Chưa ai tiếp xúc được LS.Lê Quốc Quân.
Sau hai tháng bị bắt giữ với cáo buộc trốn thuế, cho đến nay luật sư Lê Quốc Quân vẫn chưa được tiếp xúc luật sư bào chửa và gia đình. Trước đó gần hai tháng, người em trai LS. Quân là ông Lê Đình Quản và là giám đốc công ty VietnamCredit, cũng bị bắt giữ với cáo buộc tương tự.
Bà Nguyễn Thị Trâm, thân mẫu ông Quân cho biết gia đình có làm đơn yêu cầu được gặp và cho luật sư gặp nhưng vẫn biệt vô âm tích. Bà Trâm cũng cho biết là gia đình được phép gửi quà thăm nuôi cho hai ông Quân và Quản nhưng không được gửi trực tiếp và cũng như giá trị không quá 250.000 đồng. Quà phải mua trong căn tin của trại. Muốn mua thứ gì thì ghi giấy và trả tiền. Quà thì họ tự đưa đến.
Luật sư Trần Thu Nam, người nhận bào chữa cho Ls. Quân nói rằng, kể từ ngày ông được cấp giấy chứng nhận bào chữa hôm 22.1, ông đã có kiến nghị được vào gặp ông Quân nhưng chính quyền trả lời rằng chưa có lịch vào gặp khi nào có lịch thì sẽ được thông báo trước.
Ông Nguyễn Phú Trọng nói các “luồng ý kiến” sửa đổi Hiến pháp là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức.
Hết ông Phó giáo sư, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội Nguyễn Thanh Tú đe dọa bỏ điều 4 Hiến pháp thì dân tộc sẽ bị tồn vong.
Ngày thứ Hai 25.2.2013, truyền hình Việt Nam trong chương trình thời sự đã phát bài phát biểu của ông Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng khi làm việc tại tỉnh Phú Thọ vào cùng ngày. Ông nói về các “luồng ý kiến” trong sửa đổi Hiến pháp vừa rồi cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức.
Các ý kiến mà ông gọi là “suy thoái” đó bao gồm đóng góp về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội….
Ông nói: “Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì?”
Việc người đứng ở vị trí cao nhất của Đảng Cộng sản gọi các đóng góp sửa đổi Hiến pháp trên là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức” rõ ràng trái ngược với tuyên bố của đại diện Quốc hội Việt Nam trước khi bắt đầu thu thập ý kiến.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý, người cũng là Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hồi cuối tháng 12/2012 nói: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp”. “Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả.” Ông cũng hứa rằng mọi ý kiến đều sẽ được trân trọng, lắng nghe, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu, tiếp thu và giải trình.
Giữ điều 4 Hiến pháp là gì, nếu chẳng phải là giữ lợi ích bất chính cho một thiểu số người, bất chấp phương hại nặng nề tự do, hạnh phúc của nhân dân, kéo lùi tương lai phát triển của đất nước? Dư luận cho rằng giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức ! Nhiều người còn nhận xét và cho rằng ông Trọng như “trẻ con”.
Mua bán súng lậu ở Việt Nam gia tăng
Theo báo Thanh Niên, từ nhiều năm nay, số người mua bán súng hầu hết là giới giang hồ. Nguồn súng được đưa về Việt Nam, hoặc từ biên giới Trung Quốc hoặc biên giới Cambodia.
Hồ sơ một số vụ án cho thấy, trong khi người Hà Nội thường vượt biên sang Trung Quốc mua súng thì người Sài Gòn có khuynh hướng mua súng qua cổng biên giới Cambodia.
Một số băng đảng từng “làm mưa làm gió” tại Sài Gòn thời gian qua đã bí mật tậu vũ khí từ Cambodia. Chỉ trong hai năm, từ 2005 đến 2007, băng đảng do Huỳnh Văn Hòa, 38 tuổi, cư dân quận Bình Thạnh cầm đầu đã thực hiện không dưới 30 vụ cướp, bắn chết hai người, cướp hàng tỉ đồng.
Một tay cướp khác tên Huỳnh Hữu Nhân, 53 tuổi, cư dân tỉnh An Giang cũng cho biết, đã “khởi đầu nghiệp cướp” bằng cách sang Cambodia mua hai khẩu súng AK giá 400 đô, một khẩu K54 cùng 20 viên đạn giá 200 đô và một quả lựu đạn giá 50 đô. Một số khác trong giới giang hồ còn tiết lộ, loại súng Colt cùng với 5 viên đạn đã được mua với giá 300 đô.
Một tay giang hồ khét tiếng ở quận 4, Sài Gòn cho biết chỉ cần bước sang Cambodia, muốn mua bao nhiêu súng cũng có. Dọc theo đường biên giới Việt Nam-Cambodia, từ Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang… người ta có thể mua súng, dễ dàng như mua một bó rau.
Cũng theo báo mạng VNExpress, các tay “anh chị” ở Sài Gòn đều có súng thủ trong người để “ra tay” khi cần; và các nhóm mua bán mua túy, bảo kê sòng bài, cá độ… hiện nay đều có súng trong người.
Ðáng lo hơn, rất nhiều nhóm thanh niên thường dùng súng làm vũ khí để thanh toán vì hận thù. Gần đây, số thanh niên Hà Nội xài súng thường trong độ tuổi còn rất trẻ, từ 17 đến 22. Họ sẵn sàng nã đạn giết nhau chỉ vì sự ganh tị nhỏ nhoi.
Leave a Comment