trọng. Điển hình như quyền được phát biểu chính kiến của mình, quyền được cung cấp thông tin (đặc biệt là các thông tin trái chiều) đều bị hạn chế. Kể cả việc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm, thể hiện tinh thần yêu nước cũng bị cho là làm trái pháp luật và bị hạn chế.
Đảng chưa thể hiện hết vai trò lãnh đạo của mình, lời nói và hành động của Đảng chưa nhất quán với nhau, sự yếu kém trong quản lý gây ra biết bao hậu quả cho nhân dân gánh chịu, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đời sống nhân dân chưa được nâng cao (đặc biệt là các dân tộc miền núi), các công trình dự án ngày càng xuống cấp trầm trọng. Trong nội bộ Đảng lại có sự tranh giành quyền lực với nhau, và những vấn đề khác đang diễn ra ngoài xã hội khiến tôi phải nghi ngờ và phân vân về con đường cách mạng và lý tưởng của Đảng.
Được biết chị Phượng là người thứ 219 kí tên ủng hộ việc KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
Ngày 27 tháng 2 vừa qua, đaị diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế và các viên chức của Toà đại sứ Hoa kỳ tại Hà Nội gốm các ông Frank Jannuzi, Tham tán chính trị của Đại sứ quán Hoa kỳ Mark Lambert, Viên chức chính trị Michael Orona cùng với 1 thông dịch viên của đaị sứ quán Hoa kỳ đã có cuôc gặp gỡ đặc biệt với 2 nhà hoạt động cho Nhân quyền Dân chủ đối lập là luật sư Nguyễn văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại khách sạn Metropol Hà Nội.
Cuộc gặp gỡ đặc biệt kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ và không có sự hiện diện của công an Việt Nam theo sự yêu cầu của ông Frank Jannuzi.
Theo ông Frank Jannuzi, cuộc gặp gở này nằm trong mục đích chuyến đi để thiết lập và mở rộng kênh đối thoại về Nhân quyền từ các Tổ chức bảo vệ Nhân quyền Quốc tế cũng như là cùng với chính phủ Hoa kỳ đối với Việt Nam và sau đó thì ông có buổi làm việc với cơ quan chính phủ Việt Nam và trong đó cũng sẽ gặp đại diện của các Tổ chức Tôn giáo cũng như những người hoạt động Nhân quyền và Dân chủ đối lập ở tại Việt Nam.
Trong lúc gặp gở giửa ông Frank Jannuzi và 2 nhà dân chủ Bs. Phạm Hồng Sơn và Ls. NVĐài, cả hai bên nhấn mạnh đến vai trò của việc cải thiện Nhân quyền Việt Nam đối với quan hệ Việt Nam và Hoa kỳ và sự lợi ích cho 90 triệu dân Việt Nam cho quan hệ Việt Nam và Hoa kỳ cũng như là đem lại Hoà bình, ổn định và Thịnh vượng chung cho khu vựa Châu Á Thái Bình Dương một khi Việt Nam có Tự do Dân chủ .
Trong phần kết thúc, Bs. PHSơn và Ls.NVĐài nhấn mạnh đến 5 vấn đề là ông Frank Jannuzi cùng Tổ chức Ân xá Quốc tế vá các cơ quan của Quốc hội cũng như là chính phủ Hoa kỳ cần phải nổ lực vận động chính phủ Việt Nam để thực hiện các công việc như:
– trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ ,
– chấm dứt quản chế đối với những người đã mãn án tù,
– chấm dứt sách nhiễu đối với các bloggers và những nhà hoạt động Nhân quyền và Dân chủ đối lập,
– chấm dứt hạn chế đi lại trong nước cũng như ra nước ngoài của các bloggers cũng như những nhà hoạt động Nhân quyền và Dân chủ đối lập
– và điều cuối cùng là cho phép người dân Việt Nam thành lập báo chí tư nhân và thành lập các tổ chức chính trị ngoài đảng Công sản.
Theo Ls. NVĐài thì đây là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam mà đại diện là bộ công an đã chấp thuận cho Luật sư , một người đang chịu án quản chế được phép làm việc với đại diện của một tổ chức bảo vệ Quốc tế một cách riêng biệt .
Phải chăng lúc này cũng là thời điểm Việt Nam chuẩn bị phải được xem xét lại về vấn đề Nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 tới đây, cho nên nhà cầm quyền CS Việt Nam cố gắng cải thiện những hình ảnh rất là xấu của họ về vấn đề Nhân quyền.
Leave a Comment